Bác Sĩ đa Khoa Là Gì, Học Mấy Năm, Thi Khối Gì, Ra Trường Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ đa khoa là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Không những giữ một vai trò quan trọng, mà mức thu nhập của bác sĩ ngành này còn rất hấp dẫn.
Tóm tắt nội dung:
- Bác sĩ đa khoa là gì?
- Bác sĩ đa khoa thi khối gì, lấy bao điểm?
- Bác sĩ đa khoa học mấy năm?
- Bác sĩ đa khoa ra trường làm gì?
- Lương của bác sĩ đa khoa
- Hướng dẫn học văn bằng 2 bác sĩ đa khoa
Bác sĩ đa khoa là gì?
Bác sĩ đa khoa là người có năng lực điều trị các chứng bệnh cấp và mãn tính. Họ là người đưa ra chẩn đoán, biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và kê đơn thuốc.
Bác sĩ ở ngành này khác bác sĩ giải phẫu hay bác sĩ chuyên khoa ở chỗ, họ đưa ra các giải pháp điều trị dựa trên sự tiếp cận toàn diện từ thể trạng, môi trường sinh học, tâm lý và xã hội của bệnh nhân. Việc chẩn đoán của bác sĩ đa khoa sẽ dựa trên kết quả kiểm tra của nhiều cơ quan nội tạng chứ không riêng vào một bộ phận cụ thể. Họ được đào tạo để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, không phân biệt tuổi tác, giới tính và mức độ phức tạp của bệnh lý.
Vai trò của một người bác sĩ là vô cùng quan trọng với quốc gia đó, thậm chí là ngoài vùng lãnh thổ. Ở những nước phát triển, vai trò của bác sĩ đa khoa có thể sẽ hẹp hơn hoặc họ chỉ điều trị tập trung vào một số bệnh lý cấp tính, mãn tính nhưng mức độ nguy hiểm tới tính mạng là thấp, hoặc có vai trò chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh và giới thiệu bệnh nhân lên tuyến khác hoặc có thể là người thực hiện tiêm chủng, đưa ra hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
Trong khi đó, ở những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển hoặc vùng nông thôn nghèo thì bác sĩ đa khoa có thể tham gia vào nhiều vai trò hơn. Họ có thể thực hiện cấp cứu những ca khẩn cấp, hộ sinh hoặc tiến hành phẫu thuật ở các bệnh viện lớn.
Nói tóm lại, sinh viên học chuyên ngành bác sĩ đa khoa sẽ được đào tạo toàn diện, thực hiện các công việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, giáo dục sức khỏe, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, đưa ra biện pháp phòng bệnh, tham gia vào công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học,…
Bác sĩ đa khoa thi khối gì, lấy bao điểm?
Như thời gian trước đây, các trường đại học thường chỉ xét tuyển khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hóa) cho chuyên ngành y. Tuy nhiên, hiện nay do phương án tuyển sinh thay đổi, ngoài các khối truyền thống, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo còn mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển.
Sự thay đổi này sẽ giúp thí sinh lựa chọn ban thì phù hợp với năng lực của mình, từ đó cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn.
Các trường đào tạo ngành y thường xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Các cơ sở giáo dục (Đại học, cao đẳng, trung cấp) sẽ tiến hành xét tuyển tổng 3 môn từ cao tới thấp cho tới khi đủ chỉ tiêu. Trong đó, kết quả xét tuyển sẽ dựa trên kỳ thi THPT Quốc Gia. Các trường đại học tuyển chọn bác sĩ đa khoa cũng theo đúng quy chế của Bộ GD&DT.
Ngoài ra, các ngành học y dược thi khối gì? Cũng là câu hỏi được khá nhiều các bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin.
Y Dược luôn là ngành đào tạo trọng điểm của mỗi quốc gia và có đầu vào tương đối cao. Với các trường đại học đào tạo Y top đầu, điểm chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 25 – 29. Còn những trường top dưới, hệ cao đẳng, trung cấp, điểm chuẩn ngành y là 16-18 điểm.
XEM THÊM Danh sách bác sĩ phẫu thuật cột sống giỏi chữa trị tại Hà Nội và tphcm
Bác sĩ đa khoa học mấy năm?
Bác sĩ có nhiệm vụ cứu người, chữa bệnh. Do đặc thù công việc liên quan tới tính mạng con người, nên các sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo liên tục trong vòng 6 năm. Sau khi hoàn thành 6 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng bác sĩ đa khoa. Còn nếu trở thành bác sĩ chuyên khoa, sinh viên sẽ phải theo học thêm 3 năm nữa tại trường thì mới đủ điều kiện hành nghề.
Trong buổi thảo luận kinh tế xã hội diễn ra vào ngày 27/10, Bộ Trưởng Y Tế bà Nguyễn Thị Kim Tuyến đã đề xuất việc có cơ chế đào tạo riêng cho ngành y.
Theo đó, sinh viên theo học bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường Đại Học thì phải có ít nhất 2 đến 3 năm học chuyên khoa. Và để có được chứng chỉ hành nghề, sinh viên phải tham gia cuộc thi toàn quốc. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đầu ra cho ngành bác sĩ.
Sau khi ra trường, để có thể trở thành Bác sĩ chuyên khoa 1, 2 thì cần phải có những điều kiện gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Bác sĩ đa khoa ra trường làm gì?
