BẠCH BIỂN ĐẬU - 10 CÔNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Bạch Biển Đậu
- Nguồn gốc:
- Phân biệt tính chất hình dạng:
- Địa lý:
- Thu hái:
- Mô tả dược liệu:
- Bảo quản:
- Thành Phần Hóa Học:
- Tác Dụng Dược Lý:
- Tính vị và công hiệu:
- Chủ trị các chứng:
- Cấm kỵ khi dùng thuốc:
- Theo “Dược phẩm vựng yếu”
- Những phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:
- Đậu táo ngọc mễ chúc (cháo đỗ, ngỏ, táo tầu)
- Bạch biển đậu phật thủ chúc (cháo bạch biển phật thủ)
- Bạch biển đậu gia trấp (Bạch biển đậu – cà chua)
- Biển đậu chúc (cháo bạch biển)
- Biển đậu hồng táo thang (thang bạch biển, táo tầu)
- Biểu đậu ích vị ẩm (thuốc sắc bạch biển bổ dạ dày)
- Mi đậu báo phạn (cơm nấu đậu bạch biển)
- Biển đậu mộc nhĩ tán (thuốc bột bạch biển, mộc nhĩ)
- Biển đậu sa nhân trấp (thuốc sắc sa nhân bạch biển)
- Nhị đậu chúc (cháo bạch biển đậu xanh)
- MUA BIỂN ĐẬU
Tên khác của Bạch Biển Đậu :
Đao đậu, diên li đậu (đỗ leo rào), mi đậu.
Nguồn gốc:
Đây là loại hạt già phơi khô của loài biển đậu, thuộc cây họ đậu, thường là loại gieo trồng, phân bố ở các vùng Hoa Đông, Trung – Nam, Tây Bắc, Hà Bắc, Liêu Ninh v.v…
Phân biệt tính chất hình dạng:
Bạch biển đậu thường có hình bầu dục bẹt hoặc hình trứng, bẹt, dài 8 – 13mm, rộng 6 – 9mm, dày khoảng 7mm. Bề mặt màu vàng trắng nhạt hoặc vàng nhạt, phang phiu, hơi có ánh trơn bóng, ở về một bên nổi gồ lên một mảnh ốp hình bán nguyệt màu trắng.
Chất cứng, vỏ hạt mỏng mà giòn, trong có 2 lá mầm, mập mà dầy, màu vàng trắng, mùi thoảng, vị nhạt, nhấm có mùi tanh đậu.
Loại tốt là loại hạt càng mẩy, màu trắng.
Địa lý:
Được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái:
Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và k o dài đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng mọt.
Thành Phần Hóa Học:
- Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j).
- Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).
- Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x).
- Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam).
- Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng là Dolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl – Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
- Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
- Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấp và ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độc cá Nóc *Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Tính vị và công hiệu:
Bạch biển đậu tính bình, vị ngọt, lợi tì, vị.
Có công hiệu bổ dưỡng tì, vị, hạ nhiệt, hoá thấp.
Chủ trị các chứng:
Ăn uống không ngon miệng, đi lỏng hoặc ỉa chảy lâu không cầm, háo miệng, muốn uống nước, khi thiểu mệt mỏi bải hoải và viêm gan mạn tính, sa da dày, viêm đại tràng mạn tinh, suy nhược thần kinh, rối loạn dinh dưỡng, trào ngược dạ dày v.v…
Cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người bị ngoại cảm, hàn tà và sốt rét kiêng không dùng.
Bạch biển đậu ưa nấu chín sử dụng, để phá vỡ những chất ngưng tụ huyết cầu, có hại đối với cơ thể con người.
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
BẠCH BIỂN ĐẬU (Đậu ván trắng)
Khí vị:
Vị ngọt, khí thơm, tính ôn, không độc, là thuốc chữa phần khí, vào các kinh Túc thái dương và Túc dương minh.
Chủ dụng:
Trừ khí nắng, thanh thấp nhiệt, ích nguyên khí của Tỳ, chữa hoắc loạn, điều hòa khí của Trung tiêu, hạ khí, ngăn tả, giúp Tỳ đưa thanh khí lên, giáng trọc khí xuống, chữa bệnh suốt Tam tiêu, giải mọi thứ độc, chữa đới hạ, giải độc Rượu.
