Cách Tính Bậc Tam Cấp Cho Nhà ở Dân Dụng Chuẩn Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Trong không gian của ngôi nhà không thể thiếu bậc tam cấp. Đây là không gian nối kết, điểm tô cho vẻ đẹp hoàn mĩ của không gian. Vậy cách tính bậc tam cấp cho nhà ở dân dụng hiện nay, được tính như thế nào, có gì cần lưu ý, cách tính bậc tam cấp theo phong thủy như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm những kiến thức khoa học, giúp hoàn thiện không gian sống của gia đình mình nhé.
MỤC LỤC
- 1 Tìm hiểu về bậc tam cấp
- 1.1 Bậc tam cấp được định nghĩa như thế nào?
- 1.2 Quan niệm về bậc tam cấp thường sử dụng trong thi công xây dựng
- 2 Kích thước bậc tam cấp chuẩn là bao nhiêu
- 3 Cách tính bậc tam cấp hợp phong thủy
- 4 Những lưu ý khi thi công bậc tam cấp
- 4.1 Chú ý đến kết cấu chịu lực của bậc tam cấp
- 4.2 Chú ý đến kích thước mũi bậc tam cấp
- 4.3 Chú ý đến việc thiết kế mặt bậc và hệ thống rãnh thoát nước
- 4.4 Lựa chọn vật liệu đá để thi công ốp bậc tam cấp
- 4.5 Chú ý đến màu sắc hài hòa của bậc tam cấp
Tìm hiểu về bậc tam cấp
Bậc tam cấp được định nghĩa như thế nào?
Bậc tam cấp là vị trí nối liền giữa sân và nhà, nơi kết nối giao thông hoạt động trong và phía ngoài của ngôi nhà. Để phân chia rõ ràng không gian trong nhà và ngoài sân. Bậc tam cấp được các tiền nhân quan niệm là 3 bậc thềm, là những bậc để bước vào trong nhà, hoặc bước từ trong nhà ra ngoài sân.
Trong phong thủy sổ bậc tam cấp phải là số lẻ, rất ít khi sử dụng số chẵn và chiều rộng của bậc thềm thường gấp đôi chiều cao của bậc.
Quan niệm về bậc tam cấp thường sử dụng trong thi công xây dựng
Từ xa xưa ông cha ta thường chia tính bậc thềm nhà, thành 3 bậc theo quy luật Thiên – Địa – Nhân. Với những công trình văn phòng, biệt thự đẹp, … có số bậc nhiều hơn 3 thì người ta thường sẽ xây dựng số bậc là bội số của 3. Đó có thể là bậc tam cấp với số bậc 5, 7, 9.
Theo quan niệm tự nhiên, con người sinh ra là một phần của vũ trụ. Thế giới tự nhiên được hình thành với 3 yếu tố là Thiên – Địa – Nhân. Muốn làm việc gì đó thuận lợi thì phải đảm bảo các yếu tố như Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Phần tam cấp là không gian kết nối, chuyển giao giữa thiên nhiên và con người; là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp giữa đất, trời và người, do đó người ta thường chú trọng đến nguyên tắc phong thủy trong khi xây nhà, đặc biệt là khi thiết kế bậc tam cấp.
Bậc tam cấp được xây dựng không cần theo quan niệm Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Theo một số trường phái thì nhất định phải tuân thủ theo quy tắc đó. Thực chất, nếu như có ý định xây dựng xây số bậc tam cấp lớn hơn 3, thì hoàn toàn có thể áp dụng các quy tắc này. Tức là số bậc tam cấp phải là số lẻ như 3, 5, 7, 9 thì sẽ rơi vào chữ Lão sẽ rất tốt cho gia chủ.
Mặt khác, theo phong thủy, khi xây dựng bậc tam cấp, có thể xây làm 5 bậc bởi điều này đại diện cho thấy đủ các yếu tố của ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Con số 5 cũng đồng thời rơi vào cung Sinh trong Sinh – Lão – Bệnh – Tử sẽ đem đến nhiều may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên những bậc tam cấp thiết kế có số bậc lớn thường sẽ tốn kém hơn, có khi lại không phù hợp với thiết kế của ngôi nhà, tạo nên sự mất cân đối. Do đó việc tuân theo quy tắc phong thủy còn cần phải có sự tương thích với diện tích và hình khối chung của không gian.
