Bạch đồng Nữ - Dieutri.Vn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là bần trắng, vậy trắng, mắn trắng, mộ trắng.

Tên khoa học Clerodendron f'rơgrans Vent.

Thuộc họ Cỏ roi ngụa (Verbenaceae).

Dùng lá và rễ phơi khô hay sấy khô của cây bạch đồng nữ-Folium Clerodendri và Ra- dix Clerodendri.

Bạch đồng nữ là tên đùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau, cần chú ý phân biệt.

Mô tả cây

Cây bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ

Cây nhỏ cao chừng 1m đến 1,5m. Lá rộng hình trứng, dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 8cm. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, toàn cụm hoa có đưòng kính khoảng 10cm. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị thòi ra quá tràng.

Vòi nhuỵ thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng, hoa thường nở vào tháng 7-8, quả chín vào tháng 10.

Có mọc ở nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc, Phìlipin, Inđônêxya.

Thường hái lá vào quanh nãm, tốt nhất vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Hái về phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì đặc biệt. Có thể dùng rẽ: Đào rẽ vể rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống. Nhân dân thường dùng rể sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài. Nhưng kinh nghiệm từ lâu đều chỉ dùng lá sắc uống và dùng ngoài.

Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi chỉ mới thấy trong nước sắc lá có rất nhiều muối canxi. Trong một loài Clerodendron trichoiomum Thunb, chưa phát hiện thấy ở nước ta, nhưng gần đây rất hay được dùng ờ Trung Quốc với tên xú ngô đồng (hay Hái châu thường sơn) người ta cũng thấy có rất nhìểu muối canxi, ngoài ra còn ancaloit.

Tác dụng dược lý

Cấy bạch đồng nữ chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Nãm 1968, bộ môn dược liệu phối hợp với phòng đông y thực nghiệm Viện đông y nghiên cứu thấy bạch đồng nữ có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi; ngoài ra có tác dụng lợi tiểu, có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ.

Cây xú ngô đồng (Trung Quốc) gần đây được nghiên cứu nhiều:

Tác dụng hạ huyết áp: Theo Trần Gia Kỳ và Vương Ngọc Nhuận (1957, Thượng Hải trung dược tạp chí 4, tr 5-10), trong nhân dân chỉ dùng một vị này chữa đau đầu đau nhức do phong thấp, tiến hành thí nghiệm trên động vật chứng minh có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt; trên một nừa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm xuống đột ngột, trẽn một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài; đối với chuột nhắt trắng thì còn hơi có tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ. Đối với mạch, xú ngố đổng có tác dụng trực tiếp gây dãn mạch.

Tác dụng giảm đau: Cũng trong số báo trên, Vương Ngọc Nhuận còn chứng minh trên thực nghiệm rằng xú ngô đồng có tác dụng làm hết đau; cây thu hoạch trước khi ra hoa có tác dụng mạnh hơn sau khi ra hoa.

Trên lâm sàng, Nhân dân y viên ờ Thượng Hải đă dùng xú ngô đồng chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-81,87%, rõ rệt nhất 32-50%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 91,7%, đối với người có mạch máu đã xơ cứng và bệnh đã kéo dài lâu cũng có kết quả.

Trên lâm sàng, kết quả giảm huyết áp thường xuất hiện chậm, thường thường phải uống 4-5 tuần lễ mới thấy kết quả, nhưng huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên ngay sau khi bắt đầu uống một hai tuần lễ đã thấy người dễ chịu; những triệu chứng đau đầu, hoa mất, mất ngủ hết dần. Khi huyết áp hạ tới mức bình thường dù chỉ uống một thời gian ngắn, huyết áp cũng không tăng lên. Nhưng nếu chỉ uống một hai tuần lễ, huyết áp lại có xu hướng tăng lên, do đó huyết áp đã giảm tới mức nào rồi vẫn phải dùng thuốc với một liểu thích hợp để duy trì kết quả.

Tác dụng phụ của xú ngô đồng rất ít: một số ít bệnh nhân thấy khô cổ, nôn mửa. Ngày dùng 15g chia 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi huyết áp hạ xuống mức bình thường thì giảm liều xuống còn 2-4g một ngày.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mò trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngoài; không kể liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay rửa chốc đầu.

Dựa vào kinh nghiệm gia đình, thường dùng lá bạch đổng nữ sắc uống chữa bệnh khí hư, bạch đới với liều 15-20g lá khô, thêm nước vào đun sôí giữ sôi trong nửa giờ lấy ra uống. Thường dùng phối hợp vị này với ích mẫu, hương phụ với ngải cứu.

Các lương y khác thường chỉ dùng rễ cây bạch đồng nữ.

Ngoài những công dụng kể trên, mới đây dựa trên kinh nghiêm nhân dân địa phương, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng rễ cây bạch đồng nữ và xích đồng nam chữa bệnh vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên. Sắc: Rễ bạch đồng nữ 10g, nước 400ml, sắc còn một bát (200ml), chia 2 lần uống trong ngày, có thể dùng cả rễ và thân cây thái nhỏ 600g sắc với 5 lít nước và cô đặc còn 90g, thêm tá dược vào làm thành viên (120vìên), mỗi viên nặng 1g; ngày uống 8 viên chia làm hai lần.

Từ khóa » Cây Bạch đồng Nữ