Bài 1: Khái Niệm Về Khối đa Diện - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học

1. Khối lăng trụ - Khối chóp

a) Khối lăng trụ

- Hình lăng trụ:

  • 2 đáy là 2 đa giác bằng nhau.
  • Các cạch bên song song và bằng nhau.
  • Các mặt bên là các hình bình hành.

- Khối lăng trụ là phần không gian giới hạn bởi hình lăng trụ.

- Hình lăng trụ đứng:

  • Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
  • Tính chất: Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và vuông góc với mặt đáy.

- Hình lăng trụ đều:

  • Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
  • Tính chất: Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau.

b) Khối chóp

- Hình chóp:

  • Đáy là đa giác.
  • Các mặt bên là các tam giác chung đỉnh.

- Khối chóp là phần không gian được giới hạn được bởi hình chóp.

  • Đáy khối chóp là tam giác: khối chóp tam giác.
  • Đáy khối chóp là tứ giác: khối chóp tứ giác giác.
  • Đáy khối chóp là ngũ giác: khối chóp ngũ giác.

- Hình chóp đều:

  • Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và mặt đáy là một đa giác đều.
  • Tính chất: Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đa giác đáy.
  • Phương pháp chứng minh hình chóp đều:

+ Hình chóp là hình chóp đều khi và chỉ khi đáy của nó là đa giác đều và chân đường cao của nó trùng với tâm của đa giác đáy.

+ Hình chóp là hình chóp đều khi và chỉ khi đáy của nó là đa giác đều và các cạnh bên tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.

2. Khối đa diện

Khối đa diện được giới hạn bởi hữu hạn đa giác thỏa mãn điều kiện:

(i) Hai đa giác bất kì không có điểm chung, hoặc có một điểm chung hoặc có chung một cạnh.

(ii) Mỗi cạnh đa giác là cạnh chung của đúng hai cạnh đa giác.

3. Phân chia và lắp ghép khối đa diện

Cho khối chóp tứ giác S.ABCD. Ta xét 2 khối chóp tam giác S.ABC và S.ACD.

Dễ thấy rằng:

  • Hai khối chóp đó không có điểm trong chung, nghĩa là điểm trong của khối chóp này không phải điểm trong của khối chóp kia.
  • Hợp của 2 khối chóp S.ABC và S.ACD chính là khối chóp S.ABCD.

Trong trường hợp đó ta nói rằng: Khối đa diện S.ABCD được phân chia thành 2 khối đa diện S.ABC và S.ACD.

Ta cũng nói: Hai khối đa diện S.ABC và S.ACD được ghép lại thành khối đa diện S.ABCD.

Từ khóa » Các Khối đa Diện