Bạch Mao Căn - Vị Thuốc đa Công Dụng Từ Loài Cỏ Tranh

Chia sẻ
  • tweet

Bạch mao căn là vị thuốc được ghi nhận đầu tiên trong “Thần nông bản thảo”. Từ một loài cỏ dại với thành phần chứa nhiều đường và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Cây có công dụng rất nhiều trong y học cổ truyền chủ yếu để chữa trị các chứng bệnh về hệ bài tiết như: Thận, tiết niệu, tiểu tiện…

  • Kháng sinh thần kỳ từ cây thảo dược Hoàng đằng
  • Bướm bạc – vị thuốc bí ẩn cùng tên loài bướm
  • Xích Đồng Nam và những bài thuốc hay dân dã

Bạch mao căn – cỏ tranh

Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ thêm về tác dụng – công dụng của vị thuốc này nhé!

1.Đặc điểm chung Bạch mao căn

  • Tên khác: Rễ cỏ tranh, rễ loại tươi gọi là sinh mao căn.
  • Tên khoa học: Imperaia cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae

1.Mô tả thực vật:

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: cỏ tranh là cây thảo sống lâu năm. Thân rễ chắc có nhiều vảy. dài 25 – 40cm, đường kính 0,3 – 0,4cm

Lá hẹp dài 15 – 25cm, rộng 3 – 5mm, gân lá ở giữa phát triển, mép lá sắc, ở mặt trên ráp và mặt dưới nhẵn

Cụm hoa hình chuỳ có màu trắng bạc dài khoảng 6 – 20cm, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.

Mùa ra hoa là quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa đông.

Mỗi bông có chứa nhiều hạt nhẹ và có lông, được phát tán khắp nơi nhờ gió.

Cỏ tranh được xem là “đại ca” trong 10 loại cỏ khó chịu nhất, khó tiêu diệt được nó vì chỉ cần 1 đoạn rễ còn sót lại. Nó có thể phát triển thành cả 1 khu rừng.

2.Phân bố, thu hái, chế biến

Cỏ tranh là loài cỏ có sự phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khắp châu Á, Âu, Mỹ, Phi …, cỏ tranh phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á, Đông Dương và các tỉnh miền Nam Trung Quốc …

Ở nước ta, cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi từ các đảo đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi Cây sống dai, là loại ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất, khả năng chịu hạn cao nhờ có bộ rễ đặc biệt phát triển.

3.Thu hoạch:

Bạch mao căn thu hái vào mùa thu hoặc mùa xuân. Khi trời khô ráo, đào lấy thân rễ dưới đất, bỏ phần rễ nổi trên mặt đất, rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, bỏ hết lông rễ con, đem phơi khô hoặc sấy khô.

– Mao căn thán: Chọn những đoạn Bạch mao căn cho vào nồi sao lửa mạnh tới khi dược liệu có màu nâu đen nhưng phải tồn tính, phun nước trong, rồi lấy ra phơi khô.

2.Bộ phận sử dụng

Là Thân rễ, thường được gọi là Bạch mao căn.Hoa cũng được dùng.

3.Thành phần hóa học của Bạch mao căn

Theo tin tức y dược cỏ tranh non chứa 6,56% protein; 0,22% P; 0,39% Ca; 1,05% N; 10,7% tinh bột, vitamin C và vitamin A.

Thân rễ chứa 22,05% đường toàn phần, 9,2% đường khử và 12,45% là đường chuyển hóa. Cụ thể hơn: thân rễ có chứa fructose, glucose,. thân rễ còn có cả biphenyl ether cylindol A và B, chất sesquiterpen cylindren, các lignan gravinon A và B, và  các hợp chất phenol imperanen.

Bạch mao căn

4.Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn. Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Vị, có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, thổ huyết, máu cam.

Theo y học hiện đại

Tác dụng lợi tiểu:

Thí nghiệm cho thẳng nước chiết và nước sắc rễ cỏ tranh vào dạ dày thỏ có tác dụng lợi tiểu, dùng trong  4 – 5 ngày sẽ cho tác dụng lợi tiểu mức tối đa. Về cơ chế tác dụng, do hàm lượng phong phú muối kali trong rễ Cỏ tranh nên dược liệu có tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng cầm máu:

Thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc của hoa Cỏ tranh với liều 0,5g/kg trong 3 ngày, kết quả cho thấy thời gian đông máu và thời gian chảy máu của thỏ đều được rút ngắn. Tác dụng này được duy trì liên tục trong vài ngày. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm sức thẩm thấu của thành mạch và tăng cường sức đề kháng của mao quản.

Tác dụng kháng khuẩn:

Qua thực nghiệm đã cho kết quả nước sắc rễ cỏ tranh vào môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế trực khuẩn Shigella

Các tác dụng khác:

Hoạt chất coixol có trong thân rễ cây cỏ tranh làm cho ức chế sự co bóp của cơ vân. Chất cylindol thử nghiệm trên thỏ cũng có ảnh hưởng đến hoạt tính của men lipooxygenase và chất imperanene có tác dụng ức chế ngưng kết tập tiểu cầu. Bên canh đó, rễ cỏ tranh còn có tác dụng giải nhiệt, giảm đau và an thần nhẹ.

Liều dùng, Cách dùng

Liều dùng  từ 10 – 40g dưới dạng thuốc sắc.Dùng tươi từ 30g đến 60g.

5.Một số bài thuốc kinh nghiệm hay từ Bạch mao căn

1.Chữa lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận:

Bạch mao căn 30g, Râu bắp 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g.Đem sắc nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang

2.Chữa trị chứng đái ra máu:

Bạch mao căn 30g, khương thán 15g, thêm 2 muỗng cà phê mật ong,đem sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong thời gian 1 tháng là khỏi dứt.

3.Chữa Thanh nhiệt giáng hỏa:

– Bạch mao căn tươi 60g. Sắc uống lúc còn ấm.Chữa trị hen do phế nhiệt.

– Bạch mao căn và Cát căn mỗi vị 12g. Sắc uống lúc còn ấm. chữa trị chứng ợ nóng.

4.Lương huyết, cầm máu:

Bạch mao căn tươi, ngẫu tiết tươi mỗi vị 63g và tiểu kế tươi 20g.Đem Sắc với nước uống.Chữa trị chứng hư lao trong đờm có máu; có thể dùng trong lao phổi, giãn phế quản, ho ra máu.Bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Đem sắc uống. Chữa trị thổ huyết, đổ máu cam.Bạch mao căn 63g và rễ đại kế 20g. Đem sắc uống. Chữa trị tiểu tiện ra máu.

 5.Lợi niệu tiêu phù:

  • Bạch mao căn tươi và vỏ dưa hấumỗi vị 63g, râu ngô 12g, xích tiểu đậu 16g.
  • Sắc uống. Chữa phù thũng do viêm thận cấp tính.
  • Bạch mao căn tươi 125g và cẩm kê nhi 63g. đem sắc uống. Chữa thận viêm cấp tính, phù thũng.
  • Bạch mao căn 20g, bắc sa sâm 12g và cam thảo 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

6.Chè lợi tiểu

  • Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Bạch mao căn 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ, trộn đều.
  • Mỗi lần lấy 50g hỗn hợp trên pha thành 750 ml nước, uống trong ngày vào lúc khát.
  • Trẻ em 5 – 14 tuổi, lấy 25g hỗn hợp dược liệu pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát.

7.Chữa trị chảy máu mũi

Bạch mao căn và Ngẫu tiết, mỗi vị 15g,đem sắc nước , Uống trong ngày / 1thang uống khi còn ấm.

8.Chữa trị ợ hơi, nôn khi ăn

Bạch mao căn và Lô căn, mỗi vị 28g,đem thái nhỏ rồi đem đun với 800ml nước sắc còn 400ml,uống trong ngày chia làm nhiều lần uống.

9.Trà bạch mao căn

  • Trà mao căn ngân hoa: Lấy 40g rễ tranh tươi và 20g kim ngân hoa.
  •  Nấu với100ml nước sôi và cho 2 loại thảo dược vào. Thêm 20g đường phèn và lọc bỏ cặn.
  • Trà này có thể giúp thanh nhiệt và giải độc, thanh họng, rất tốt khi bị cảm lạnh do virus, viêm amidan cấp tính và mãn tính.

Bạch mau căn làm trà

6.Những lưu ý khi dùng Bạch mao căn

Theo Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết :

– Không nên sử dụng Bạch mao căn như một thức uống hằng ngày với người có triệu chứng lạnh bụng, cảm lạnh, buồn nôn

– Đôi khi dùng lượng lớn trong thời gian dài cũng gây tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn thoáng qua.

– Phụ nữ có thai dùng thận trọng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng.

Bạch mao căn một loại cỏ dại và gần gũi với chúng ta nhưng chúng lại có nhiều tác dụng công dụng hay. Được ứng dụng trong y học như : cầm máu, lợi tiểu, chống vi khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Là loài cỏ dại dễ tìm và tương đối an toàn vệ sinh nếu được thu hái, chế biến hiệu quả. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi sử dụng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn áp dụng vào chữa trị bất cứ tình trạng gì./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm: thuocviet.edu.vn

Từ khóa » Cây Bạch Mao đằng