Bài 1: Khái Niệm Và đặc Trưng Của Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Khái niệm và đặc trưng của nhà nước sau đây để tìm hiểu về các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước, khái niệm nhà nước.
ATNETWORK YOMEDIA1. Các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước
1.1 Sự tồn tại của Nhà nước về không gian được xác định bởi yếu tố lãnh thổ
1.2 Nhà nước có quyền lực chính trị đặc biệt
1.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
1.4 Nhà nước đặt ra và thu thuế một cách bắt buộc
1.5 Nhà nước ban hành pháp luật và xác lập trật tự pháp luật đối với toàn xã hội
2. Khái niệm nhà nước
Tóm tắt lý thuyết
1. Các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước
Trong đời sống xã hội, mỗi con người là một thực thể tự nhiên, độc lập, có ý chí và lợi ích khác nhau, nhưng con người không thể tổn tại ngoài xã hội, không thể tách mình ra khỏi cộng đồng mà phải liên kết với nhau, xác lập quan hệ với nhau nhằm đạt được những mục đích vê vật chất, tinh thần. Lịch sử xã hội loài người đã từng biết đến những hình thái liên kết ấy. Nó có thể dựa trên các yếu tố tự nhicn như quan hệ huyết thống, gia đình; có thể dựa trên những nhu cầu về lợi ích vật chất như các phường hội của những người làm nghề buôn bán; có thể dựa trên những quan điểm chính trị như các đảng phái; hoặc các đặc trưng về nghề nghiệp như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo... Nhưng một tổ chức có khả năng liên kết các cá nhân ở mức độ rộng lớn hơn về phạm vi, đa dạng hơn về lợi ích và có sức mạnh chi phối den các tổ chức khác nhau để cộng dồng cùng tồn tại và phát triển, tổ chức dó là nhà nước.
Trong một quốc gia, cùng với sự tồn tại của Nhà nước còn có các tổ chức chính trị (các đảng phái) hoặc các tổ chức chính trị - xã hội (ví dụ ở Việt Nam: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...). Nhưng trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có khả năng tác động mạnh mẽ đối với toàn xã hội về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn học, nghệ thuật, tôn giáo... đến các quyền tự do cá nhân của con người như quyền được sống, quyền được kết hôn... Sự tác động ấy của Nhà nước trước hết nhằm ổn định xã hội, xác lập trật tự cần thiết đe xã hội phát triển, hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. So với các tổ chức khác trong một quốc gia, nhà nước có những dẫu hiệu đặc trưng sau đây:
1.1 Sự tồn tại của Nhà nước về không gian được xác định bởi yếu tố lãnh thổ
Lãnh thổ là một trong ba yếu tố tạo thành một quốc gia (lãnh thổ, dân cư và tổ chức chính quyền). Lãnh thổ của quốc gia gổm đất đai nằm trong biên giới, hải phận và không phận theo quy định của luật pháp quốc tế. Dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó có quyển lựa chọn để tổ chức ra nhà nước của mình (tổ chức chính quyền). Theo đó, nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện chủ quyển trên toàn lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lược của các quốc gia khác.
Trong một quốc gia chỉ có một nhà nước, mặc dù có thổ có nhiều đảng phái khác nhau bởi quan điểm chính trị, nhiều tổ chức chính trị - xã hội với những dấu hiệu khác nhau, như: về giới tính (Hội Liên hiệp Phụ nữ), về nghề nghiệp (Hội Nhà văn, Hội Nông dân)... Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, đồng thời tổ chức chính quyền địa phương tương ứng với các đơn vị hành chính và quản lí hoạt động của dân cư sinh sống trcn đơn vị hành chính đó. Mối liên hệ giữa một cá nhân với nhà nước được quy định bởi luật quốc tịch, không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, giới tính của họ và nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ công dân của mình.
Tài nguyên thiên nhiên trôn lãnh thổ ảnh hưởng trực tiếp dến sự giàu có của Nhà nước. Chỉ nhà nước mới có quyền khai thác và phân phối lợi ích đó đến toàn thể dân chúng mà nhà nước là người đại diện. Các đảng phái hoặc các tổ chức khác được hình thành bởi những “nhóm dân cư” với những lợi ích khác nhau nên tính đại diện bị thu hẹp và bị kiểm soát bởi nhà nước.
