Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 10
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 10
Bài 1 trang 11 GDCD 10: Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.
Trả lời:
– Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Đi sâu nghiên cứu bản chất, hiện tượng của từng bộ phận, đối tượng, lĩnh vực riêng lẻ.
+ Ví dụ:
Toán học nghiên cứu về các con số và những hình thức không gian.
Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
– Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của con người về thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy); về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó.
+ Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Bài 2 trang 11 GDCD 10: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?
– Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
– Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
– Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
Trả lời:
Các ví dụ thuộc khoa học cụ thể:
– Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông – kiến thức thuộc lĩnh vực Toán học.
– Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – kiến thức thuộc lĩnh vực Lịch Sử.
Ví dụ thuộc kiến thức Triết học:
– Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
– Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
– Vì nó chỉ nêu lên nét khái quát và chỉ ra quy luật chung nhất, phổ biến nhất của các sự vật, hiện tượng.
Bài 3 trang 11 GDCD 10: Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?
Trả lời:
Cơ sở để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học dựa trên việc giải quyết “vấn đề cơ bản của Triết học”.
– Đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, giữa tự nhiên và tinh thần cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
– Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Bài 4 trang 11 GDCD 10: Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:
– Truyện thần thoại Thần Trụ trời.
– “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)
Trả lời:
– Truyện thần thoại “Thần Trụ trời”:
+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột…
+ Yếu tố duy tâm: thần Trụ trời (Thế lực siêu nhiên, có sức mạnh và tài phép).
– “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.”
+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.
+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời (sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt).
Bài 5 trang 11 GDCD 10: Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:
– Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
– Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.
Trả lời:
– Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:
+ Phương pháp luận siêu hình: Vì nhìn nhận sự vật (con voi) tồn tại trong trạng thái phiến diện, cô lập, máy móc, áp đặt; không có sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể.
– Các câu tục ngữ thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.
+ Sử dụng phương pháp luận biện chứng vì nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc, gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau trong sự vận động, phát triển.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 899
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp Luận Biện Chứng Gdcd 10
-
GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật & Phương Pháp Luận Biện ...
-
Giải GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận ...
-
Câu Hỏi: Ví Dụ Về Phương Pháp Luận Biện Chứng Và ... - TopLoigiai
-
Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng
-
GDCD 10 - Phương Pháp Luận Biện Chứng... - Giáo Dục Công Dân
-
Cho Ví Dụ Phương Pháp Luận Biện Chứng, Siêu Hình Câu Hỏi 5417
-
GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện ...
-
Lý Thuyết GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp ...
-
GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp ... - Haylamdo
-
Ví Dụ Về Duy Vật Và Duy Tâm Gdcd 10 - Cùng Hỏi Đáp
-
Kiến Thức Trọng Tâm GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và ...
-
Giải SGK GDCD 10 Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp ...
-
Bài 1. Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng
-
Phương Pháp Luận Biện Chứng Gdcd c .pdf Tải Xuống Miễn Phí!