Để giúp độc giả không còn băn khoăn “học y khoa ra trường làm gì”, chúng tôi xin mách nhỏ bạn một số đầu việc mà sau khi tốt nghiệp các bạn cử nhân y đa khoa sẽ có cơ hội tiếp cận:
- Bác sĩ nội khoa
Bác sĩ nội khoa là người thực hiện các công tác chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh ở bên trong cơ thể. Đối tượng điều trị chủ yếu là người lớn tuổi.
Bác sĩ nội khoa là một trong những việc làm ngành y dễ có cơ hội tìm kiếm nhất. Mức lương của bác sĩ ngành này rơi vào khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng. Bác sĩ đa khoa không những chịu trách nhiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị mà còn làm những công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của trưởng khoa.
Đối với ngành bác sĩ này buộc bạn phải là sinh viên tốt nghiệp hệ đại học, có chứng chỉ chuyên ngành và chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn cần những đức tính như nhiệt huyết, nhanh nhẹn, chịu được áp lực,…
- Bác sĩ ngoại khoa
Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường sẽ có thể làm bác sĩ ngoại khoa tại các bệnh viện, cơ sở y tế và sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc khám, điều trị, tư vấn các bệnh lý về ngoại khoa. Đồng thời, thực hiện các công việc như phẫu thuật (bướu cổ, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư tuyến giáp,…), tham gia hội chuẩn, tổng kết bệnh án, điều chuyển bệnh nhân sang tuyến khác,…
- Bác sĩ răng hàm mặt
Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao và bác sĩ răng hàm mặt đang là nghề nghiệp có nhu cầu và cơ hội cao nhất.
Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường có thể làm bác sĩ răng hàm mặt là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc khám, điều trị và tư vấn các bệnh lý liên quan tới răng hàm mặt, thực hiện các ca phẫu thuật, thủ thuật về răng hàm mặt và những công việc khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Ngoài chuyên ngành này, điều dưỡng cũng là một trong những ngành được nhiều thí sinh ban B quan tâm. Tìm hiểu rõ hơn về ngành học này qua bài viết sau!
Lương của bác sĩ đa khoa
Thông thường, cử nhân chuyên ngành đa khoa sau khi mới ra trường sẽ được nhận mức lương từ 6 tới 8 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm, bạn hoàn toàn có thể deal với mức lượng cao hơn, từ 10 triệu đồng.
Y Dược cũng là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm thông tin xoay quanh ngành này nhé!
Đặc biệt, nếu công tác tại tập đoàn hoặc doanh nghiệp nước ngoài thì mức thu nhập của bác sĩ đa khoa còn khủng khiếp hơn nữa. Bạn sẽ có thể nhận được mức lương từ 30.000 USD tới 35.000 USD/năm.
Hướng dẫn học văn bằng 2 bác sĩ đa khoa
Điều kiện bắt buộc phải có để được xét tuyển văn bằng 2:
- Là thí sinh có quốc tịch Việt Nam, lý lịch bản thân và gia đình trong sạch, rõ ràng, không thuộc đối tượng truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Áp dụng với thí sinh theo học bằng đại học 1 chính quy thuộc những ngành sau: sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ truyền. Những ứng viên ở các ngành này có thể tham gia học văn bằng 2 bác sĩ đa khoa.
- Với trường hợp, ngành học của thí sinh xét tuyển có liên quan tới môn sinh học, hóa học, nhưng tên ghi trên văn bằng không trùng với điều kiện xét tuyển thì thí sinh hoàn toàn có thể yêu cầu hội đồng tuyển sinh xem xét thêm.
Thí sinh muốn thi văn bằng 2 hệ đại học cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện trên.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh ngành bác sĩ đa khoa. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho thí sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề.
Nguyễn Bá VưỡngBác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Bài viết liên quan:
Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi life có tốt không? Lãi suất, giá tiền và lợi ích Học y dược thi khối gì, học mấy năm, chọn nghành nào, ở đâu, ra làm gì? Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam học mấy năm, điểm chuẩn và địa chỉ Hà Nội Bảo hiểm y tế là gì, mua ở đâu? Cách tra mã và thông tin đầy đủ Bác sĩ chuyên khoa 1, 2 là gì, chữa bệnh nào? Điều kiện học, thi tuyểnTừ khóa » đại Học Bác Sĩ Thi Khối Gì
-
Điều Kiện Xét Tuyển Ngành Bác Sĩ đa Khoa - Đại Học Phan Châu Trinh
-
Học Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? Có Những Chuyên Ngành Gì?
-
Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? Điều Kiện Xét Tuyển Và Cơ Hội Việc ...
-
Ngành Y Thi Khối Nào, Thi Môn Gì, Học Trường Nào?
-
Giải đáp Thắc Mắc Ngành Y Thi Khối Nào?
-
Học Môn Gì để Làm Bác Sĩ? Các Khối Thi Vào Ngành Bác Sĩ
-
Muốn Theo Học Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? - .vn
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Y Khoa Là Gì? Thi Khối Nào? - TrangEdu
-
Bác Sĩ đa Khoa Học Mấy Năm? Thi Khối Gì? Cơ Hội Rộng Mở Ra Trường?
-
Ngành Y Khoa: Học Gì Và Làm Gì? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
-
Top 10 Làm Bác Sĩ Thi Khối Nào - Học Tốt
-
Rất Hay: Học Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? Có Những Chuyên Ngành Gì?
-
Khối A Có Ngành Y Không Và Trường Nào Tuyển Sinh Y Dược Khối A
-
Ngành Y Học Cổ Truyền Thi Khối Nào? - .vn