Cách chế:
bỏ vỏ, sao với nước Gừng. Dùng thứ có hoa màu tía, hạt trắng. Không dùng loại hạt màu đen.
Nhận xét:
Biển đậu bổ cho khí trung hòa của Tỳ thổ, ăn lâu thì bổ cả 5 tạng, làm cho người ta không bạc đầu.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Thời bệnh luận”
Bài Thanh lương địch thử pháp
Bạch biển đậu 4g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo 3g, Thanh cao 12g, Thông thảo 4g, Liên kiều 12g, Bạch linh 12g, Tây qua thúy y 6g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Trị các chứng thử ôn, thử nhiệt, thử tà, thu thử.
“Hòa tễ cục phương”
Bài Sâm linh bạch truật tán
Nhân sâm 80g, Bạch linh 80g, Bạch truật 80g, Trích Cam thảo 40g, Bạch biển đậu 40g, Sa nhân 20-40g, Cát cánh 40g, Sơn dược 80g, Liên nhục 40g, Ý dĩ 40-60g.
Cùng tán nhỏ, liều uống 12-16g, ngày 2 lần.
Có tác dụng bổ khí, tỉnh tỳ, hòa Vị, thẩm thấp.
Chữa Tỳ Vị khí hư kèm thấp, ăn không tiêu, hoặc thô, hoặc tả, thể trạng hư yếu, chân tay vô lực, bụng đầy, mạch hoãn nhươc. Trên lâm sàng bài này có thể dùng trị viêm Đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc viêm Thận mạn thể Tỳ hư, nước tiểu có albumin lâu ngày không hết.
“Lâm chứng chỉ nam”
Bài Dưỡng vị thang
Bạch biển đậu 20g, Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng ích âm, sinh tân, nhuận tràng.
Trị nhiệt làm ton thương phần âm, phiền táo, Vị âm bất túc, miệng lưỡi ráo, rêu ít hoặc không rêu, ăn uống giảm sút, đại tiện táo. Bài này có thể chữa trẻ nhỏ ăn ít, táo bón có hiệu quả.
“Chứng trị chuẩn thằng”
Bài Lục thần tán
Nhân sâm 12g, Biển đậu 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 6g.
Cùng tán nhỏ, liều uống 8-12g, ngày 2 lần.
Chữa Tỳ Vị hư yếu, tân dịch khô ráo, kém ăn, hư nhiệt.
“Thiên gia diệu phương”
Khiếm thực 10g
Bạch linh 10g
Ý dĩ 16g
Bán hạ 8g
Trần bì 6g
Sa nhân 6g
Hương phụ 10g
Có tác dụng kiện Tỳ, Bổ Thận, trừ thấp, tiêu phù.
Chữa viêm Thận mạn tỉnh thuộc thế Tỳ và Thận đều hư.
Những phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Đậu táo ngọc mễ chúc (cháo đỗ, ngỏ, táo tầu)
Bạch biển đậu 25g
Ngô 50g
Táo tầu 50g
Rửa sạch ngô, Bạch biển đậu, táo tầu bổ ra. nấu cháo theo cách thông thường. Ngày uống một thang, tuỳ ý.
Dùng cho người phu thủng do rối loạn dinh dưỡng.
Bạch biển đậu phật thủ chúc (cháo bạch biển phật thủ)
Bạch biển đậu 60g (nếu là đỗ tươi phải tăng gấp đôi)
Gạo lức 60g
Phật thủ 15g
Phật thủ cho nước vào sắc, sau khi bỏ bã cho thêm đỗ + gạo lức vào nấu thành cháo. Uống liên tục 10 đến 15 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Dùng cho người bị viêm loét do tỳ hư thấp nhiệt sinh ra.
Bạch biển đậu gia trấp (Bạch biển đậu – cà chua)
Bạch biển đậu 250g
Muối tinh vừa phải
Nước cà chua vắt vừa phải .
Đường trắng vừa phải Cho Bạch biển đậu vào nồi rang chín, lấy ra ngâm nước là cho trương lên, vỏ nhăn nheo là được. Vớt ra để ráo nước. Cho 25g dầu thực vật vào chảo, đổ nước cà chua vắt vào sao qua, sau đó cho đỗ, muối, đường, nước, đun nhỏ lửa cho đặc. Ăn uống tuỳ ý.
Dùng cho phụ nữ bạch đới quá nhiều.
