Bậc Tam Cấp Là Gì? Cách Tính Kích Thước Bậc Tam Cấp Chuẩn Xác Nhất
Có thể bạn quan tâm
Với kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất nhà ở, biệt thự hơn 10 năm, TQM tự tin sẽ giúp bạn hiểu rõ được cách tính bậc tam cấp một cách chính xác nhất.
Bậc tam cấp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu, và trở thành một phần cấu tạo chính của nhà phố, biệt thự, chung cư, … Chúng không chỉ xuất hiện ở công trình dân dụng, mà ngay cả các công trình đô thị, công cộng cũng sử dụng. Chắc hẳn ai cũng biết về sự phổ biến và cần thiết của bậc tam cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tính bậc tam cấp sao cho hợp phong thủy và hài hòa thiết kế ngôi nhà.
Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp giữ vai trò quan trọng của việc giao thông đi lại trong nhà hay công trình. Vì thế, xây bậc tam cấp phù hợp, đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Đồng thời, còn giúp tăng lên vẻ đẹp, sang trọng và tinh tế của công trình. Do đó, ngay từ giai đoạn thiết kế, các kiến trúc sư đã tính toán cẩn thận kích thước và vị trí đặt bậc tam cấp để dảm bảo sự hài hòa cho tổng thể dự án.
Thực tế, với công trình dân dụng, vị trí bậc tam cấp là nơi nối liền giữa nhà và sân. Đây chính là điểm kết nối giao thông của các hoạt động trong và ngoài ngôi nhà. Cũng có khi, bậc tam cấp là phần nối liền nền nhà và cầu thang dẫn lên các tầng. Với vị trí này, thì bậc tam cấp trở thành bước đệm để đi lên cầu thang. Hoặc là khu vực nối giữa phòng khách và nhà ăn.
Bậc tam cấp đã xuất hiện từ rất lâu và cái tên cũng được người xưa sử dụng dùng để chỉ 3 bậc thềm trước nhà – nơi có lối đi ra vào và lên xuống giữa sân với trong nhà. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều công trình bậc tam cấp không còn giữ nguyên số lượng bậc như tên gọi nữa, mà chúng được linh động điều chỉnh theo quy luật “thiên – địa – nhân”, bởi con người chính là một phần trong 3 yếu tố này. Do đó, số bậc cũng tăng thêm như 5, 7 hay 9 bậc.
Vì thế, tên gọi Tam cấp ngày nay chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh.
Xem thêm :
- Tư vấn cách bố trí và thiết phòng khách nhà ống cực đẹp, nhìn là mê!
- Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống rước trọn Tài Lộc, May Mắn
Hướng dẫn cách tính bậc thềm nhà
Trong cách tính bậc tam cấp hiện nay, người ta không dùng từ “cấp” để chỉ số bậc, mà là chỉ loại cấp, ví dụ như nhị cấp, tam cấp, hay tứ cấp … Còn từ “bậc” ám chỉ việc lên xuống của mỗi nấc tam cấp hay nấc cầu thang.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn có thể hình dung về cách phân chia bậc tam cấp theo các ví dụ sau.
- Ví dụ 1: khi bạn đặt sân ngang với bậc 1 của tam cấp (được gọi là tam cấp 1), có nghĩa là bạn phải đào sân lõm xuống để lấy chỗ đặt tam cấp. Và lúc này, bậc tam cấp chỉ còn là 2 cấp, do bậc 1 đã nằm dưới sân. Vì thế, bậc tam cấp này sẽ được gọi là nhị cấp.
- Ví dụ 2: Đặt nhà và bậc tam cấp 3 ngang nhau. Như vậy, lúc này tam cấp cũng chỉ còn 2 cấp và được gọi là nhị cấp (do bậc 3 đã là hiên nhà).
Từ ví dụ này có thể thấy, chỉ có một cách để giữ được đủ 3 bậc của tam cấp đúng với tên gọi của nó, đó là đặt bậc cấp 1 cao hơn sân và bậc cấp 3 thấp hơn nhà.
Hướng dẫn cách cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử
Vì là một phần thuộc ngôi nhà nên bậc tam cấp cũng được nhiều người áp dụng nguyên tắc phong thủy như cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử.
Thực tế, để tính bậc tam cấp theo sinh lão bệnh tử thì bạn cần biết được “sinh” nên đặt ở đâu.
Một số người cho rằng “sinh” được tính vào tam cấp 1, có nghĩa là cấp đầu của tam cấp. Và cứ thế tiếp tục đến cấp 2 là lão, cấp 3 là bệnh, còn nhà là “tử”. Nếu đi ngược lại thì sân là “tử”.
