Bạc Liêu - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
Có thể bạn quan tâm
Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online |
| |
|
Bạc Liêu5/20/2013 0 Comments Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899, chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1900. Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Bạc liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mêkông qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây. Bạc Liêu từng là vùng đất có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Bạc Liêu cũng nổi tiếng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca dao: “ Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” (Ca dao Việt Nam)
Kinh tếThị trấn Giá Rai, Bạc Liêu Năm 2011, Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế và xã hội tỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 9.826 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2011 đạt gần 25 triệu đồng (tương đương 1.123 USD), Cơ cấu kinh tế gồm khu vực nông nghiệp chiếm 51,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,52% và dịch vụ chiếm 23,78% trong GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2011 thực hiện 5.603 tỷ đồng, chiếm khoảng 25,83% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 9.958 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực 900 ngàn tấn, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng cả năm lên trên 250 ngàn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên 4.356 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 260 triệu USD, chỉ số giá cả năm tăng 16,5%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 18.060 tỷ đồng. Doanh thu du lịch đạt gần 470 tỷ đồng, với khoảng 530 ngàn lượt du khách (Trong đó có khoảng 17.000 lượt khách Quốc tế). chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được cải thiện đáng kể. Trong năm, tỉnh đã tiếp nhận và xúc tiến đầu tư 42 dự án, trong đó đã đồng ý chủ trương đầu tư 25 dự án, với tổng số vốn đăng ký 1.107 tỷ đồng và 225 triệu USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 1.484 tỷ đồng, trong đó, thu trong cân đối 871 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương trong cân đối đạt 2.490 tỷ đồng, bằng 106,9% dự toán, bằng 97,9% so năm 2010. Kết quả giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản khu vực Nhà nước ước thực hiện 2.062/2.155 tỷ đồng, đạt 95,6%. Tổng các nguồn vốn huy động đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó huy động tại địa phương tăng 19%, tổng dư nợ cho vay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng 17%, cho vay trung và dài hạn đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2010[11]. Trong năm 2011, có 78% rác thải đô thị được thu gom, 94% hộ nhân dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó khu vực nông thôn là 54%. Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực, chất lượng thẩm định các đề tài khoa học từng bước được nâng lên, nhiều đề tài, dự án đã đưa vào ứng dụng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng suất lao động trên nhiều lĩnh vực và cải thiện đời sống người dân[11]. Cánh đồng lúa tại xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, Tuy có sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 3.626 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 11,87% so cùng kỳ, trong đó Khu vực nông nghiệp tăng 8,96%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,95% và dịch vụ tăng 14,15% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, sản lượng lương thực, thu ngân sách, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đều có mức tăng trưởng so cùng kỳ. Một số chỉ tiêu được xếp ở vị trí khá so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Tăng trưởng kinh tế ở vị trí 2/22 tỉnh, thành phố. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3/22 tỉnh, thành phố. thu ngân sách 7/22 tỉnh, thành phố. số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng hoạt động và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất so các tỉnh thành trong khu vực[12]. Tháng 12 năm 2012, thực hiện theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2012. Do đó, Sản xuất nông nghiệp về diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch đều tăng trưởng so với cùng kỳ, công tác phòng trừ sâu hại và dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt, nhờ thực hiện tốt các kiểm soát, kiểm dịch nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt và tăng so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp trong 12 tháng tăng 15,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 20,3% so với cùng kỳ, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng tăng 17% so với cùng kỳ. Về tài chính, mặc dù đang trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên nguồn thu trong cân đối tăng chậm, tổng thu trong cân đối ngân sách tăng 19% so với cùng kỳ, thu quản lý qua ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 16,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các mặt công tác Văn hóa - Xã hội và An ninh - Quốc phòng tiếp tục ổn định và giữ vững, công tác thanh tra, tư pháp thực hiện theo kế hoạch đề ra đạt hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tình hình tai nạn giao thông so với tháng trước giảm cả 03 mặt, Về số vụ, số người chết và số người bị thương[14].Đơn vị hành chínhHiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện, trong đó có 63 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 phường, 7 thị trấn và 49 xã.
Văn hóa xã hội
Giáo dục & Y tếKênh Bạc Liêu - Cà Mau, đoạn qua Giá Rai Giáo dục Hệ thống giáo dục của tỉnh Bạc Liêu nhìn chung có nhiều cấp học khác nhau, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Theo thống kê đến ngày 30 tháng 9 năm 2007, Bạc Liêu có 234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long[21]. Sáng ngày 20 tháng 07 năm 2009, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố. Trong đó có 64 trường Mầm non, 154 trường Tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, có 85 trường Trung học, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt và vượt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp lớp 9 ; 81,35% đối tượng từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,10%, trẻ em 11-14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Y tếẢnhTham khảo
Leave a Reply. |
Từ khóa » Vị Trí Bạc Liêu
-
Tỉnh Bạc Liêu - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Bạc Liêu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điều Kiện Tự Nhiên - UBND Tỉnh Bạc Liêu
-
Tỉnh Bạc Liêu - Vụ Kế Hoạch
-
Khí Hậu Tỉnh Bạc Liêu? Vị Trí địa Lý, điều Kiện Tự Nhiên Của Bạc Liêu
-
Giới Thiệu Tổng Quan Về Tỉnh Bạc Liêu
-
Thông Tin Bạc Liêu - Các Tỉnh Miền Tây
-
Tỉnh Bạc Liêu - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Bạc Liêu Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội
-
Bản đồ Hành Chính Tỉnh Bạc Liêu & Thông Tin Quy Hoạch 2022
-
Quy Hoạch Xây Dựng Vùng Tỉnh Bạc Liêu đến Năm 2030, Tầm Nhìn ...