Biển đậu chúc (cháo bạch biển)
Bạch biển đậu 15g
Nhân sâm 5 – 10g
Gạo lức 50g
Nấu Bạch biển đậu chín, cho gạo vào nấu cháo.
Sắc riêng nhân sâm lấy nước
Cháo chín đổ nước nhân sâm váo trộn đểu. Uòng lúc đói.
Dùng cho người ỉa chảy mãi không câm, tỳ vị hư nhược hoặc trẻ con miệng nôn tròn thao.
Biển đậu hồng táo thang (thang bạch biển, táo tầu)
Bạch biển đậu 16g
Hồng táo 10 quả (táo tầu)
Cho nước vào sắc cho tới khi đỗ chín. Uống thang, ăn đỗ, táo. Uóng liên tục 3-5 ngay
Dùng cho trẻ em khí âm hư trong thời kỳ phục hồi sau chứng ho bách nhật.
Biểu đậu ích vị ẩm (thuốc sắc bạch biển bổ dạ dày)
Đỗ bạch biển rang, đảng sâm, ngọc trúc, sơn trà, ô mai: năm vị này liều lượng bằng nhau, đường trắng vừa phải.
Đường trắng để lại dùng sau.
Các vị thuốc trên cho nước vào sắc lẫn với nhau, cho tới khi đỗ nhừ, chắt lấy nước, cho thêm đường trắng vào uống.
- Hiện nay thương dùng đế chữa bệnh thiếu chất vị toan.
Mi đậu báo phạn (cơm nấu đậu bạch biển)
Bạch biển đậu 50 – 100g
Gạo tẻ 100 – 150g
Cho nước nấu lần 2 thứ thành cơm, cho thêm muối, mỡ gia vị vào ăn như cơm thường.
Dùng cho người tỳ hư sinh ra phu thủng, người bị bệnh cước khí, trẻ em sau khi ốm dậy, tỳ vị hư nhược…
Biển đậu mộc nhĩ tán (thuốc bột bạch biển, mộc nhĩ)
Mộc nhĩ và đổ bạch biển lượng bằng nhau, cả 2 nghiền thành bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 9g.
Dùng cho người mắc bệnh đái đường, miệng khát, uống nhiều nước v.v…
Biển đậu sa nhân trấp (thuốc sắc sa nhân bạch biển)
Sa nhân 10g
Bạch biển đậu 30g
- Sa nhân nghiền bột dùng sau.
Bạch biển đậu cho 300ml nước, sắc lấy 150ml.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g bột sa nhân, uống với 30ml thang Bạch biển đậu.
Dùng cho người chửa, vị hư nôn oẹ, ăn vào nôn ngay, các thức nôn ra trong và loãng, bụng trướng khó chịu.
Chú ý người nôn oẹ do dạ dày nhiệt không nên dùng.
Nhị đậu chúc (cháo bạch biển đậu xanh)
Bạch biển đậu 30g
Đậu xanh 50g
Nấu chung thành cháo, uống tuỳ ý lúc đói
Dùng cho người mắc bệnh tả, thượng thổ hạ tả
Kiêm giải độc cá và dã rượu.
MUA BIỂN ĐẬU
Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang Thuốc Hay. Top hoặc liên hệ 0968951159
Kênh YouTube Thuốc Hay
Từ khóa » đỗ Bạch Biển
-
Công Dụng Của Cây Bạch Biển đậu - Vinmec
-
Bạch Biển Đậu - Dược Liệu Với Nhiều Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Bạch Biển Đậu - Mediplantex
-
Bạch Biển đậu: Vị Thuốc Từ Món đậu Quen Thuộc
-
Bạch Biển đậu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Giải độc Bằng Cây Bạch Biển đậu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bạch Biển đậu: Dược Liệu Đông Y Giúp Tiêu độc, Giải Cảm
-
Bạch Biển đậu
-
Bạch Biển đậu – Vị Thuốc Quý Bồi Bổ Sức Khỏe
-
20 Cách Dùng Bạch Biển đậu Chữa đạu Dạ Dày, Tiểu đường,...
-
Bạch Biển đậu Và Tác Dụng Của Cây đậu Ván Trắng Với Cách Dùng Trị ...
-
Bạch Biển Đậu | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Đậu Ván Trắng | Địa Chỉ Bán Bạch Biển Đậu Uy Tín