Bác Sĩ Trả Lời: đang Uống Kháng Sinh Có Tiêm Phòng Covid-19 được ...
1. Đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không?
Vắc xin Covid-19 đang được sản xuất bởi nhiều công ty, hãng dược phẩm trên toàn thế giới, trong đó phổ biến 1 số loại vắc xin như: Moderna, Pfizer,... Mỗi loại vắc xin sẽ quy định hàm lượng các chất với khả năng tạo miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.
Tiêm phòng vắc xin giúp bạn có miễn dịch với Covid-19
Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể hay những rủi ro khác sau khi tiêm. Với những người cần uống kháng sinh để điều trị bệnh lý thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị trước, trong và sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với các bệnh lý nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần thiết phải dời lịch tiêm chủng để đảm bảo điều kiện sức khỏe hay không.
Ngoài ra, cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin các loại nói chung, bắt buộc phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang dùng. Dựa trên tình hình sức khỏe và thuốc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm chủng hay loại vắc xin phù hợp.
Thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin
Với các bệnh nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh không quá nặng, tình hình sức khỏe tốt thì vẫn nên tiêm phòng, nhất là tiêm mũi 3 nhắc lại. Nếu do bệnh lý nghiêm trọng, nên tập trung điều trị đến khi sức khỏe ổn định thì khi tiêm vắc xin sẽ gặp ít tác dụng phụ nhất, cũng đem lại hiệu quả miễn dịch cao nhất.
2. Các trường hợp cần hoãn tiêm phòng Covid-19
Trước khi tiêm, bác sĩ hoặc nhân viên y tế đều cần khám sàng lọc sức khỏe, những trường hợp đủ điều kiện có thể chỉ định tiêm ngay. Những người có một hoặc nhiều hơn yếu tố phải trì hoãn sẽ được yêu cầu dời lịch tiêm chủng cho đến khi đảm bảo sức khỏe.
Một số trường hợp cần hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19 gồm:
2.1. Những có tiền sử phản vệ độ 3
Phản vệ là tình trạng phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin, nếu đã có tiền sử phản vệ nặng, nhất là sau tiêm vắc xin Covid-19 thì có thể phải trì hoãn tiêm chủng. Người tiêm sẽ được hướng dẫn đến tiêm ở cơ sở y tế đủ khả năng cấp cứu phản vệ, khi đó sẽ đảm bảo được an toàn cho người tiêm, có khả năng xử lý kịp thời nếu có biến chứng nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần tuổi không nên tiêm vắc xin Covid-19
2.2. Người mang thai dưới 13 tuần trở xuống
Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cũng thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng. Các chuyên gia cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng đặc biệt có thể bị phản ứng nặng hoặc ảnh hưởng do tiêm phòng Covid-19. Đối tượng này được hướng dẫn dời lịch tiêm chủng cho đến khi thai nhi trên 13 tuần tuổi và cần đến tiêm cũng như theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
2.3. Người mắc bệnh cấp tính
Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau cũng không đủ điều kiện để tiêm vắc xin Covid-19, nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi hoặc hướng dẫn dời lịch tiêm.
-
Người có thân nhiệt cao, nhiệt độ cơ thể từ 37.5 độ C trở lên.
-
Người có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35.5 độ C.
-
Người có mạch dưới 60 lần/phút hoặc nhanh trên 100 lần/phút.
-
Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao hơn mmHg, huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mmHg hoặc lớn hơn 140 mmHg.
-
Người có nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.
Người mắc bệnh cấp tính nên dời lịch tiêm Covid-19
Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ sức khỏe yếu cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe cẩn thận và theo dõi sát sao sau khi tiêm phòng. Các đối tượng này dễ bị tổn thương hơn do tác dụng phụ của vắc xin.
3. Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng
Chuẩn bị tốt trước và sau khi tiêm chủng covid là cần thiết để rút ngắn thời gian, giảm rủi ro sức khỏe cũng như tạo điều kiện cho cơ thể đạt được khả năng miễn dịch tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý:
3.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng
Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cần lưu ý chuẩn bị:
-
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết bao gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm vắc xin, sổ khám bệnh, đơn thuốc nếu có.
-
Khai báo y tế trước khi đến trung tâm tiêm chủng, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ 5K phòng dịch Covid-19, ăn uống đầy đủ.
-
Chủ động thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe cá nhân, nhất là các thông tin về tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính, thuốc đang sử dụng,...
Nếu có thắc mắc liên quan đến tiêm chủng, bạn cũng có thể hỏi nhân viên y tế để được giải đáp trước khi tiêm.
3.2. Chuẩn bị sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm, cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời nếu gặp phản ứng phản vệ sau tiêm chủng. Sau đó, bạn có thể về nhà và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: mệt mỏi, sốt, đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, đau đầu,... Các phản ứng này cho thấy cơ thể bạn đang tạo miễn dịch với vắc xin nên không nên quá lo lắng.
Cần lưu ý phản ứng nặng sau tiêm Covid-19
Cần lưu ý nếu gặp phải các phản ứng nghiêm trọng sau: tê môi, lưỡi, phát ban, ngứa, thở dốc, khó thở, tắc nghẽn,... Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng này, cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Trên đây, MEDLATEC đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không, nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » đang Cảm Cúm Có Tiêm được Vacxin Covid Không
-
Đang Bị Cúm Có Tiêm Phòng Cúm được Không? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Phòng Vắc Xin COVID-19 (Dành ...
-
[PDF] VẮC-XIN COVID-19 - CAMH
-
9 đối Tượng Cần Trì Hoãn Tiêm Vaccine COVID-19 Của AstraZeneca
-
Đang Mắc Cúm Có được Tiêm Vaccine Phòng Cúm? - VnExpress
-
13 Câu Hỏi Trước Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Thường Gặp Nhất | VNVC
-
Tiêm Phòng Cúm Giảm Nguy Cơ Nhập Viện Và Chăm Sóc đặc Biệt Do ...
-
Đang Bị Sốt Có được Tiêm Vắc Xin COVID-19? | Video AloBacsi
-
Tổng Hợp Các Câu Hỏi Thường Nhận được Về Tiêm Vắc Xin Phòng ...
-
Ho, Sốt Nhẹ Mà đi Tiêm Vắc-xin Covid-19, Về Bị Mệt, Có Nguy Hiểm ...
-
Khi Nào Người Dân được đăng Ký Tiêm Vắc Xin COVID-19?
-
Trẻ Mới Tiêm Vắc Xin Khác, Khi Nào Có Thể Tiêm Vắc Xin Covid-19?
-
[PDF] Chương Trình Tiêm Vắc-xin Và Vắc-xin COVID-19
-
[PDF] Vắc Xin Cúm Rất Quan Trọng Trong Năm Nay