Tiêm Phòng Cúm Giảm Nguy Cơ Nhập Viện Và Chăm Sóc đặc Biệt Do ...
Virus gây bệnh cúm và bệnh Covid-19 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Đại học Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiêm phòng cúm không chỉ giúp giảm nguy cơ nhập viện do Covid-19 mà còn hạn chế khả năng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) khi mắc bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Tiến sĩ Ming-Jim Yang, Đại học Florida (Mỹ) dựa trên hồ sơ của 2.000 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Trong số các bệnh nhân Covid-19 được tiến hành khảo sát, chỉ có hơn 10% người đã được tiêm vắc xin phòng cúm trong năm ngoái. Kết quả, những bệnh nhân đã chủng ngừa cúm có nguy cơ nhập viện và vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn những bệnh nhân chưa tiêm phòng.
Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành các cuộc nghiên cứu để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Song, nhìn vào các nghiên cứu khoa học hiện có, chúng ta có thể thấy được rằng việc tiêm phòng cúm có thể làm gia tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên, kích thích hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I – TP.Hồ Chí Minh, cho biết:
- Tiêm phòng cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng do Covid-19 gây ra.
- Nếu không may bị nhiễm cúm và Covid-19 trong cùng một thời điểm. Tình trạng của người bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Như vậy, dù tiêm phòng cúm không thể giúp ta miễn dịch trước bệnh Covid-19, nhưng có thể bảo vệ ta tránh được một trong hai bệnh.
- Thêm vào đó, nếu không tiêm ngừa cúm mà chẳng may mắc bệnh, người bệnh có thể bị sốt. Sốt trong thời điểm này sẽ khiến người bệnh và những người xung quanh càng thêm lo lắng. Vậy, nếu tiêm phòng cúm vấn đề này sẽ được giải quyết.
Trong khi Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy được kiểm soát tốt nhưng nguy cơ mắc mới vẫn còn hiện hữu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm phòng những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin, đặc biệt là cúm – nguyên nhân gây ra cái chết của 34.000 người tại Mỹ (năm 2018 – 2019), và hàng triệu ca mắc mới tại Việt Nam mỗi năm.
Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm nên được nhắc lại mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa các chủng virus cúm đang lưu hành và các chủng virus cúm hiện có trong vắc xin (Theo ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – Bộ Y tế).
Trẻ em, người lớn, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền là những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng cúm. Các loại vắc xin phòng cúm đang được lưu hành tại Việt Nam cho trẻ em và người lớn có phác đồ tiêm chủng như sau (*):
Vắc xin | Lịch tiêm chủng |
Ivacflu-S (Việt Nam) | Người từ 18 tuổi-60 tuổi:
|
Vaxigrip (Pháp) | Trẻ từ 6 tháng-9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
Influvac (Hà Lan) | Trẻ từ 6 tháng-9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
GC Flu (Hàn Quốc) | Trẻ từ 36 tháng-9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
(*) Tình trạng của các loại vắc xin phòng cúm có thể thay đổi theo từng thời điểm. Liên hệ VNVC để được tư vấn cụ thể.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cúm nói riêng và các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác nói chung, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC có nhiều loại vắc xin cho phòng cúm cho trẻ em và người lớn, với nguồn gốc chất lượng được đảm bảo, giá thành bình ổn ngay cả khi vắc xin khan hiếm hoặc trong mùa dịch. Khi lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại VNVC, khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, được chỉ định tiêm phòng phù hợp, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết trước khi ra về.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC làm việc xuyên trưa không nghỉ, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ. Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin cúm cho gia đình, mời bạn liên hệ số hotline 028 7102 6595, website vnvc.vn hoặc inbox cho fanpage VNVC.
Cập nhật lần cuối: 07:39 22/11/2024 Chia sẻ:BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Phụ nữ nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt!
Mới đây, hai sao nữ của Vbiz là Hari Won và Ninh Dương Lan Ngọc tiết lộ từng phải chống chọi với căn bệnh ung thư cổ...
VNVC về với Long Khánh, nhận đặt giữ hàng loạt vắc xin hot với giá ưu đãi từ ngày 14/11/2020
Một trung tâm tiêm chủng cao cấp “5 sao”, đầy đủ vắc xin không còn là “giấc mơ” với hàng nghìn Bố Mẹ có con nhỏ ở...
VNVC Quy Nhơn nhận đặt giữ vắc xin: “bức tường thành” giúp người dân phòng chống dịch bệnh
Theo Bộ Y tế, dịch bạch hầu tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang diễn biến phức tạp, mưa lũ ở miền Trung làm tiềm ẩn nguy...
Nếu chính thức có vắc xin phòng Covid-19, VNVC sẽ sớm đưa về Việt Nam
Hệ thống tiêm chủng VNVC đã bắt đầu đàm phán với các hãng sản xuất vắc xin lớn trên thế giới để sớm mang về Việt Nam,...
VNVC Sơn Tây nhận đặt giữ vắc xin, bảo vệ người dân tốt hơn trong mùa dịch
Bộ Y tế khuyến cáo, nguy cơ dịch bệnh Covid-19 vẫn còn thường trực, nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn đang hoành hành tại nhiều địa phương,...
Từ khóa » đang Cảm Cúm Có Tiêm được Vacxin Covid Không
-
Đang Bị Cúm Có Tiêm Phòng Cúm được Không? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Phòng Vắc Xin COVID-19 (Dành ...
-
[PDF] VẮC-XIN COVID-19 - CAMH
-
9 đối Tượng Cần Trì Hoãn Tiêm Vaccine COVID-19 Của AstraZeneca
-
Đang Mắc Cúm Có được Tiêm Vaccine Phòng Cúm? - VnExpress
-
13 Câu Hỏi Trước Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Thường Gặp Nhất | VNVC
-
Đang Bị Sốt Có được Tiêm Vắc Xin COVID-19? | Video AloBacsi
-
Tổng Hợp Các Câu Hỏi Thường Nhận được Về Tiêm Vắc Xin Phòng ...
-
Ho, Sốt Nhẹ Mà đi Tiêm Vắc-xin Covid-19, Về Bị Mệt, Có Nguy Hiểm ...
-
Bác Sĩ Trả Lời: đang Uống Kháng Sinh Có Tiêm Phòng Covid-19 được ...
-
Khi Nào Người Dân được đăng Ký Tiêm Vắc Xin COVID-19?
-
Trẻ Mới Tiêm Vắc Xin Khác, Khi Nào Có Thể Tiêm Vắc Xin Covid-19?
-
[PDF] Chương Trình Tiêm Vắc-xin Và Vắc-xin COVID-19
-
[PDF] Vắc Xin Cúm Rất Quan Trọng Trong Năm Nay