Bác Sĩ Nội Trú Là Gì? Học Bác Sĩ Nội Trú Có Lương Không?

Nội dung
  • Bác sĩ nội trú là gì?
  • Điều kiện cần và đủ để được dự thi Bác sĩ nội trú.
  • Kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú diễn ra như thế nào?
  • Đặc điểm của hệ Bác sĩ nội trú
  • Những trường đại học Y dược nào tuyển sinh Bác sĩ nội trú?
  • Những đặc quyền được nhận khi là Bác sĩ nội trú.
  • Học bác sĩ nội trú có lương không?

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho các sinh viên Y khoa chính quy đã hoàn thành xong hệ Đại học và mong muốn học lên cao hơn. Khái niệm này nghe thì khá xa lạ đối với người ngoài ngành nhưng với các sinh viên Y khoa thì ngược lại. Sinh viên Y dược không những hiểu rõ bác sĩ nội trú là gì mà còn mơ ước thi đỗ chương trình đào tạo này. Nói bác sĩ nội trú là giấc mơ của tất cả sinh viên Y khoa cũng không hề điêu chút nào!

Khái niệm Bác sĩ nội trú.

Sau khi các sinh viên Y khoa hoàn thành chương trình đào tạo Đại học dài 6 năm và ra trường thì họ có nhiều lựa chọn học cao lên bằng cách thi Cao học hoặc Bác sĩ nội trú với điều kiện họ dưới 27 tuổi, chưa từng bị kỷ luật hoặc đình chỉ trong quá trình học tập và phải là sinh viên Y khoa chính quy. Việc thi đỗ chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú được đánh giá là khó hơn rất nhiều so với thi đỗ Cao học.

Mỗi một sinh viên Y khoa chính quy chỉ được dự thi kỳ thi Bác sĩ nội trú duy nhất 1 lần trong đời, nếu thi trượt họ chắc chắn không có cơ hội thứ 2. Các bác sĩ đầu ngành, giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của ngành Y Việt Nam hầu hết đều có xuất phát điểm từ bác sĩ nội trú.

Sau khi thi đỗ vào chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú, các sinh viên sẽ được đào tạo liên tục trong 3 năm. Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, học viên được trao cho 2 tấm bằng là bằng Thạc sĩ y khoa và bằng Bác sĩ nội trú. Chương trình học nội trú được đánh giá có độ khó cao và khá nặng nề, bạn cần phải vô cùng kiên trì và nỗ lực rất nhiều thì mới đạt kết quả như mong muốn.

Hai chữ “nội trú” ban đầu có nghĩa là người bác sĩ phải sống, sinh hoạt làm việc luôn tại bệnh viện. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các bác sĩ nội trú không cần tuân thủ những quy định khắt khe về nơi ăn ở, họ có thể sống bên ngoài chứ không nhất thiết phải sống trong khuôn viên bệnh viện. Xem thêm:

  • BST ống nghe y tế chất lượng âm thanh đỉnh cao, giá tốt nhất

Điều kiện cần và đủ để được dự thi Bác sĩ nội trú.

Vì là chương trình đào tạo chất lượng tốt và được đánh giá rất cao. Đồng thời số lượng thí sinh vượt qua được kì thi là rất thấp so với số lượng thí sinh đăng kí dự thi. Nên kì thi Bác sĩ nội trú có rất nhiều yêu cầu để giới hạn số thí sinh được phép tham dự. Trong đó phải kể đến một vài yêu cầu như sau:

  • Các môn trong kì thi nội trú phải có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên.
  • Môn đăng ký chuyên ngành phải đạt 8.0 trở lên.
  • Tốt nghiệp đạt loại Khá trở lên.
  • Có phẩm chất đạo đức, rèn luyện tốt.
  • Học viên đăng ký dự thi phải đảm bảo đủ sức khỏe để học tập theo quy định và hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp bác sĩ hệ chính quy có ngành học tương ứng với ngành đăng ký dự thi. Năm tốt nghiệp chính là năm được quyền đăng ký tham dự thi nội trú.
  • Trong quá trình học tập tại trường đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Điều kiện để đăng ký tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú là rất khắt khe do đó nếu các sinh viên có ước mơ được trở thành bác sĩ nội trú, thì nhất định các em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, rèn luyện ngay từ những ngày đầu tiên trên giảng đường đại học và phải liên tục phấn đấu trong suốt sáu năm học để đạt đủ điều kiện dự thi.

Kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú diễn ra như thế nào?

Sau khi đủ điều kiện đăng ký dự thi Bác sĩ nội trú. Sau thời gian ôn tập vất vả thì các thí sinh sẽ bước vào kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời sinh viên y-Kỳ thi tuyển Bác sĩ nội trú. Kỳ thi sẽ diễn ra như sau:

Quy trình diễn ra kỳ thi Bác sĩ nội trú.

– Hình thức thi: thi trắc nghiệm, 90 phút/môn thi.

– Số lượng môn thi: 04 môn, trong đó:

  • Môn thi thứ nhất và môn thi thứ 2 là môn chuyên ngành. Hai môn thi này thay đổi tùy thuộc vào chuyên ngành mà các thí sinh đăng ký dự tuyển.
  • Môn thi thứ 3: là môn cơ sở (đề tổng hợp kiến thức của 4 môn y học cơ sở: Sinh lý học; Giải phẫu; Hóa sinh y học và Sinh học di truyền)
  • Môn thi 4: ngoại ngữ, thí sinh được lựa chọn một trong các môn: tiếng Anh, Pháp, Trung. Đề thi tương đương với trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Với những thí sinh đã có các chứng chỉ tiếng anh trước đó theo chuẩn chương trình có thể được miễn thi và chuyển sang điểm tương ứng.

Đặc điểm của hệ Bác sĩ nội trú

Hiện nay, thời gian để đào tạo bác sĩ nội trú là 3 năm. Thời gian học 24/24 giờ và 7 ngày trong một tuần.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú tốt nhất những quy định mà học viên phải tuân thủ bao gồm:

  • Các học viên phải trú tại bệnh viện 24/24 giờ.
  • Tham gia theo dõi bệnh nhân, chữa trị, thực hiện các tiểu phẫu, phẫu thuật tại các khoa phòng.
  • Các học viên luôn hỗ trợ các đồng nghiệp về chuyên môn.
  • Hàng ngày cần báo cáo trực, báo cáo giao ban nội trú.
  • Các học viên cần Tham gia giảng lâm sàng, hỗ trợ giảng tiền lâm sàng cho sinh viên y khoa theo sự phân công của bộ môn.
  • Để hoàn thành hệ bác sĩ nội trú các học viên cần có tất cả các chứng chỉ trong khóa học. Các chứng chỉ chuyên môn phải đạt từ 7.0 trở lên. Các chứng chỉ hỗ trợ phải đạt từ 6.0 trở lên. Không được phép thi lại.
  • Trước khi tốt nghiệp cần thực hiện nghiên cứu khoa học và các bác sĩ nội trú cần viết luận văn tốt nghiệp và bảo vệ luận văn trước hội đồng khoa học.
  • Thi tốt nghiệp hệ bác sĩ nội trú phần lâm sàng sẽ gồm 3 phần: kiến thức, kỹ năng khám bệnh và kỹ năng thủ thuật.
  • Hoàn thành các yêu cầu riêng về ngoại ngữ.
  • Một số quy định khác: bác sĩ nội trú tại các trường sẽ được giám sát bởi giáo vụ sau đại học của bộ môn trong suốt thời gian học nội trú tại trường.

Những trường đại học Y dược nào tuyển sinh Bác sĩ nội trú?