Tuy nhiên, phần lớn quan điểm phong thủy cho rằng, sân là khu vực mọi người thường xuyên đi lại, vì phải qua sân mới vào nhà nên một nơi đầy sinh khí thì không thể gọi là “tử”, mà phải là “sinh” mới chính xác.
Vì thế, nếu đã xác định được sân là “sinh” thì bạn dễ dàng tính được bậc tam cấp theo sinh lão bệnh tử rồi. Cụ thể, sân là sinh, tam cấp 1 là “lão”, tam cấp 2 là “bệnh”, tam cấp 3 là “tử” và nhà là “sinh”.
Bậc thềm nhà theo phong thủy
Để làm bậc thềm nhà theo phong thủy thì đầu tiên bạn phải xác định số lượng bậc tam cấp cần có là bao nhiêu. Căn cứ vào độ cao từ mặt đất của phần sân đến hiên hay nền nhà để chọn số lượng cho chính xác. Theo phong thủy, bậc tam cấp của nhà dân dụng nên là số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 hoặc số chẵn nhưng chia cho 4 dư 2, và khoảng cách giữa các bậc phải cân bằng với nhau.
Trong một số trường hợp, nhiều nhà xây thềm chỉ có 1 bậc do khoảng cách giữa sân và sảnh chính thấp. Nếu rơi vào tình huống này, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì chúng chẳng hề vi phạm đến quan điểm sinh lão bệnh tử. Do phong thủy cũng khuyến khích, thi công bậc tam cấp chỉ cần lưu ý miễn sao rơi vào “sinh” hay “lão” là tốt cho chủ nhà.
Tiếp đến là bạn chọn kích thước bậc tam cấp chuẩn nhất theo lỗ ban.
Thông thường, chiều cao bậc tam cấp từ 15 – 18cm. Riêng một số công trình công cộng, nhất là bệnh viện thì chiều cao thấp hơn, chỉ khoảng 10 – 12cm để đảm bảo an toàn cho việc di chuyển, phù hợp với đặc trưng riêng của công trình. Còn chiều rộng của mỗi bậc tam cấp khoảng từ 20 - 30cm.
Với chiều dài thì phong thủy không quy định vì nó phụ thuộc vào bề ngang của sảnh nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà. Kích thước bề rộng của bậc tam cấp sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính. Đối với những ngôi nhà hay công trình có thiết kế tiền sảnh rộng, thì bậc tam cấp cũng phải có chiều dài đủ lớn nhằm ôm trọn không gian của sảnh.
Tùy theo thiết kế và nhu cầu sử dụng mà tam cấp có thể được xây ở mỗi mặt tiền phía trước, hoặc bao quanh 2 hay 3 mặt của ngôi nhà.
Một số lưu ý trong thi công bậc thềm nhà theo phong thủy
Thông thường, sử dụng gạch lát bậc tam cấp hoặc cũng có thể đổ bê tông tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của chủ đầu tư. Còn vật liệu dùng để hoàn thiện bậc tam cấp có nhiều loại như gạch ốp, đá ốp, hoặc muốn độc đáo và sang trọng hơn thì có thể sử dụng gỗ.
Một số gia đình lại chọn đá tự nhiên liền khối làm bậc tam cấp. Ưu điểm của loại vật liệu này là độ bền cao, đẹp và gần gũi thiên nhiên, đồng thời, giá thành không quá đắt đỏ như gỗ.
Nếu chọn đá để làm gạch lát bậc tam cấp thì bạn cần chú ý các điểm sau:
- Lựa chọn đá ốp bậc có độ cứng cao
Bậc tam cấp là khu vực giao thông chính, là nơi mà tất cả các thành viên trong nhà và khách khứa đều phải đi qua để có thể vào nhà. Ngoài ra, chúng còn được đặt ngoài trời, chịu nhiều tác động của nắng, mua. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn loại đá có độ cứng cao để kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình hư hỏng, xuống cấp. Không nên ham rẻ mà chọn đá hoa cương có chất lượng kém, do chúng sẽ bị ngoại lực tác động và nhanh chóng hư.
- Chọn đá ốp có độ bền cao
Do lưu lượng cùng mật độ di chuyển ở bậc tam cấp rất lớn nên bạn phải lựa chọn đá ốp bậc tam cấp có độ bền cao. Đồng thời, khả năng chịu lực va chạm của chúng cũng phải lớn.
- Chọn màu sắc phù hợp phong thủy bậc thềm nhà
Màu sắc bậc tam cấp được tính là màu của mặt ốp mỗi bậc. Mặc dù chỉ là không gian ngoại thất nhưng nó lại ở vị trí mặt tiền nhà nên lực chọn màu sắc phù hợp là việc rất quan trọng. Vì chúng quyết định đến thẩm mỹ của tổng thể thiết kế.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đá tự nhiên và đa dạng màu sắc như đen, trắng, đỏ, vàng. Cùng với đó là các đường vân đá cũng không giống nhau. Nhiều loại có hoa văn tự nhiên rất đẹp mắt và bề mặt bóng bẩy. Hoặc cũng có loại có chấm đen (thường được gọi là mè) lẫn lộn trong kết cấu đá. Do đó, bạn căn cứ vào màu sắc tổng thể của ngôi nhà để chọn đá ốp lát bậc tam cấp phù hợp, giúp tăng thêm sự sang trọng và tinh tế cho không gian sống.
- Các điểm cần chú ý khi thi công bậc tam cấp
Trong quá trình thi công, cần lưu ý kỹ lưỡng trong từng chi tiết như quá trình vận chuyển, vệ sinh, cách ốp lát đá,… để đảm bảo bề mặt bậc tam cấp có độ bóng, sáng. Điều này sẽ giúp bậc thềm có được độ bền, đẹp.
Bậc thềm nhà theo phong thủy có 2 bậc nên hay không?
Như đã đề cập ở trên, phong thủy tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Bởi phong thủy chính là ngành khoa học nghiên cứu các nhân sinh xung quang cuộc sống. Và một đời người cũng đều phải trải qua 4 giai đoạn là sinh - lão - bệnh - tử. Vì thế, các chuyên gia vẫn thường khuyến khích nên xây bậc tam cấp để chúng rơi vào cung “sinh” hay “lão”.
Do đó, nếu thềm nhà chỉ có 2 bậc thì điều này phạm vào quan điểm của phong thủy, và bạn không nên xây dựng.
Còn nếu bạn rơi vào tình huống bắt buộc phải làm thềm 2 bậc do khoảng cách giữa đất và nền nhà hoặc giữa phòng khách và bếp không đủ độ cao để làm 3 bậc, thì có thể “chữa cháy” bằng một vài cách sau.
- Cách 1: Xây thành 1 bậc. Có thể xảy ra trường hợp bậc này sẽ quá cao, và không đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Như thế, hãy áp dụng cách 2.
- Cách 2: Xây thêm 1 bậc giả.
Trên đây là chia sẻ về cách tính bậc tam cấp và các kiến thức liên quan nhằm có thể thiết kế, thi công bậc tam cấp phù hợp nhất theo phong thủy. Từ đó, giúp cho không gian sống thêm sang trọng và đón được nhiều vượng khí vào nhà.
Xem thêm >>> Báo giá thi công nội thất chung cư tại Sài Gòn
Từ khóa » Cách Tính M2 Bậc Tam Cấp
-
Cách Tính M2 Bậc Chéo Cầu Thang Cho Diện Tích Chuẩn Nhất!
-
Hướng Dẫn Cách Tính Bậc Tam Cấp Chính Xác Nhất Cho Nhà ở Dân Dụng
-
Hướng Dẫn Cách Tính Khối Lượng Bậc Tam Cấp Chính Xác Nhất ...
-
Cách Tính M² Đá Cầu Thang: Mặt Nằm; Dựng Chiếu Nghỉ Len
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Chuẩn Nhất Trong Xây Dựng Và Thiết Kế
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp - Kích Thước [+30 Mẫu] Xây đẹp 2022
-
Cách Tính Diện Tích M2 ốp Lát đá Cầu Thang Và Tiền Công Theo M2 ...
-
Cách Tính Tổng Diện Tích Cầu Thang Và Tiền đá Cầu Thang đơn Giản ...
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Chuẩn Xác Hợp Phong Thủy Cho Gia Chủ
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Cho Nhà ở Dân Dụng Chuẩn Nhất Hiện Nay
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Và Những điều Cần Biết Về Nó Trong Phong Thủy
-
Phương Pháp Tính Diện Tích đá ốp Cầu Thang Chuẩn Nhất
-
Tư Vấn Xây Bậc Tam Cấp Theo Phong Thủy Và Thẩm Mỹ Chuẩn Nhất
-
Cách Đo Khối Lượng Đá Cầu Thang Cho Ngôi Nhà Của Bạn