1.2 Nhà nước có quyền lực chính trị đặc biệt
Biểu hiện quyền lực chính trị của Nhà nước là: Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan nhà nước như Nghị viện (Quốc hội), Chính phủ, Toà án, quân đội, cảnh sát, nhà tù. Các cơ quan này được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để vận hành “bộ máy” này, nhà nước tuyển chọn các cá nhân trong số những cư dân trên lãnh thổ của mình theo những tiêu chí nhất định. Trong nhà nước phong kiến, đó là những “quan lại”, ngày nay là “công chức, viên chức nhà nước”. Đây là bộ máy tách biệt khỏi hoạt động sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ quản lí, điểu hành xã hội trong khuôn khổ pháp luật (ví dụ: cấp giấy phép kinh doanh; kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá; cấp giấy phép lái xe...); cung cấp các dịch vụ công (ví dụ: giáo dục đào tạo, y tế, bảo hiểm xã hội (BHXH)...) hoặc thực hiện những hoạt động có tính cưỡng chế, trấn áp để đảm bảo trật tự xã hội như: xử phạt vi phạm an toàn giao thông, xét xử người phạm tội. Tầng lớp cán bộ, viên chức là những người không trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ xã hội, nhưng đời sống của họ được nhà nước đảm bảo bằng việc trả lương từ ngân sách nhà nước.
Quyền lực chính trị của Nhà nước cũng có thể hiểu là khả năng sử dụng vũ lực một cách độc quyền, đây cũng là điểm khác biệt căn bản so với các loại quyển lực khác trong xã hội. Ví dụ, không một lực lượng nào có thể sử dụng bộ máy cưỡng chế như cảnh sát, nhà tù, quân đội để giữ trật tự xã hội trừ nhà nước.
1.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị pháp lí và thuộc về nhân dân sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó. Nhân dân uỷ quyền cho nhà nước thực hiện quyền lực của mình theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, trong một quốc gia chỉ nhà nước mới có khả năng và đủ tư cách đại diện cho nhân dàn thực hiện chủ quyền quốc gia. Cụ thể là:
Trong quan hệ đối nội, chủ quyển quốc gia được khẳng định bằng việc nhà nước có quyển tối cao trong hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách là các cư dân và các tổ chức chính trị, tồ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế tổn tại trên lãnh thổ của Nhà nước ây. Sự hình thành và thay đổi của các tổ chức này phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước.
Ví dụ: Năm 1987, Nhà nước CHXHCN Việt Nam quyết định việc bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; công nhận quyến tự do kinh doanh của cồng dân, theo đó các loại hình doanh nghiệp như: DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn... ra đời, tham gia vào đời sống kinh tế trong nước và xuất khẩu, từ đó hình thành hiệp hội của các doanh nghiộp như: Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Trong quan hệ đối ngoại, chủ quyền quốc gia có ý nghĩa là: Nhà nước có quyển độc lập tự quyết trong quan hệ đối ngoại mà các quốc gia khác, các tổ chức khác không thổ can thiệp. Nhà nước thay mặt nhân dân có quyền hoạch định những mục tiêu riêng và lựa chọn những phương pháp phù hợp để thực hiện những mục tiêu dó; các quốc gia đều bình đẳng, có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế dù đó là nước lớn hay nước nhỏ.
Ví dụ: Nhà nữớc xác lập, duy trì hoặc chấm dứt quan hẹ ngoại giao với quốc gia khác; Tham gia vào các tổ chức quốc tế; Kí kết và thực thi các đicu ước quốc tế.
Các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tổn tại trong một quốc gia không thể tự mình quyết định những vấn đc liên quan đốn vận mệnh của quốc gia đó, củng không có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với nhà nước vì nhà nước dại diện cho ý chí của nhân dân, quyền lực của nhân dân. Các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội bị chi phối bởi quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Bằng quyển lực của mình, thông qua Toà án, nhà nước có thể đưa ra xem xét việc quyết định giải tán hoặc cấm một đảng phái hoạt động khi tổ chức đó vi phạm pháp luật, phương hại đến chủ quyển an ninh quốc gia.
1.4 Nhà nước đặt ra và thu thuế một cách bắt buộc
Thuế là những khoản thu do nhà nước đặt ra. Sở dĩ cần phải có khoản thu này vì nhà nước là một tổ chức không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội nhưng phải thực hiện rất nhiều những hoạt động khác nhau để quản lí, điểu hành xã hội.
Ví dụ: Trả lương cho công chức, viên chức nhà nước, các khoản chi cho quốc phòng, an ninh, BHXH, y tế, giáo dục đào tạo, giao thông...
Vì vậy, việc thu thuế là tạo ra nguồn tài chính cho nhà nước. Tuy nhiên, thuế không chỉ dùng vào mục đích “nuôi” bộ máy nhà nước mà nó còn là một kcnh đầu tư cho xã hội để phát triển. Thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước có thể làm thay đổi cơ cáu kinh tế, chuyến dịch cơ cấu kinh tế, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng hay kìm hãm nển kinh tế của một quốc gia. Thuế còn là một nguồn tài chính rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng xã hội của nó thông qua việc tạo ra các quỹ phúc lợi, quỹ tiêu dùng để phân phối lại cho các thành viên trong xã hội, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.
Các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội không có quyển thu thuế. Để tồn tại và duy trì được hoạt động của mình, các tổ chức đó củng cấn có nguồn tài chính, nhưng nó được hình thành từ sự đóng góp mang tính tự nguyện của các thành viên, hội viên.
