Tổng Quan Về Thuốc Tác động Trên Hệ Thần Kinh Thực Vật
Có thể bạn quan tâm
Trungtamthuoc.com - Hệ thần kinh thực vật có vai trò rất quan trọng, giúp cân bằng và duy trì sự sống, kiểm soát các hoạt động sống như nhịp tim, hô hấp... Khi hệ thần kinh này bị rối loạn, sẽ khiến cơ thể rơi vào nhiều tình trạng bệnh lý, điển hình như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp... Các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật nhằm thiết lập lại cân bằng trong hệ thần kinh thực vật.
1 Thần kinh thực vật là gì?
Thần kinh thực vật là một phần của hệ thống thần kinh có liên quan tới nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (như các mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, phổi, tim, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt…). Hệ thần kinh này còn được gọi với cái tên hệ thần kinh tự chủ, hoạt động một cách tự động mà con người không kiểm soát được, không tuân theo ý muốn của con người.
Hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ nhỏ với chức năng trái ngược nhau: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Trái ngược ở đây không có nghĩa là đối kháng mà chúng bổ sung cho nhau, tạo nên sự cân bằng trong cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với hoạt động sống. Hệ thần kinh giao cảm được cấu tạo bởi các sợi trước hạch và sau hạch. Sợi trước hạch tiết ra acetycholin, sợi sau hạch tiết ra noradrenalin.
Khi tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, hệ thần kinh thực vật sẽ hoạt hóa các quá trình trong cơ thể thông qua việc hoạt hóa hay ức chế hệ giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh thực vật là yếu tố quan trọng để duy trì cân bằng trong cơ thể thông qua cơ chế điều chỉnh huyết áp, cân bằng nước điện giải và nhiệt độ cơ thể.
Hệ thần kinh thực vật khá rộng lớn và liên quan đến hầu hết chức năng của cơ thể nên các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng hệ này là khá đa dạng.[1]
2 Phân loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật có vai trò rất quan trọng, giúp cân bằng và duy trì sự sống, kiểm soát các hoạt động sống như nhịp tim, hô hấp... Khi hệ thần kinh này bị rối loạn, sẽ khiến cơ thể rơi vào nhiều tình trạng bệnh lý, điển hình như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp...
Các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật nhằm thiết lập lại cân bằng trong hệ thần kinh thực vật. Các thuốc này được phân làm hai nhóm chính: thuốc tác dụng trên hệ adrenergic và thuốc tác dụng trên hệ cholinergic.
- Thuốc tác động lên hệ adrenergic: Bao gồm kích thích hệ adrenergic (kích thích trực tiếp α,β - adrenergic, kích thích trực tiếp α1, α2, kích thích trực tiếp β, kích thích gián tiếp), các thuốc ức chế adrenergic.
- Thuốc tác dụng lên hệ cholinergic: thuốc kích thích hệ cholinergic và thuốc ức chế hệ cholinergic.
3 Thuốc tác dụng trên hệ adrenergic
3.1 Thuốc kích thích hệ adrenergic
Thuốc kích thích hệ adrenergic hay còn được gọi là thuốc cường giao cảm, chúng thể hiện tác dụng thông qua các phương thức sau đây:
- Trực tiếp: Kích thích trên receptor của hệ adrenergic.
- Gián tiếp: Tăng lượng cathecholamin của hệ adrenergic tại synap thần kinh.
Những thuốc này có tác dụng giống như adrenalin và noradrenalin.
3.1.1 Thuốc kích thực trực tiếp α,β - adrenergic
Bao gồm: Adrenalin, Noradrenalin, Dopamine.
Tác dụng:
- Khi kích thích hệ α - adrenergic gây kích thích thần kinh trung ương, co mạch ngoại vi, co cơ tia mống mắt, co cơ vòng tiết niệu.
- Kích thích hệ β - adrenergic gây kích thích tim, làm tim đập nhanh, mạnh. Đồng thời gây giãn cơ trơn (hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, mạch tạng), tăng phân hủy glycogen, lipid.
Chỉ định: Một số chỉ định của nhóm thuốc này có thể kể đến như:
- Chống sốc.
- Cấp cứu ngừng tim đột ngột.
