Bài 1: Một Số Khái Niệm Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
1.1. Bài toán quản lí
- Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa các thông tin cần quản lý.
- Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của học sinh như sau:
Hình 1. Ví dụ hồ sơ lớp
1.2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức
a. Tạo lập hồ sơ
Trong tạo lập hồ sơ cần thực hiện các công việc như sau:
- Xác định chủ thể cần quản lý
- Ví dụ: Trong bài toán quản lý học sinh trong nhà trường thì chủ thể cần quản lý là học sinh
- Xác định cấu trúc hồ sơ
- Thu thập, tập hợp hồ sơ thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định
b. Cập nhật hồ sơ
- Sửa chữa hồ sơ
- Chèn thêm hồ sơ
- Cần xóa hồ sơ
c. Khai thác hồ sơ
Gồm các công việc như sau:
- Sắp xếp hồ sơ
- Tìm kiếm
- Thống kê
- Lập báo cáo
1.3. Hệ cơ sở dữ liệu
a. Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL
- Khái niệm CSDL: Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy,…), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
- Ví dụ trong hình 1 ở trên: Hồ sơ được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một CSDL (tạm gọi là CSDL hs).
- Khái niệm Hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System).
- Thuật ngữ "Hệ CSDL" để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.
- Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
- CSDL
- Hệ QTCSDL
- Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính…)
b. Các mức thể hiện của CSDL
Có 3 mức thể hiện của CSDL:
Hình 2. Các mức thể hiện của CSDL
- Mức vật lý: cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.
Hình 2.1. Mức vật lý của CSDL
Ví dụ: Trong CSDL hs các tệp được lưu trữ trên vùng nhớ nào, dữ liệu về mỗi học sinh chiếm bao nhiêu byte?
- Mức khái niệm: cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và giữa các dữ liệu có quan hệ với nhau như thế nào?
Hình 2.2. Mức khái niệm của CSDL
- Mức khung nhìn: thể hiện phần CSDL mà người dùng cần khai thác
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
- Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định
- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh
- Ví dụ: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào thang điểm 10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và
Từ khóa » Hệ Quản Trị Csdl Dùng để Tạo Lập Cập Nhật Khai Thác Csdl Quan Hệ được Gọi Là
-
Phần Mềm Dùng để Tạo Lập, Cập Nhật, Khai Thác CSDL Quan Hệ được ...
-
Hệ Quản Trị CSDL Là: A. Phần Mềm Dùng Tạo Lập, Cập Nhật, Lưu Trữ Và ...
-
Phát Biểu Nào Về Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ Là đúng
-
Hệ Quản Trị CSDL Là: Phần Mềm Dùng Tạo Lập, Cập Nhật
-
Hệ Quản Trị CSDL Là: Phần Mềm Dùng Tạo Lập, Cập Nhật
-
[ĐÚNG] Hệ Quản Trị CSDL Là? - Top Tài Liệu
-
Phần Mềm Dùng để Tạo Lập, Cập Nhật Khai Thác Cơ Sở Dữ Liệu Quan ...
-
Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
-
Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Là? - Luật Hoàng Phi
-
Lý Thuyết Tin Học 12 Bài 10 (mới 2022 + 10 Câu Trắc Nghiệm)
-
Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu - Hoc24
-
SGK Tin Học 12 - §2. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu - Giải Bài Tập
-
Những Bước Tạo Cơ Sở Dữ Liệu ở Môn Tin Học 12 - Na Ri Hamico
-
[DOC] Upload_5df2f194b7b86_113.188.38.0_TN TIN c