Ví dụ: Đoàn phí, Công đoàn phí...
Việc đóng thuế là nghĩa vụ của công dân và mang tính bắt buộc, nếu công dân không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, tuỳ theo mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lí hành chính hoặc bị kết án. Nhưng nếu các thành viên, hội viên không thực hiện nghĩa vụ tài chính với tổ chức của mình thì họ có thể bị khai trừ ra khỏi tổ chức đó mà không bị cưỡng chế nhà nước như đổi với hành vi trốn thuế.
1.5 Nhà nước ban hành pháp luật và xác lập trật tự pháp luật đối với toàn xã hội
Trước khi có nhà nước, những hoạt động chung của con người trong các tổ chức thị tộc được dẫn dắt bởi niềm tin, sự tôn kính và tinh thần tự nguyện dựa trên các quy phạm đạo đức, tín ngưỡng, tập quán (còn gọi chung là quy phạm xã hội), trật tự xã hội nhờ đó dược duy trì.
Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện mục tiêu, tôn chỉ của mình thông qua việc ban hành các điều lệ, nội quy, quy chế như: Điều lệ Công đoàn, Điều lệ Đảng... để điều hành và phối hợp hoạt động của các thành viên, hội viên tham gia vào tổ chức đó, nhưng nội dung của chúng không thể trái với những quy dịnh của pháp luật do nhà nước ban hành. Về bản chất, các thành viên, hội viên thực hiện điểu lệ của các tổ chức này hoàn toàn mang tính tự nguyện, họ có thể từ bỏ tổ chức của mình khi thấy không còn phù hợp.
Đối với nhà nước, ngoài việc sử dụng có chọn lọc các quy phạm đạo dức, tập quán tồn tại trong xã hội, nhà nước đặt ra hệ thống quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự để quản lí, điều hành xã hội. Phạm vi tác động của pháp luật rộng hơn so với tập quán của một cộng đồng dân cư hoặc điều lộ của tổ chức chính trị - xã hội, vì pháp luật dược ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trước hết là bởi Nghị viện (Quốc hội) là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân. Mọi cá nhân, mọi tổ chức và chính nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết với công cụ bạo lực để bảo vệ trật tự pháp luật.
2. Khái niệm nhà nước
Từ những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lí xã hội bằng pháp luật và bộ máy được duy trì bằng nguồn thuế đóng góp từ xã hội.
NONEBài học cùng chương
Bài 2: Chức năng nhà nước Bài 3: Hình thức và bộ máy nhà nước Bài 4: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
Môn học
Triết học
Lịch Sử Đảng
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Kinh Tế Vi Mô
Kinh Tế Vĩ Mô
Toán Cao Cấp
LT Xác suất & Thống kê
Đại Số Tuyến Tính
Tâm Lý Học Đại Cương
Tin Học Đại Cương
Kế Toán Đại Cương
Pháp Luật Đại Cương
Marketing Căn Bản
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Xã Hội Học Đại Cương
Logic Học
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Cơ Sở Văn Hóa VN
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm Triết học
Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng
Trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô
Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô
Bài tập Toán Cao Cấp
Bài tập LT Xác suất & Thống kê
Bài tập Đại Số Tuyến Tính
Trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương
Trắc nghiệm Tin Học Đại Cương
Trắc nghiệm Kế Toán Đại Cương
Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương
Trắc nghiệm Marketing Căn Bản
Trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trắc nghiệm Xã Hội Học Đại Cương
Trắc nghiệm Logic Học
Trắc nghiệm Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa VN
Tài liệu - Giáo trình
Lý luận chính trị
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Kinh tế - Tài chính
Kỹ thuật - Công nghệ
Cộng nghệ thông tin
Tiếng Anh - Ngoại ngữ
Luận văn - Báo cáo
Kiến trúc - Xây dựng
Kỹ năng mềm
Y tế - Sức khoẻ
Biểu mẫu - Văn bản
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Các đặc Trưng Của Nhà Nước
-
05 đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước - HILAW.VN
-
Bản Chất, đặc Trưng, Vai Trò Của Nhà Nước - Pháp Trị
-
Nhà Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những đặc Trưng Của Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Theo Tư ...
-
Nhà Nước Là Gì ? Dấu Hiệu đặc Trưng Của Nhà Nước Là Gì ?
-
Những đặc Trưng Của Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ?
-
Nhà Nước Là Gì? Bản Chất Và đặc Trưng Của Nhà Nước
-
Trình Bày Những đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước - 123doc
-
Bản Chất Của Nhà Nước Là Gì? Đặc Trưng Và Các Mối Quan Hệ
-
Nguồn Gốc Của Nhà Nước Là Gì? Bản Chất Và đặc Trưng Của Nhà ...
-
Phân Tích Khái Niệm Và đặc Trưng Của Nhà Nước - Luật Sư Online
-
Đặc Trưng Của Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ...
-
[PDF] 1 Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ...