Bác Sĩ Sản Khoa Chỉ Ra Vì Sao Mẹ Bầu Bị Chuyển Dạ Kéo Dài | Medlatec

1. Thế nào là chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ bình thường sẽ xảy ra sau khi thai kỳ kéo dài hơn 9 tháng, với sự xuất hiện bắt đầu là những cơn gò tử cung ngắn kéo dài từ 10 - 15 giây. Ban đầu, những cơn co thắt tử cung này chỉ xuất hiện cách quãng khoảng 10 phút 1 lần, sau đó càng gần lúc sinh thì thời gian diễn ra càng dài và khoảng cách giữa các cơn cũng ngắn hơn.

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé chuẩn bị ra đời. Khi cơn co thắt tử cung này xuất hiện với tần suất trên 3 lần/10 phút cùng với triệu chứng đau bụng dữ dội báo hiệu thời điểm rặn sinh em bé đã đến. Như vậy, chuyển dạ với những cơn co thắt vùng lưng dưới và bụng là vô cùng cần thiết để em bé được đẩy ra khỏi tử cung, vào đường sinh và chào đời.

Thông thường, cơn chuyển dạ đầu tiên sẽ kéo dài từ 12 - 18 giờ tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ. Đến lần sinh con thứ hai trở đi, thời gian chuyển dạ chỉ còn khoảng một nửa so với lần đầu, cơn đau và co thắt cũng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng may mắn trải qua thời gian chuyển dạ nhanh chóng, khi quá trình này kéo dài trên 24 giờ ở lần sinh đầu thì thai phụ đã rơi vào trường hợp chuyển dạ kéo dài.

Chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ ở lần đầu sinh trên 20 giờ

Chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ ở lần đầu sinh trên 20 giờ

Không ít phụ nữ chuyển dạ bình thường ở lần sinh đầu tiên nhưng lần thứ hai, thời gian chuyển dạ kéo dài trên 14 tiếng thì cũng xếp vào nhóm chuyển dạ kéo dài. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thai nhi, bất thường trong cơn co tử cung hoặc do vùng chậu. Bác sĩ cần xác định nhanh chóng nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài này để xem xét phương án thích hợp.

Chuyển dạ càng kéo dài lâu thì thai nhi càng gặp nguy hiểm do ở quá lâu trong bụng mẹ khi mà trẻ đã sẵn sàng mọi thứ để chào đời. Sức khỏe và sự sống của thai có thể bị đe dọa nếu chuyển dạ kéo dài dẫn đến nồng độ oxy thấp, nhiễm trùng tử cung, xuất hiện chất lạ trong dịch ối hoặc nhịp tim của thai bất thường.

Khi chuyển dạ kéo dài xảy ra, bác sĩ cùng nữ hộ tá sinh đều cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai phụ. Trong trường hợp nguy hiểm hoặc nguy cơ biến chứng, can thiệp hỗ trợ sinh sẽ thực hiện để cứu sống trẻ và giảm đau đớn cho mẹ.

2. Tại sao mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài?

Ba nguyên nhân chính dẫn đến chuyển dạ kéo dài là do vấn đề xương chậu/âm đạo, do thai nhi hoặc do cơn gò yếu. Bác sĩ sẽ xác định nhanh chóng nguyên nhân này để có phương án xử lý thích hợp.

Xương chậu hẹp là nguyên nhân khiến chuyển dạ và sinh nở khó khăn hơn

Xương chậu hẹp là nguyên nhân khiến chuyển dạ và sinh nở khó khăn hơn

2.1. Chuyển dạ kéo dài do vấn đề đường sinh dục hoặc xương chậu

Bất thường về khung chậu như khung chập hẹp, khung chậu giới hạn, khung chậu lệch,... hoặc các khối u ở vùng tiểu chung gây cản trở đường ra của thai như u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài.

2.2. Chuyển dạ kéo dài do thai nhi

Nguyên nhân khá thường gặp khiến mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài hoặc thậm chí không thể sinh thường là do thai nhi phát triển kích thước quá to hoặc vòng đầu quá lớn (ước từ 3.500 gram với con so và từ 4.000 gram với con dạ).

Các ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi trán.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân về phía phần phụ của thai như rau bong non, vỡ ối sớm, rau tiền đạo,...

2.3. Cơn gò yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ, gây xóa mở cổ tử cung. Cơn gò yếu hay không tương hợp sẽ dẫn đến bất thường của xóa mở cổ tử cung.

3. Những đối tượng có nguy cơ bị chuyển dạ kéo dài

Những mẹ bầu sau có nguy cơ cao hơn bị chuyển dạ kéo dài:

3.1. Béo phì

Mẹ bầu bị béo phì thường có kích thước thai nhi lớn hơn bình thường, nhất là đi kèm với cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ khiến sức khỏe thể chất của mẹ yếu hơn. Béo phì cũng khiến mỡ tích tụ nhiều hơn quanh khu vực âm đạo, khả năng giãn nở kém nên quá trình chuyển dạ cũng diễn ra chậm hơn.

Thai phụ bị béo phì có nguy cơ cao bị chuyển dạ kéo dài

Thai phụ bị béo phì có nguy cơ cao bị chuyển dạ kéo dài

3.2. Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng

Không chỉ mẹ bầu béo phì mà những mẹ quá gầy, dinh dưỡng kém trong thai kỳ cũng thường có thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường. Hơn nữa những mẹ này cũng dễ gặp biến chứng sản khoa hơn, hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể.

3.3. Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi

Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 20 - 30 tuổi, việc mang thai lần đầu khi trên 35 tuổi thường khiến mẹ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó nguy cơ chuyển dạ kéo dài hay sinh khó cũng cao hơn.

4. Làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Điều đầu tiên mà mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xảy ra tình trạng chuyển dạ kéo dài là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài.

Tùy vào thể trạng cũng như từng trường hợp chuyển dạ kéo dài, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như:

  • Thay đổi tư thế sinh con: Phù hợp với kích thước và ngôi thai để trẻ dễ dàng được sinh ra hơn.

  • Dùng thuốc giảm đau để tăng sức mạnh tử cung, tăng sức rặn.

  • Đặt kềm, hút chân không để tăng lực đưa em bé ra, thường dùng trong trường hợp nguy cơ biến chứng cao do chuyển dạ tự nhiên.

  • Sinh mổ.

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài

Chuyển dạ kéo dài sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như khả năng sinh ra khỏe mạnh của trẻ. Các mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài, nhất là trong lần sinh đầu tiên cần được động viên tinh thần cũng như biện pháp hỗ trợ sinh phù hợp.

Từ khóa » Khám độ Mở Cổ Tử Cung Có đau Không