Tùy theo địa hình cũng như thiết kế công trình, từ việc lựa chọn số bậc cho đến vật liệu thi công cũng sẽ được cân nhắc và lựa chọn kỹ. Cách tính bậc tam cấp thường được dùng trong thi công xây dựng chính là 3-5 bậc, số bậc nhiều hơn thường dùng cho những công trình có quy mô hoặc đặc thù về tính chất như chùa chiền…
Kích thước bậc tam cấp chuẩn là bao nhiêu
Theo quan niệm từ xa xưa, cũng như các chuyên gia phong thủy thì kích thước bậc tam cấp phổ biến như sau:
Chiều cao của bậc là 15cm đến 18cm. Với những công trình công cộng như bệnh viện, tòa án thì chiều cao của bậc tam caoo thường thấp hơn khoảng 10cm đến 12cm.
Chiều rộng của bậc là 25 đến 30cm, kích thước gấp đôi chiều cao của bậc tam cấp.
Chiều dài của bậc tam cấp sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sảnh, mặt tiền, phụ thuộc vào thiết kế không gian kiến trúc và ngoại thất của công trình cụ thể.
Bậc tam cấp không được phân loại cụ thể, tuy nhiên dựa theo hình khối thiết kế và tính phố biến trong sử dụng. Người ta thường chia bậc tam cấp thành bậc tam cấp 1 vế, 2 vế, 3 vế… tùy theo hình khối kiến trúc chung của mỗi công trình.
Cách tính bậc tam cấp hợp phong thủy
Bậc tam cấp sử dụng chung để chỉ các loại bậc cầu thang kết nối không gian phía trước, tiếp giáp sân trước và không gian phía trong. Không căn cứ vào số bậc cầu thang thiết kế, người ta gọi chung phần kết nối giao thông và hoàn thiện này là bậc tam cấp. Bậc tam cấp đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa kích thước ngôi nhà, kích thước sân vườn và khoảng cách từ sân vườn lên đến sảnh nhà.
Cách chia bậc tam cấp có thể hình dung cụ thể là tam cấp 1 (bậc 1) cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn sàn nhà. Bởi nếu đặt sân và bậc 1 của tam cấp ngang nhau, nghĩa là phải đào sâu lõm xuống để đặt tam cấp vào thì đi ngược lại thẩm mĩ và tự phá hỏng kiến trúc cũng như kết cấu công trình. Do đó bậc 1 của tam cấp thường chính là bậc 2 tính từ sân, thiết kế bậc tam cấp 1 phải cao hơn mặt sân.
Ngược lại tam cấp bậc 3 nếu đặt ngang nhau với mặt nhà tạo thành một mặt phẳng thì bậc tam cấp 3 chính là sàn nhà. Nếu đặt cao hơn sàn nhà thì số bậc đã là 4 và không được gọi là bậc tam cấp. Do đó bậc tam cấp 3 phải thiết kế thấp hơn sàn nhà, và mặt sàn nhà tiếp giáp sẽ là bậc tam cấp thứ 3.
Những lưu ý khi thi công bậc tam cấp
Bậc tam cấp không chỉ đảm nhận chức năng thẩm mĩ, chức năng liên kết, chức năng kết cấu mà còn tác động chi tiết kế kinh phí đầu tư thiết kế nhà. Do đó để có cách tính bậc tam cấp khoa học, cần phải chú ý đến những yếu tố sau:
Chú ý đến kết cấu chịu lực của bậc tam cấp
Kết cấu chịu lực của phần tam cấp có thể gắn liền với kết cấu móng hoặc không. Có thể có trụ cột chịu lực chung hoặc không, tùy thuộc vào thiết kế và nhu cầu cũng như kinh phí đầu tư của từng gia đình. Khi thi công bậc tam cấp cần đập mặt đất cho chắc và bằng, đảm bảo tuổi thọ kết cấu để tránh hiện tượng lún về sau.
Chú ý đến kích thước mũi bậc tam cấp
Mũi bậc tam cấp chính là phần nhô ra, hoàn thiện cạnh của bậc tam cấp. Phần mũi này chạy dài xuyên suốt chiều dài của bậc, kích thước mũi bậc tam cấp có độ nhô ra từ 2cm đến 3cm.
Chú ý đến việc thiết kế mặt bậc và hệ thống rãnh thoát nước
Khi thi công bậc tam cấp cần chú ý đến mặt bậc và khả năng thoát nước của bậc, hạn chế hiện tượng đọng nước vào mùa mưa, gây ra những bất tiện trong quá trình sinh hoạt và hiệu ứng thẩm mĩ về sau cho công trình.