- Quá liều thuốc phong bế hạch.
- Quá liều thuốc hủy phó giao cảm.
3.1.2 Kích thích trực tiếp α1
Bao gồm: Heptaminol, Phenylephedryl, Xylometazoline, PPA.
Tác động trực tiếp trên α1, do đó nó có tác dụng gây co mạch mạnh và kéo dài hơn so với Adrenalin. Thuốc làm tăng lực co bóp của cơ tim nhưng ít ảnh hưởng tới nhịp tim.
Các thuốc nhóm này không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Chỉ định: Chủ yếu được sử dụng để điều trị hạ huyết áp đột ngột.
3.1.3 Kích thích trực tiếp α2
Điển hình là Methyldopa.
Thuốc kích thích thụ thể α2 ở thần kinh trung ương dẫn đến ức chế giao cảm ngoại biên gây hạ huyết áp. Thuốc được chứng minh là có khả năng giảm huyết áp ở cả tư thể đứng và tư thể nằm. Thuốc không ảnh hưởng đến cung lượng tim và tần số tim. Một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng nhịp tim chậm lại.
Thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc có thể phối hợp với các thuốc khác để tăng tác dụng hạ huyết áp. Thường kết hợp với các thuốc lợi tiểu thiazid hoặc có thể kết hợp với các thuốc chẹn beta giao cảm.
Đặc biệt, Methyldopa là thuốc điều trị đầu tay cho phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp.
3.1.4 Kích thích trực tiếp β
Không chọn lọc: Isoprenalin.
Tác dụng:
- Thuốc có tác dụng giãn cơ trơn như cơ trơn phế quản, cơ trơn dạ dày ruột, cơ trơn tử cung.
- Tác dụng lên beta-1, kích thích tim, tăng sức co bóp của cơ tim.
Chỉ định: Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:
- Block tim.
- Trụy tim mạch.
- Co thắt phế quản khi gây mê.
- Suy tim, ngừng tim.
Tác dụng không mong muốn: Khi dùng thuốc dạng ít, rất hiếm khi gặp các tác dụng không mong muốn nặng. Hầu như các tác dụng ngoại ý nếu gặp sẽ giảm nhanh khi ngừng thuốc.
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp trên lâm sàng đã được ghi nhận như sau:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực, bồn chồn, lo lắng.
- Chóng mặt, đau đầu.
Chọn lọc β2: Salbutamol.
Các thuốc chọn lọc trên beta-2 có tác dụng gây giãn cơ trơn như hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, sinh dục, mạch tạng. Do đó thường chỉ định trong điều trị hen phế quản.
Salbutamol có các dạng bào chế sau: viên uống, dung dịch khí dung, dung dịch tiêm.
Tác dụng khôn mong muốn: Tùy theo đường dùng thuốc mà các tác dụng phụ gặp phải có thể sẽ khác nhau. Nhìn chung, thuốc được dung nạp khá tốt và ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng ngoại ý có thể gặp phải khi sử dụng thuốc:
Thường gặp: run, bứt rứt.
Ít gặp:
- Tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ.
- Buồn nôn, suy nhược, chóng mặt.
- Hiếm gặp: Nổi mề đay, phù mạch, nổi mẩn.
3.1.5 Thuốc kích thích gián tiếp
Điển hình: Ephedrine.
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
- Dự phòng co thắt phế quản trong hen phế quản.
3.2 Thuốc ức chế hệ adrenergic (thuốc hủy giao cảm)
Là những thuốc có tác dụng ngăn cản một số tác dụng khi kích thích hệ giao cảm hoặc hạn chế tác dụng của cường giao cảm. Thuốc ức chế trực tiếp receptor adrenergic hoặc gián tiếp làm giảm lượng cathecholamin ở synap thần kinh của hệ adrenergic.
3.2.1 Thuốc ức chế β - adrenergic
Bao gồm: Propranolol, Acebutolol.
Nhóm thuốc này làm giảm hoạt động của tim: giảm sức co bóp cơ tim, giảm nhịp tim, giảm dẫn truyền, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim nên có tác dụng chống loạn nhịp tim.
Làm tăng co cơ trơn khí phế quản, cơ trơn tiêu hóa. Làm tăng tiết dịch khí phế quản, dịch tiêu hóa.
