Bài 1. Tôn Trọng Lẽ Phải SBT GDCD Lớp 8: Nêu Một Số Biểu Hiện Của ...

Bài 1: Tôn trọng lẽ phải – SBT GDCD Lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 5, 6, 7 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Theo em, thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải…

Bài 1: Bài tập 1: Theo em, thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải?

+ Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. +  Tôn trọng lẽ phải là công nhận, bảo vệ những điều đúng.

Bài 2: Bài tập 2: Nêu một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

Một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:

 + Yêu quý, kính trọng

+ Hình thành nhân cách tốt đẹp

+ Có cách ứng xử phù hợp.

+ Làm cho quan hệ xã hội lành mạnh và phát triển.

Bài 3: Bài tập 3: Em hãy phân biệt tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. Nêu một số ví dụ để minh hoạ.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, bảo vệ những điều đúng.Biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực. Không chấp nhận, không làm những việc sai trái.

+ Không tôn trọng lẽ phải là làm những điều sai trái, những hành vi tiêu cức, tiếp tay cho kẻ xấu, vi phạm pháp luật

Ví dụ:

Tôn trọng lẽ phải: không ăn hối lộ của nhà giàu, làm việc công minh, vì dân vì nước.

Không tôn trọng lẽ phải: Ăn hối lộ của nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh.

Bài 4: Bài tập 4: Theo em, tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội ?

Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa:

– Hình thành nhân cách tốt đẹp. – Có cách ứng xử phù hợp. – Làm cho quan hệ XH lành mạnh và phát triển.

Bài 5,6,7,8,9: Bài tập 5: Theo em, cách giai quyết nào sau đây thể hiên sự tôn trọng lẽ phải ?

A. Nghe theo ý kiến của số đông

B. Báo vệ ý kiến của bán thân và không để ý đến ý kiến của mọi người

c. Cân nhắc, suy ngẫm mọi ý kiến xem ý kiến nào đúng thì nghe theo

Advertisements (Quảng cáo)

D. Ngại ngùng khi đưa ra ý kiến của riêng mình

Bài 6: Câu nào sau dây thể hiện đúng nhất định nghĩa về lẽ phải?

A. Lẽ phái là những điểu phù hợp với lợi ích của số đông.

B. Lẽ phải là những điều dược coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

C. Lẽ phải là những lời răn dạy về đạo đức nói chung.

D. Lẽ phải là những điều mà người lớn tuổi khuyên bảo.

Bài 7: Hành vi nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải ?

A. Bảo vệ ý kiến của bạn mình, dù biết rằng ý kiến đó là sai

B. Đấu tranh với những việc làm sai trái

c. Làm việc theo pháp luật

D. Tôn trọng nội quy của trường, lớp

Bài 8: Nếu chứng kiến bạn em vi phạm kỉ luật của lớp, em sẽ chọn cách hành động nào sau đây ?

A. Quay đi, vì đó là việc của bạn ấy

B. Góp ý để bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa

C. Cổ vũ, tán thưởng hành vi của bạn đó

D. Bao che cho hành vi đó của bạn

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 9: Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?

A. “Đâm bị thóc, chọc bị gạo”

B. “Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”

c. “Nói phải củ cải cũng nghe”

D. “Ưa nên tốt, ghét nên xấu”

 

Câu

Đáp án

Câu 5

C

Câu 6

B

Câu 7

A

Câu 8

B

Câu 9:

C

 

Bài 10

Bài 10: Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ : “Gió chiều nào che chiều ấy” ?

Câu thành ngữ nói về người không biết tôn trọng lẽ phải, chỉ sống vì lợi ích ích kỉ của cá nhân mình

Bài 12: Bài tập 12: Đầu giờ học, các bạn tổ trưởng báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của lớp. Tuấn Anh, Tổ trưởng tổ 1 báo cáo :

–   Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ.

–   Những bạn nào vậy ? – Cô giáo hỏi.

–   Thưa cô, là bạn Mạnh, bạn Huyền, bạn Thảo ạ.

–   Cảm ơn em !

“Bạn bè mà nó lại báo cáo cô thế thì chết ?” – Hải nói nhỏ.

.

1/ Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh không ?

2/ Em có suy nghĩ như thế nào khi nghe câu nói của Hải ?

3/ Trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hải điều gì ?

1/Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh

2/ Bạn Hải là người không tôn trọng lẽ phải.

3/ Bạn Tuấn Anh đã có việc làm đúng vì đã báo cáo đúng sự thật với cô giáo.

Bài 13

Bài 13: Khánh là học sinh lớp 8B. Bạn thường ăn quà vặt trong lớp và hay đùa nghịch trong giờ học.

Cẩu hỏi

1 / Theo em, Khánh có phải là học sinh biết tôn trọng lẽ phải hay không ?

2/ Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ nói với bạn điều gì ?

Bạn Khánh không biết tôn trọng lẽ phải, vì đã có việc làm sai trái, không chấp hành nội quy của nhà trường.

Tại sao dân làng Ba Tri lại cử ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế ?

Dân làng Ba Tri lại cử ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế để mang đơn kiện ra triều đình Huế vì chanh chấp và không hài lòng kết quả phân xử của quan tỉnh Vĩnh Long.

Tinh thần đấu tranh tôn trọng lẽ phải của dân làng Ba Tri được thể hiện như thế nào?

Tinh thần đấu tranh tôn trọng lẽ phải của dân làng Ba Tri được thể hiện bất khuất, kiên trìĐường từ Ba Tri đến kinh đồ Huế dài cả ngàn cây số và lúc bấy giờ chỉ có hai cách đi : một là đi bằng thuyền, phải chờ mùa gió thuận, chưa nói đến bão tố nguy hiểm xảy ra thường xuyên ; hai là bằng đường bộ thì lại lắm đèo, nhiều dốc hiểm trở, đấy cọp, beo và giặc cướp ở dọc đường. Thế nhưng những trở ngại to lớn ấy đã khống ngăn được ý chí và quyết tâm của các vị bô lão, đại biểu của dân làng Ba Triệ Các cụ già đã ra tận kinh đô bằng sức của đôi chân, đã tiếp kiến được nhà vua để trình bày mọi lẽ, và cuối cùng các cụ đã thắng cuộc, trở về. Lẽ phải ở về phía dân làng đi thưa kiện.

Từ khóa » đâu Không Phải Là ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải