Bác Sĩ Hướng Dẫn Phương Pháp điều Trị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
Có thể bạn quan tâm
1. Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Hệ thần kinh thực vật, hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với các bó sợi thần kinh có mặt ở tất cả các cơ quan. Hoạt động của hệ thần kinh này giúp điều hòa tim mạch, huyết áp, nhịp tim, điều hòa hệ tiêu hóa, thần kinh, niệu dục, thân nhiệt,... Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm bị tổn thương dẫn đến sự mất cân bằng giữa hai hệ thống.
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể
Cũng vì có liên hệ với nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi bị rối loạn thần kinh thực vật, nhiều cơ quan cũng bị rối loạn hoạt động. Trong đó, hoạt động của cơ tim, hệ thống điện tim là ảnh hưởng rõ ràng nhất, làm rối loạn quá trình xung động, truyền tín hiệu điện trong tim và gây rối loạn nhịp tim.
Dưới đây là những triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật thường gây ra:
Hồi hộp, đánh trống ngực không rõ nguyên do
Trạng thái này khá giống với triệu chứng khi căng thẳng, lo âu hoặc bệnh lý tim mạch song đây là triệu chứng thường gặp của rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh cảm thấy nhịp tim mình đập nhanh bất thường giống như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, đồng thời người bệnh cũng thấy luôn hồi hộp, hốt hoảng, sợ hãi.
Khó thở là triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Khó thở
Rối loạn thần kinh thực vật cũng gây ra khó thở, hụt hơi, khiến người bệnh phải gắng sức để thở hoặc phải hít thở sâu mới cảm thấy dễ chịu hơn. Triệu chứng này sẽ tăng lên khi người bệnh đi đến nơi đông đúc, ồn ào.
Đau ngực
Rối loạn thần kinh thực vật gây đau, nóng, rát ở vùng ngực, đôi khi gây ra những cơn đau nhói nghiêm trọng nên thường bị nhầm lẫn với bệnh lý ở tim. Cơn đau xuất hiện bất ngờ sẽ khiến người bệnh cảm thấy căng tức vùng ngực, nghẹt thở.
Chóng mặt
Rối loạn thần kinh thực vật gây choáng váng, chóng mặt, người bệnh đứng không vững như muốn lả đi hay ngất xỉu. Triệu chứng này là hậu quả khi nhịp tim đập quá nhanh, thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp đột ngột.
Tay chân run, vã mồ hôi
Triệu chứng này thường xuất hiện khi hốt hoảng, căng thẳng song cũng là một dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện bất chợt không rõ nguyên do. Triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi, khi hệ thần kinh thực vật giảm kích thích quá mức.
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh luôn trọng tình trạng uể oải, thiếu sức sống dù đã nghỉ ngơi.
Rối loạn thần kinh thực vật gây rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ
Rối loạn thần kinh thực vật cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, tâm trạng lo lắng, bồn chồn vô cớ là nguyên nhân gây mất ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc.
ngoài những triệu chứng trên, rối loạn thần kinh thực vật còn gây một số ảnh hưởng khác như: rụng tóc, da khô bong tróc, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục,... Ở giai đoạn sớm của bệnh, thường triệu chứng còn nhẹ và không kéo dài nên ít người bệnh để ý. Tuy nhiên nếu không điều trị tốt, khi rối loạn ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể luôn luôn trong tình trạng sợ hãi, hoang mang, lo lắng và có thể rơi vào trầm cảm.
2. Chữa dứt điểm rối loạn thần kinh thực vật được không?
Rối loạn thần kinh thực vật thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý ở tim do triệu chứng bệnh khá giống nhau, tuy nhiên đây không phải bệnh cụ thể mà là do dây thần kinh bị kích thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cũng không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, cần điều trị để tránh bệnh chuyển biến nặng và nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Rất khó điều trị dứt điểm rối loạn thần kinh thực vật, để kiểm soát bệnh cần xác định được nguyên nhân và điều trị từ các nguyên nhân này. Nguyên nhân thường gây rối loạn thần kinh thực vật là đường huyết cao ở người đái tháo đường, triệu chứng của bệnh Parkinson,... Tuy nhiên có nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân, khi đó sẽ điều trị để kiểm soát triệu chứng.
Rối loạn thần kinh thực vật có thể phải điều trị bằng thuốc
Khi triệu chứng bệnh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các thuốc giảm nhẹ triệu chứng như: thuốc an thần nhẹ, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh thần kinh thực vật,... Bên cạnh điều trị bằng thuốc, sẽ cần kết hợp với phương pháp vật lý, thể dục để phục hồi chức năng hệ thần kinh thực vật hiệu quả hơn.
Trong dân gian có nhiều phương pháp trị liệu hiệu quả với chứng rối loạn thần kinh thực vật như: xông hơi, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,... Khi điều trị tích cực, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng và tiến triển bệnh hiệu quả.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn thần kinh thực vật cũng cần có biện pháp phòng ngừa sớm để ngăn ngừa khởi phát hoặc làm chậm quá trình diễn biến bệnh bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe. Các bệnh lý này bao gồm: đái tháo đường, suy giáp, ung thư, bệnh Parkinson, các bệnh lý di truyền,...
Với chứng rối loạn thần kinh thực vật nói riêng và các bệnh tâm lý nói chung, các chuyên gia khuyên rằng mỗi người chúng ta cần suy nghĩ tích cực với mọi vấn đề trong cuộc sống, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh. Nên tránh lạm dụng các chất kích thích thần kinh như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc,...
Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật nên tránh xa các chất kích thích thần kinh
Như vậy, rối loạn thần kinh thực vật có thể do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc an thần hay các thuốc điều trị khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Thần Kinh Hệ Giao Cảm Là Gì
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thần Kinh đối Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
So Sánh Hệ Thần Kinh Giao Cảm Và Phó Giao Cảm
-
Tìm Hiểu Hệ Thần Kinh Giao Cảm Là Gì?
-
Đại Cương Và Phân Loại Hệ Thần Kinh Thực Vật - Health Việt Nam
-
Giới Thiệu Về đặc điểm Giải Phẫu, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Cường Giao Cảm Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Chức Năng Hệ Thực Vật Trong Lâm Sàng
-
Tổng Quan Về Thuốc Tác động Trên Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
️ Thuốc Tác Dụng Trên Hệ Thần Kinh Thực Vật (P1)