Ức chế phân hủy glycogen, làm giảm chuyển hóa, ức chế tác dụng gây tăng đường huyết của cathecholamin.
Chỉ định: Thuốc được sử dụng trong các điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim do cường giao cảm, sau nhồi máu cơ tim, tăng nhãn áp…
3.2.2 Thuốc ức chế trực tiếp α - adrenergic
Không chọn lọc: Phentolamine.
Nhóm thuốc này gặp nhiều tác dụng không mong muốn hơn nhóm ức chế chọn lọc trên α1.
Thuốc ức chế chọn lọc α1 - adrenergic: Prazosin, Terazosin.
Ức chế α1 nên gây giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp.
Giãn cơ trơn tuyến tiền liệt do đó làm tăng lượng nước tiểu ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Giảm cholesterol toàn phần.
3.2.3 Thuốc ức chế gián tiếp hệ adrenergic
Điển hình: Reserpin.
Llàm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác, dẫn đến giảm huyết áp, tim đập chậm và ức chế hệ thần kinh trung ương.[2]
4 Thuốc tác dụng trên hệ cholinergic
4.1 Kích thích hệ cholinergic
Là những thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên receptor của hệ cholinergic hoặc gián tiếp làm giàm lượng acetylcholine ở synap thần kinh của hệ cholinergic.
Kích thích trực tiếp hệ M và N: Acetylcholine, Betanechol, Metacholin.
Biểu hiện tác dụng trên hệ M rõ hơn trên hệ N:
- Trên hệ M: gây co cơ vòng mống mắt, co cơ trơn (tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp), tăng tuyến ngoại tiết, giảm hoạt động của tim.
- Trên hệ N: kích thích thần kinh trung ương, co cơ vân.
Chỉ định: Thường sử dụng điều trị các tường hợp liệt ruột, táo bón, trướng bụng, khó tiêu…
Kích thích trực tiếp trên hệ M: Pilocarpine.
Sử dụng trong điều trị glaucoma, giãn đồng tử, co thắt mạch ngoại vi, giảm chức năng ngoại tiết…
Thuốc kháng cholinergic: Neostigmine.
Thuốc kích thích hệ N: Nicotin.
4.2 Thuốc ức chế hệ cholinergic
Là những thuốc có tác dụng ức chế trực tiếp trên các receptor của hệ cholinergic hoặc gián tiếp làm giảm lượng acetylcholine ở synap thần kinh của hệ cholinergic.
Thuốc ức chế hệ M: Atropine, Scopolamine.
Gây giãn cơ vòng => giãn đồng tử, giãn cơ trơn khí phế quản, tiết niệu, tiêu hóa, giảm tuyến ngoại tiết. Bình thường thuốc không ảnh hưởng tới tuần hoàn nhưng khi dùng liều cao hoặc hệ tuần hoàn bị ức chế do cường phó giao cảm thì Atropine phong bế hệ M, làm tim đập nhanh, mạnh, co mạch và tăng huyết áp.
Chỉ định: Thường được chỉ định trong điều trị tăng nhãn áp, bí tiểu, cảm giác khô miệng do giảm tiết nước bọt.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Joshua A. Waxenbaum, Vamsi Reddy, Matthew Varacallo (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Anatomy, Autonomic Nervous System, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
- ^ Tác giả: Khashayar Farzam, Ariel Kidron, Anand D. Lakhkar (Ngày đăng: ngày 18 tháng 7 năm 2021). Adrenergic Drugs, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
Từ khóa » Thần Kinh Hệ Giao Cảm Là Gì
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thần Kinh đối Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
So Sánh Hệ Thần Kinh Giao Cảm Và Phó Giao Cảm
-
Tìm Hiểu Hệ Thần Kinh Giao Cảm Là Gì?
-
Đại Cương Và Phân Loại Hệ Thần Kinh Thực Vật - Health Việt Nam
-
Giới Thiệu Về đặc điểm Giải Phẫu, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Cường Giao Cảm Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Chức Năng Hệ Thực Vật Trong Lâm Sàng
-
️ Thuốc Tác Dụng Trên Hệ Thần Kinh Thực Vật (P1)
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Phương Pháp điều Trị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật