Rễ Cỏ Tranh Lợi Tiểu, Mát Gan - Báo Hòa Bình

Cỏ tranh.

Cỏ tranh.

Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.

Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp...

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mao căn

Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 - 150ml, chia 2 - 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Bạch mao căn.

Mát gan:

Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan... mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn...

Chữa chảy máu cam: Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa hen suyễn: Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.

Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.

Theo Báo SKĐS

Không có hình ảnh Tăng huyết áp khi mang thai Không có hình ảnh Thuốc làm tăng cân, hại tim mạch Không có hình ảnh Phòng bệnh thấp khớp cấp cho trẻ em Không có hình ảnh 12 ngư dân trở về từ cõi chết Giám sát bệnh chân – tay – miệng tại nhà chị Vì Thị hương, tổ 10, Tân Hòa, TPHB   ( ảnh: Hồng Dung - TTV)

Dịch bệnh tay - chân - miệng tiếp tục bùng phát mạnh

(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tình hình dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh có 4 huyện và 33 xã, phường, thị trấn có người mắc. Đáng chú ý là tình hình dịch bệnh đang tiếp tục bùng phát mạnh.

Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thành Hải (bên phải)

Khoảng tối tại thẩm mỹ viện

Chóng mặt với số tiền phải chi để làm đẹp nhưng lại phát hoảng với tai nạn, biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Không có hình ảnh

Ho, khản đặc tiếng vì con vắt 10cm trong khí quản

Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa tiến hành phẫu thuật gắp ra một con vắt rừng đang còn sống nằm ở trong khí quản của một người bệnh.

Không có hình ảnh

Những ngộ nhận về bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ

Rotavirus là loại vi-rút phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới, song đến nay nhiều phụ huynh vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus này đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Trường PTDTNT huyện Đà Bắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng co trong học tập, sinh hoạt.

Đà Bắc nâng cao trách nhiệm của gia đình, xã hội với trẻ em

(HBĐT) - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc cho biết: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là thiếu cán bộ chuyên trách, ở tuyến xã, thị trấn chỉ có 1 cán bộ lao động mà phải kiêm nhiệm tất cả các phần việc về lao động - việc làm, chính sách người có công, bảo trợ xã hội, xóa đói - giảm nghèo và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bên cạnh đó, khi BHYT huyện tiếp nhận việc làm BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đã gặp phải một số khó khăn nên trẻ em mới sinh từ đầu năm 2010 đến nay đều chưa được cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, số trẻ đó khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế vẫn được miễn phí nếu mang theo giấy khai sinh.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Trung tâm TTGDSK.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe

(HBĐT) - Ngày 16/8, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (16/8/2001 – 16/8/2011) và triển khai chương trình hành động TTGDSK giai đoạn 2011 – 2015.

Từ khóa » Cây Bạch Mao đằng