Bạch Biển đậu – Vị Thuốc Quý Bồi Bổ Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Bạch biển đậu có công hiệu bổ dưỡng, có vị ngọt tính bình. Có rất nhiều công dụng mà chúng ta không ngờ tới; là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị ích nguyên khí của Tỳ, chữa hoắc loạn, hạ khí, ngăn tả, Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng; giúp Tỳ đưa thanh khí lên, giáng trọc khí xuống, chữa bệnh suốt Tam tiêu, giải mọi thứ độc, chữa đới hạ, giải độc Rượu, cá nóc…
Bạch biển đậu có công hiệu bổ dưỡng tì, vị, hạ nhiệt
Tên khoa học: Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L… Dolichos albus Lour.). Họ khoa học: Họ Fabaceae (Họ Đậu).
Tên gọi khác: Đao đậu, diên li đậu, mi đậu, đậu ván trắng, biển đậu, bạch đậu, đậu bàn trắng, đậu ván, đậu bạch biển, biển đậu, bạch đậu.
Mô tả:
Cây dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn, ngắn, dài khoảng 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ.
Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa màu trắng, thơm. Hoa có mùi thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách.
Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn, cong, màu lục nhạt, một mép sần sùi.
Hạt có hình bầu dục bẹt hoặc hình trứng nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm. Bề mặt màu vàng trắng nhạt hoặc vàng nhạt, hơi có ánh trơn bóng. Chất cứng, vỏ hạt mỏng mà giòn, trong có 2 lá mầm, mập mà dày, màu vàng trắng, mùi thoảng, vị nhạt, nhấm có mùi tanh đậu. Loại tốt là loại hạt càng mẩy, màu trắng. Mùa hoa vào tháng 4-5, mùa quả vào tháng 9-10.
Phân bố:
Được trồng khắp nơi, ở các vùng Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé,
Thu hái:
Thu hái hàng năm sau tiết bạch lộ, quả chín vào tháng 9-10 và kéo dài đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng hạt và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng mọt.
Thành phần hóa học:
Carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%), calci, sắt, vitamin B, vitamin C…
Tính vị:
Bạch biển đậu tính bình, vị ngọt, lợi tì, vị, khí thơm, không độc, là thuốc chữa phần khí, vào các kinh Túc thái dương và Túc dương minh.
Có công hiệu bổ dưỡng tì, vị, hạ nhiệt, hóa thấp.
Chủ trị:
Ăn uống không ngon miệng, đi lỏng hoặc ỉa chảy lâu không cầm, háo miệng, muốn uống nước, khi thiểu mệt mỏi bải hoải và viêm gan mạn tính, sa dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, suy nhược thần kinh, rối loạn dinh dưỡng v.v…
Cấm kỵ khi dùng thuốc:
Người bị ngoại cảm, hàn tà và sốt rét.
Bạch biển đậu ưa nấu chín sử dụng, để phá vỡ những chất ngưng tụ huyết cầu, có hại đối với cơ thể con người.
Lượng dùng không nên quá nhiều, nếu không dễ làm cho khí ngưng trệ, dẫn tới trướng bụng.
Tác dụng:
Trừ khí nắng, thanh thấp nhiệt, ích nguyên khí của Tỳ, chữa hoắc loạn, điều hòa khí của Trung tiêu, hạ khí, ngăn tả, Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng; giúp Tỳ đưa thanh khí lên, giáng trọc khí xuống, chữa bệnh suốt Tam tiêu, giải mọi thứ độc, chữa đới hạ, giải độc Rượu, cá nóc…
Cách dùng:
Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Bào chế:
Bỏ vỏ, sao với nước Gừng. Dùng thứ có hoa màu tía, hạt trắng. Không dùng loại hạt màu đen.
Có tác dụng giải mọi thứ độc, chữa đới hạ, giải độc Rượu, cá nóc
Một số bài thuốc:
Dùng cho người phu thủng do rối loạn dinh dưỡng:
Bạch biển đậu 25g, Ngô 50g, Táo tầu 50g. Đem rửa sạch ngô, Bạch biển đậu, táo tầu bổ ra; nấu cháo theo cách thông thường. Ngày uống một thang.
Dùng cho người bị viêm loét do tỳ hư thấp nhiệt sinh ra:
Bạch biển đậu 60g (nếu là đỗ tươi phải tăng gấp đôi), Gạo lức 60g, Phật thủ 15g. Phật thủ cho nước vào sắc, sau khi bỏ bã cho thêm đỗ; gạo lức vào nấu thành cháo. Uống liên tục 10 đến 15 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Dùng cho phụ nữ bạch đới quá nhiều:
Bạch biển đậu 250g, muối tinh vừa phải, nước cà chua vắt vừa phải.Đường trắng vừa phải xho Bạch biển đậu vào nồi rang chín, lấy ra ngâm nước là cho trương lên, vỏ nhăn nheo là được.
Vớt ra để ráo nước. Cho 25g dầu thực vật vào chảo, đổ nước cà chua vắt vào sao qua, sau đó cho đỗ, muối, đường, nước, đun nhỏ lửa cho đặc. Ăn uống tuỳ ý.
Dùng cho người ỉa chảy mãi không cầm, tỳ vị hư nhược:
Bạch biển đậu 15g, Nhân sâm 5 – 10g, Gạo lức 50g, nấu Bạch biển đậu chín, cho gạo vào nấu cháo. Sắc riêng nhân sâm lấy nước, cháo chín đổ nước nhân sâm váo trộn đểu. Uống lúc đói.
Dùng cho trẻ em khí âm hư trong thời kỳ phục hồi sau chứng ho bách nhật:
Bạch biển đậu 16g, Hồng táo 10 quả (táo tầu), cho nước vào sắc cho tới khi đỗ chín. Uống thang, ăn đỗ, táo. Uống liên tục 3-5 ngày.
Bổ dạ dày:
Đỗ bạch biển rang, đảng sâm, ngọc trúc, sơn trà, ô mai: năm vị này liều lượng bằng nhau, đường trắng vừa phải; đường trắng để lại dùng sau.Các vị thuốc trên cho nước vào sắc lẫn với nhau, cho tới khi đỗ nhừ, chắt lấy nước, cho thêm đường trắng vào uống.
Dùng cho người tỳ hư, người bị bệnh cước khí, trẻ em sau khi ốm dậy:
Bạch biển đậu 50 – 100g, Gạo tẻ 100 – 150g, cho nước nấu lần 2 thứ thành cơm, cho thêm muối, mỡ gia vị vào ăn như cơm thường.
Dùng cho người mắc bệnh đái đường, miệng khát, uống nhiều nước:
Mộc nhĩ và đổ bạch biển lượng bằng nhau, cả 2 nghiền thành bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 9g.
Dùng cho phụ nữ thai nghén, ăn vào nôn ngay:
Sa nhân 10g, Bạch biển đậu 30g. Sa nhân nghiền bột dùng sau, Bạch biển đậu cho 300ml nước, sắc lấy 150ml. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g bột sa nhân, uống với 30ml thang Bạch biển đậu.
Chú ý: người nôn oẹ do dạ dày nhiệt không nên dùng.
Dùng cho người mắc bệnh tả, thượng thổ hạ tả:
Bạch biển đậu 30g, Đậu xanh 50g. Nấu chung thành cháo, uống tuỳ ý lúc đói. Ngoài ra, còn giải độc cá và dã rượu.
Dùng cho người ở thời kỳ sau khi ốm nhiệt:
Sa sâm 10g, Phấn hoa 10g, Mạch môn đông 10g, Bạch biển đậu tươi 10g, nước ép quả lê vừa phải, đường phèn vừa phải. 4 vị trên sắc lấy nước, pha thêm nước lê ép với đường phèn trộn đều, uống hết trong ngày.
Chống say nắng:
Bạch biển đậu 60g, Hạt ý dĩ 60g, Nấu cháo ăn ngày 2 lần.
Dùng cho người bị sốt nóng, đầu váng mắt hoa, họng khô miệng khát, tứ chi mệt mỏi:
Bạch biển đậu 75g, Lá sen tươi : 1 tàu; gạo tẻ, đường phèn vừa phải, gạo tẻ ngâm nước. Bạch biển đậu cho 1500ml nước đun sôi, đổ gạo vào, đun cho đỗ chín nhừ cho lá sen vào, 20 phút sau cho đường phèn. Chia làm hai lần uống.
Trị lở ngứa:
Biển đậu giã nát, đắp vào chổ vảy rụng.
Trị thổ tả:
Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g, sắc với 6 ch n nước còn lại 2 chén chia ra uống
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
+ Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống.
+ Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống.
Trị tiêu chảy do tì hư:
Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, [ dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo.
Trị tiểu đường, khát nước:
Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thức ăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận.
Cây bạch biển đậu
Trị xích bạch đới:
Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g, với nước cơm.
Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau:
Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ, tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống.
Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín:
Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống.
Trị sinh non (bán sản):
Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tz bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g.
Trúng độc các loại thịt chim:
Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh.
Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau, tiêu chảy:
Bạch biển đậu 30 hạt giã nát lấy nước uống.
Giải các loại độc dược:
Bạch biển đậu, tán bột, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g.
Trị máu thiếu, da vàng:
Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, dĩ 6g. Sắc uống.
Chữa đau bụng, không tiêu:
Hương nhu (lá) 80g, bạch biển đậu sao bỏ vỏ, hậu phác tẩm nước gừng sao, mỗi vị 40g. Tán nhỏ làm thành viên, mỗi viên nặng chừng 1g. Mỗi lần dùng 1-2 viên.
Tiểu ra máu:
Lá đậu ván sao vàng sắc uống. Ngày uống 20-30g lá tươi. Ngoài đậu ván trắng, còn có thứ đậu ván cho hạt đen hay đỏ nhưng không thấy dùng làm thuốc.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Mua Bạch Biển Đậu ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Giá bán sản phẩm :
Bạch Biển Đậu: 100.000/ Kg
Để biết thêm về Bạch Biển Đậu và đặt mua an toàn và đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !
Từ khóa » đỗ Bạch Biển
-
Công Dụng Của Cây Bạch Biển đậu - Vinmec
-
Bạch Biển Đậu - Dược Liệu Với Nhiều Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Bạch Biển Đậu - Mediplantex
-
Bạch Biển đậu: Vị Thuốc Từ Món đậu Quen Thuộc
-
Bạch Biển đậu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
BẠCH BIỂN ĐẬU - 10 CÔNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
-
Giải độc Bằng Cây Bạch Biển đậu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bạch Biển đậu: Dược Liệu Đông Y Giúp Tiêu độc, Giải Cảm
-
Bạch Biển đậu
-
20 Cách Dùng Bạch Biển đậu Chữa đạu Dạ Dày, Tiểu đường,...
-
Bạch Biển đậu Và Tác Dụng Của Cây đậu Ván Trắng Với Cách Dùng Trị ...
-
Bạch Biển Đậu | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Đậu Ván Trắng | Địa Chỉ Bán Bạch Biển Đậu Uy Tín