Lựa chọn vật liệu đá để thi công ốp bậc tam cấp
Lựa chọn vật liệu thi công xây bậc tam cấp, phụ thuộc vào kinh tế đầu tư, phối cảnh thiết kế của mỗi công trình. Với những công trình biệt thự đẹp, hay nhà phố, nhà cấp 4 sẽ có những vật liệu thi công hoàn thiện tương ứng. Thông thường có những vật liệu phố biến để hoàn thiện bậc tam cấp như đá, gạch, xi măng, gỗ. Tuy nhiên với công trình nhà ở dân dụng hay thiết kế khách sạn, biệt thự, văn phòng… người ta thường dùng đá để hoàn thiện ốp bậc tam cấp. Đá tự nhiên có nhiều loại, từ đá hoa cương, đá Granite, đá Marble… từ theo điều kiện kinh tế mà lựa chọn mẫu đá có chất lượng và giá thành phù hợp.
Tuy nhiên lưu ý quan trọng trong cách tính bậc tam cấp cần chú ý đó là bậc tam cấp là nơi tiếp xúc trực tiếp ngoài trời, mưa nắng tác động nhiều, cùng với việc đi lại và di chuyển cho nên hay xuống cấp và hư hỏng. Khi lựa chọn đá ốp bậc tam cấp, nên lựa chọn những loại đá có chất lượng tốt, tính thẩm mĩ cao, không nên ham rẻ mà lựa chọn những loại đá kém chất lượng, ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng và gây tốn kém chi phí sửa chữa về sau này.
Chú ý đến màu sắc hài hòa của bậc tam cấp
Màu sắc có ảnh hưởng quan trọng đến thị giác, từ đó tác động đến các giác quan cảm xúc. Mặt khác màu sắc hài hòa theo ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp cho gia chủ có thể gặp nhiều may mắn.
Bậc tam cấp nằm ở chính giữa mặt tiền, kết nối sân và nhà nên được xem là yếu tố then chốt quyết định đến vẻ đẹp thẩm mĩ chung của toàn không gian ngôi nhà. Màu sắc của bậc tam cấp chính là màu của mặt bậc, nên lựa chọn những gam màu trung tính, kết hợp tổng thể với kiến trúc chung của ngôi nhà.
Ngoài việc chú ý về màu sắc, còn phải chú ý đến đường vân đá, điều này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu ứng thẩm mĩ cho mặt tiền. Những đường vân đá nên lựa chọn là những đường vân sắc nét, mặt đá nhẵn bóng, không nên chọn những mặt đá có màu sắc nóng, đường vân thô.
Bậc tam cấp là một phần hoàn thiện trong kiến trúc của ngôi nhà, ngoại thất đẹp giúp cho ngôi nhà trở nên khang trang, tràn ngập sức sống hơn.
Nếu như gia đình bạn đang có nhiều băn khoăn về việc lựa chọn mẫu bậc tam cấp, số bậc tam cấp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung
Tên của bạn
Địa chỉ Email
Số điện thoại
Tiêu đề
Nội dung yêu cầu
Điền captcha ở đây:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
🎁 Tặng Mẫu Nhà Đẹp theo yêu cầu
🎁 Tặng 70% Phí thiết kế nếu thi công nội thất trọn gói
☎️ Tư vấn 24/7 093 889 6767 Kiến trúc & Xây dựng
🎁 Xây dựng trọn gói - Design & Build
chủ đề liên quanTừ khóa » Cách Tính M2 Bậc Tam Cấp
-
Cách Tính M2 Bậc Chéo Cầu Thang Cho Diện Tích Chuẩn Nhất!
-
Hướng Dẫn Cách Tính Bậc Tam Cấp Chính Xác Nhất Cho Nhà ở Dân Dụng
-
Hướng Dẫn Cách Tính Khối Lượng Bậc Tam Cấp Chính Xác Nhất ...
-
Cách Tính M² Đá Cầu Thang: Mặt Nằm; Dựng Chiếu Nghỉ Len
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Chuẩn Nhất Trong Xây Dựng Và Thiết Kế
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp - Kích Thước [+30 Mẫu] Xây đẹp 2022
-
Cách Tính Diện Tích M2 ốp Lát đá Cầu Thang Và Tiền Công Theo M2 ...
-
Cách Tính Tổng Diện Tích Cầu Thang Và Tiền đá Cầu Thang đơn Giản ...
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Chuẩn Xác Hợp Phong Thủy Cho Gia Chủ
-
Bậc Tam Cấp Là Gì? Cách Tính Kích Thước Bậc Tam Cấp Chuẩn Xác Nhất
-
Cách Tính Bậc Tam Cấp Và Những điều Cần Biết Về Nó Trong Phong Thủy
-
Phương Pháp Tính Diện Tích đá ốp Cầu Thang Chuẩn Nhất
-
Tư Vấn Xây Bậc Tam Cấp Theo Phong Thủy Và Thẩm Mỹ Chuẩn Nhất
-
Cách Đo Khối Lượng Đá Cầu Thang Cho Ngôi Nhà Của Bạn