Bài 1: Tình Cảm - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Tâm lý học đại cương Chương 5: Mặt Tình Cảm Và Ý Thức Của Nhân Cách Bài 1: Tình cảm ADMICRO Lý thuyết 1 FAQ

Nội dung chính của bài giảng trình bày khái niệm xúc cảm, tình cảm, các mức độ và các loại tình cảm, các quy luật của tình cảm. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảoBài 1: Tình cảm.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm

1.1. Tình cảm là gì?

1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm

1.3 Vai trò của tình cảm

2. Các mức độ và các loại tình cảm

2.1. Các mức độ tình cảm

2.2. Các loại tình cảm

3. Các quy luật của tình cảm

3.1 Quy luật “thích ứng”

3.2 Quy luật “cảm ứng” (hay “tương phản”)

3.3 Quy luật “pha trộn”

3.4 Quy luật “di chuyển”

3.5 Quy luật “lây lan”

3.6 Quy luật về sự hình thành tình cảm

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm

Trong sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó nữa. Những hiện tượng tâm lí biểu thị thái dộ của con người với những cái mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như vậy gọi là cảm xúc và tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú, đa dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lí con người. Đó là nét đặc trưng của tâm lí người.

1.1. Tình cảm là gì?

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

Đây là một hình thức phản ánh tâm lí mới - phản ánh cảm xúc (rung cảm). Do vậy, ngoài những điểm giống với sự phản ánh của nhận thức mang tính chủ thể, có bản chất xã hội lịch sử, phản ánh cảm xúc có những đặc điểm riêng.

  • Về nội dung phản ánh: Trong khi nhận thức chủ yếu phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới thì tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người.
  • Về phạm vi phản ánh: Mọi sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của con người ít nhiều được nhận thức (ở mức độ đầy đủ, sáng tỏ khác nhau), song không phải mọi tác động vào giác quan đều dược con người tỏ thái độ, mà chỉ có những sự vật, hiện tượng nào liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên cảm xúc. Nghĩa là phạm vi phản ánh của tình cảm có tính lựa chọn.
  • Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, biểu tượng, khái niệm; còn tình cảm phản ánh thế giới dưới hình thức rung cảm.

Ngoài ra, với tư cách là một thuộc tính tâm lí ổn định, tiềm tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức. Mặt khác, quá trình hình thành tình cảm lâu dài, phức tạp hơn nhiều và được diễn ra theo những quy luật khác với quá trình nhận thức.

Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau.

Xúc cảm Tình cảm
- Có ở người và động vật - Chỉ có ở người
- Là một quá trình tâm lí - Là một thuộc tính tâm lí
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống - Có tính xác định và ổn định
- Thực hiện chức năng sinh học (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể) - Thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách một nhân cách)
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng - Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với định hình động lực thuộc hệ thống tín thứ hai

1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm

  • Tính nhận thức: Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
  • Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội, chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần.
  • Tính ổn định: Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.
  • Tính chân thực: Tính chân thực của tình cảm được thể hiện là: Tinh cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che giấu (nguy trang) bằng những “động tác gia” (vờ như không buồn, nhưng thực ra buồn đến nẫu ruột).
  • Tính đối cực (tính hai mặt): Tính đối cực của tình cảm gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thoả mãn, còn một số nhu cầu lại bị kìm hãm hoặc không được thoả mãn - tương ứng với điều dó, tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực: Yêu - ghét; vui - buồn; tích cực - tiêu cực...

1.3 Vai trò của tình cảm

Tình cảm có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tinh cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của mọi công việc phụ thuộc không nhỏ vào thái độ của con người đối với công việc đó.

Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm, chi phối tình cảm. Có thể nói, nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.

Với hành động, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hành động, đồng thời tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hành động.

Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân cách. Trước hết, tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, niềm tin); tình cảm là nhân lõi của tính cách; là diều kiện và dộng lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người. Do vậy, trong công tác giáo dục, tình cám vừa dược xem là điều kiện, phương tiện giáo dục, vừa dược xem là nội dung giáo dục nhân cách.

2. Các mức độ và các loại tình cảm

2.1. Các mức độ tình cảm

Tinh cảm của con người đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Xét từ thấp đến cao, đời sống tình cảm của con người có những mức độ sau:

a. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

Đây là mức độ thấp nhất của tình cảm. Nó là một sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó. Ví dụ: Cảm giác về màu xanh da trời gây cho ta một cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dỗ chịu. Cảm giác về màu đỏ gây cho ta một cảm xúc rạo rực, nhức nhối...

Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ thể, nhất thời, không mạnh mẽ, gắn liền với một cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.

b. Xúc cảm

Đó là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nhưng mạnh mẽ và rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính chất khái quát hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.

Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống liên quan tới nhu cầu, động cơ của con người dưới hình thức các trải nghiệm trực tiếp (hài lòng, sợ hãi, lo lắng...). Xúc cảm là một trong những cơ chế điều chỉnh bên trong của hoạt động hướng tới việc thoả mãn như cầu cấp thiết của chủ thể.

Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp, có thể chia xúc cảm thành hai loại: xúc động và tâm trạng.

Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra, con người thường không làm chủ dược bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Tâm trạng là một dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong khoảng thời gian tương đối lâu dài.

Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm bao trùm lên toàn bộ hoạt động của con người, ảnh hường rõ rệt đến toàn bộ hành vi của con người trong một thời gian khá dài. Stress là trạng thái căng thẳng đặc biệt của xúc cảm. Trạng thái câng thẳng của xúc cảm có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt động của con người.

c. Tình cảm

Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân, nó là thuộc tính tâm lí ổn định của nhân cách. So với các mức độ nêu trên, tình cảm có tính khái quát hơn, ổn dinh hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.

Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tổn tại lâu dài và được ý thức rõ ràng - Đó là sự say mè. Có những say mê tích cực (say mê học tập, nghiên cứu), có những say mê tiêu cực (còn gọi là dam mê: dam mê cờ bạc, rượu chè...).

2.2. Các loại tình cảm

Căn cứ vào đối tượng thoả mãn nhu cầu, người ta chia tình cảm thành hai nhóm.

a. Tình cảm cấp thấp

Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cơ thể (nhu cầu sinh học). Tình cảm cấp thấp có ý nghĩa quan trọng: báo hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể.

b. Tình cảm cấp cao

Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu tinh thần. Tinh cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động và tình cảm mang tính chất thế giới quan.

Tình cảm đạo đức là loại tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu đạo dức của con người. Nó biểu hiện thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức, hành vi đạo đức (như tình mẫu tử, tình bầu bạn, tình huynh đệ, tình cảm nhóm xã hội...). Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người..Tình cảm trí tuệ được biểu hiện ở sự ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học, sự nhạy cảm với cái mới... Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm liên quan dến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp. Nó biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực xung quanh và ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ của cá nhân. Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nào đó, liên quan đến sự thoà mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó. Tình cảm mang tính chất thế giới quan là mức độ cao nhất của tình cảm con người. Ớ mức độ này, tình cảm trừ nên rất bền vững và ổn định, có tính khái quát cao, có tính tự giác và tính ý thức cao, trở thành một nguyên tắc trong thái dô và hành vi của cá nhân (Ví dụ: tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái...).

3. Các quy luật của tình cảm

3.1 Quy luật “thích ứng”

Giống như cảm giác, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Nghĩa là một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đấy sẽ trở nên “chai sạn” (thích ứng). Hiện tượng “gần thường xa thương” chính là biểu hiện của quy luật này. Trong giáo dục, quy luật này được ứng dụng một cách hiệu quả. Chẳng hạn: Ở Trung Ọuốc, Nhật Bản, người ta đưa trẻ vào các tình huống khó khăn (trong tầm kiểm soát của người lớn) để trẻ làm quen và rèn luyện ý chí, vượt qua khó khăn, vượt qua sự sợ hãi, vượt qua chính mình. Trong cuộc sống hằng ngày, để phát triển tình cảm tốt đẹp, mỗi người luôn biết làm mới bản thân mình: trong quan hệ vợ chồng, mỏi người luôn là “ẩn số” của người kia, luôn có những khám phá mới về đối tượng của mình...

3.2 Quy luật “cảm ứng” (hay “tương phản”)

Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu di của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra dồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” (hay “tương phản”) trong tình cảm. Ví dụ: Khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá ấy nằm trong một loạt bài khá đã gặp trước đó. Vận dụng quy luật này, trong văn học nghệ thuật thường xây dựng các tình tiết, tính cách nhân vật mang tính tương phản (chính diện, phản diện) để làm hấp dẫn và thoá mãn nhu cầu thẩm mĩ và đạo đức của độc giả.

3.3 Quy luật “pha trộn”

Trong cuộc sống tâm lí của mỗi cá nhân, nhiều khi hai tình cảm đối lập nhau xảy ra cùng một lúc, nhưng không loại trừ nhau, mà “pha trộn” vào nhau. Ví dụ: “giận mà thương”, “thương mà giận”, sự “ghen tuông” trong tình yêu; “thương cho roi cho vọt”... cũng đều do quy luật này tạo nên. Những tình cảm phức tạp trái ngược nhau ở con người xuất hiện do sự đa dạng của nhu cầu của con người, do tính đa diện của bản thân các sự vật, hiện tượng - chúng vừa lôi cuốn vừa đe doạ, gây ra tình cảm tích cực và tiêu cực. Qua đây, chúng ta thấy dược tính phức tạp của tình cảm và có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng lưỡng cực trong tình cảm của con người.

3.4 Quy luật “di chuyển”

Tình cảm của con người có thể “di chuyển” từ đối tượng này sang đối tượng khác: “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cá nắm”; hay:

“Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”.

(Ca dao)

là những biểu hiện của quy luật “di chuyển” tình cảm. Hiểu biết quy luật này, chúng ta cần chú ý kiểm soát thái độ cảm xúc của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc, một mặt, tránh “vơ đũa cả nắm”, mặt khác, tránh tình cảm tràn lan, khống biên giới.

3.5 Quy luật “lây lan”

Tình cảm của con người có thể truyền, “lây” từ người này sang người khác. Hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “đồng cảm”... là những biểu hiện của quy luật “lây lan” tình cảm.

Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không phải là con đường chủ yếu đổ hình thành tình cảm. Trong hoạt dộng giáo dục, quy luật này là cơ sở của việc “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể, thông qua tập thể”.

3.6 Quy luật về sự hình thành tình cảm

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, một phạm vi dối tượng)... Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm (dương tính) thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá mà thành.

Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm. Cùng một tình cảm có thể được hiện thực hoá trong các xúc cảm khác nhau (Ví dụ: Tinh yêu làm nảy sinh một phổ rộng các xúc cảm như niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn...). Tình cảm quy định nội dung và động thái các phản ứng xúc cảm mang tính chất tình huống (Ví dụ: Mức độ tình cảm “thân”, “sơ” trong tình bạn quyết định phản ứng cảm xúc trong quan hệ bạn bè).

NONE

Bài học cùng chương

Bài 2: Ý chí Bài 2: Ý chí ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC

Môn học

Triết học

Lịch Sử Đảng

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Kinh Tế Vi Mô

Kinh Tế Vĩ Mô

Toán Cao Cấp

LT Xác suất & Thống kê

Đại Số Tuyến Tính

Tâm Lý Học Đại Cương

Tin Học Đại Cương

Kế Toán Đại Cương

Pháp Luật Đại Cương

Marketing Căn Bản

Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ

Xã Hội Học Đại Cương

Logic Học

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Cơ Sở Văn Hóa VN

Trắc nghiệm

Trắc nghiệm Triết học

Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng

Trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô

Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô

Bài tập Toán Cao Cấp

Bài tập LT Xác suất & Thống kê

Bài tập Đại Số Tuyến Tính

Trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương

Trắc nghiệm Tin Học Đại Cương

Trắc nghiệm Kế Toán Đại Cương

Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương

Trắc nghiệm Marketing Căn Bản

Trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ

Trắc nghiệm Xã Hội Học Đại Cương

Trắc nghiệm Logic Học

Trắc nghiệm Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa VN

Tài liệu - Giáo trình

Lý luận chính trị

Khoa học tự nhiên

Khoa học xã hội

Kinh tế - Tài chính

Kỹ thuật - Công nghệ

Cộng nghệ thông tin

Tiếng Anh - Ngoại ngữ

Luận văn - Báo cáo

Kiến trúc - Xây dựng

Kỹ năng mềm

Y tế - Sức khoẻ

Biểu mẫu - Văn bản

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Ví Dụ Về Xúc Cảm Và Tình Cảm