Tại Việt Nam, tất cả các trường Y dược đều đào tạo Bác sĩ nội trú. Tuy nhiên hai trong những trường có kỳ thi Bác sĩ nội trú được đánh giá cao nhất cả nước đó là Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Mỗi chỉ tiêu tuyển sinh Bác sĩ nội trú của mỗi trường sẽ là khác nhau và khác nhau cả ở những ngành đào tạo.

Chính vì vậy, thí sinh muốn đăng ký dự thi Bác sĩ nội trú ở các trường khác nhau phải tìm hiểu kỹ điều kiện cũng như quy trình tuyển sinh của mỗi trường để tiến hành làm thủ tục cho thích hợp.

Những đặc quyền được nhận khi là Bác sĩ nội trú.

Tuy là kỳ thi khốc liệt và khó khăn, nhưng sau tất cả, những gì các bác sĩ nội trú đạt được lại là những trái ngọt:

  • Học viên được học tập theo một chương trình đào tạo chất lượng cao với mục tiêu đào tạo nhân lực hàng đầu cho ngành y tế. Tất cả những điều kiện thuận lợi nhất sẽ được nhà trường ưu tiên dành cho học viên của khóa học Bác sĩ nội trú.
  • Quá trình học tập của học viên liên tục và không bị gián đoạn. Thời kỳ tuổi trẻ là thời gian học tập, tiếp thu kiến thức tốt nhất, nên em sẽ có thể tiếp thu được khối lượng kiến thức đầy đủ và đạt hiệu quả cao.
  • Học viên sẽ có điều kiện phát triển chuyên ngành mình theo đuổi nhanh, tay nghề được nâng cao do được đào tạo bởi các bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trên cả nước.
  • Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được nhận song song 2 bằng: Bằng Thạc sĩ và bằng Bác sĩ nội trú tương đương với bác sĩ chuyên khoa I. Một bác sĩ bình thường cần ít nhất 5 năm để có thể có bằng chuyên khoa I, nhưng bác sĩ nội trú chỉ cần 3 năm đã thực hiện được, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • Khi đã có tấm bằng Bác sĩ nội trú thì cơ hội được làm việc tại các tuyến y tế tỉnh và trung ương được mở rộng hơn rất nhiều. Hiện nay, một vài bệnh viện tuyến trung ương chỉ tuyển bác sĩ nội trú như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,…
>>> Tham khảo ngay BST ống nghe bác sĩ âm thanh tốt, giá phải chăng

Học bác sĩ nội trú có lương không?

Hiện nay các trường có chương trình bác sĩ nội trú đều thu học phí. Như vậy học bác sĩ nội trú không có lương và Bộ Y tế có hỗ trợ cho mỗi bác sĩ nội trú khoảng 220.000đ/tháng, bệnh viện hỗ trợ thêm khoảng 200.000đ/ tháng và các bác sĩ nội trú không có thêm bất cứ khoản thu nhập nào.

Tuy nhiên, có những học viên được nhận học bổng (hoặc hưởng chế độ theo quy định của cơ quan cử đi học còn được gọi là vừa làm vừa học được hưởng trợ cấp tương đương với bậc ĐH theo thang lương nhà nước.

Bác sĩ nội trú là ước mơ của mọi sinh viên y khoa tuy nhiên đây là con đường chông gai và khó khăn nhất. Có thể bác sĩ nội trú không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công trong lĩnh vực y tế tuy nhiên đây là là con đường ngắn nhất đưa các bác sĩ đến đỉnh cao của sự thành công trong nghề y.

Một kỳ thi khó khăn, gian nan nhưng đổi lại gặt hái được rất nhiều thành công. Không ngoa khi nói rằng: Mục tiêu cuối cùng mà sinh viên y khoa muốn đạt được là Bác sĩ nội trú. Hi vọng qua bài viết này, các em sinh viên đang và sẽ theo đuổi ngành y dược sẽ đề ra mục tiêu và quyết tâm chinh phục được kì thi Bác sĩ nội trú.

Từ khóa » Khoa Nội Trú Là Gì