Tôn Trọng Lẽ Phải Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tôn trọng lẽ phải là gì? Tôn trọng lẽ phải là phẩm chất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi con người. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về phẩm chất này nhé.
Phẩm chất tôn trọng lẽ phải
- 1. Tôn trọng lẽ phải là gì?
- 2. Ví dụ tôn trọng lẽ phải
- 3. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- 4. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
- 5. Ca dao, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải
1. Tôn trọng lẽ phải là gì?
Tôn trọng lẽ phải là tôn trọng điều gì?
Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
=> Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái.
2. Ví dụ tôn trọng lẽ phải
Dưới đây là những việc làm tôn trọng lẽ phải:
Ví dụ 1: Dù A và B là hai bạn thân nhưng khi A có hành vi sai như đánh bạn, quay cóp thì B luôn nhắc nhở và khuyên A không nên làm như vậy.
Ví dụ 2: Hồng là lớp trưởng và có xích mích với Dương nhưng khi có người chơi xấu hay đánh Dương thì Hồng luôn đứng ra bảo vệ vì những hành vi đánh người hay chơi xấu đều không đúng.
Ví dụ 3: Khi An đang đi đường thì thấy một người có hành vi lén lút ăn trộm tiền của người đi bộ. Thấy vậy An liền hô to lên và chỉ về hướng tên trộm để mọi người dùng biết và cùng bắt. Khi nghe vậy mọi người đã cùng nhau bắt kẻ gian và đưa lên công an. An đã có hành động đúng đắn.
Như vậy tôn trọng lẽ phải là tôn trọng những phẩm chất đạo đức của con người, tôn trọng những điều đúng đắn, làm những việc nên làm để con người và xã hội ngày càng văn minh hơn. Lẽ phải cũng là thể hiện sự công bằng, người ngay thẳng cần được tuyên dương còn kẻ gian thì phải bị trừng trị.
3. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập:
- Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài
- Không quay cóp, giở tài liệu, gian lận trong khi kiểm tra
- Làm đầy đủ bài tập về nhà
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong quan hệ với mọi người:
- Không vu oan cho người khác
- Không bịa đặt những điều không đúng sự thật về người khác
- Ngăn cản những hành động sai
- Ủng hộ những hành động chính nghĩa
4. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
Tôn trọng lẽ phải giúp đảm bảo công bằng cho mọi người, đảm bảo mọi quy định được chấp hành. Bên cạnh đó còn giúp mọi người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng đắn.
Khi một người biết tôn trọng lẽ phải thì người đó sẽ biết lên án những điều xấu trong cuộc sống, qua đó góp phần làm giảm bớt đi những điều không chuẩn mực.
5. Ca dao, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải
Tôn trọng lẽ phải đã được quyền đạt trong những câu ca dao, tục ngữ của ông cha. Cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ này nhé:
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn: Câu tục ngữ muốn nói chúng ta sống thì nên tôn trọng lẽ phải, minh bạch thì nghĩa tình trước sau của những người đối với chúng ta sẽ luôn trọn vẹn.
- Lời hơn lẽ thiệt:
- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời: Ý của câu tục ngữ muốn nói khôn ngoan đến đâu cũng thua lẽ phải, sức khoẻ đến đâu cũng chịu lời nói đúng; dùng lời lẽ phân tích phải trái tốt hơn là dùng mánh khoé, vũ lực.
- Lời hay lẽ phải: Là ý chỉ nên học theo những lời dạy hay của người lớn người đi trước để lại, không nên trái lại.
- Vàng thật không sợ lửa: ý nghĩa là người luôn ngay thẳng làm điều đúng thì không sợ điều gì như vàng thật thì dù thử lửa cũng không bị đen.
- Nói phải củ cải cũng nghe: Câu tục ngữ nhắc đến “củ cải” một thứ củ quả rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta, câu tục ngữ mượn củ cải để nói lên đạo lý sống ở đời.
- Khó mà biết lẽ biết trời /Biết ăn biết ở hơn người giàu sang: Câu ca dao đang nói đến người biết lẽ phải, biết cách sống sẽ được mọi người yêu quý, giàu có nhưng không biết cách sống thì cũng sẽ không được lòng người.
- Cây ngay không sợ chết đứng: Câu này cũng có nghĩa là người làm điều đúng không sợ bị vu oan, không bị đổ điêu về những hành động của mình nên không phải kinh sợ.
- Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo: Hai câu ca dao này thể hiện sự tôn trong lẽ phải, nếu bạn là người thay thẳng thì chẳng sợ gì những lời nói của người khác.
Trên đây Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tôn trọng lẽ phải. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình
Từ khóa » đâu Không Phải Là ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải
-
Tôn Trọng Lẽ Phải Có ý Nghĩa Như Thế Nào đối Với Mỗi Người - Khóa Học
-
Quan điểm Nào Sau đây KHÔNG Phải ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải ...
-
Tôn Trọng Lẽ Phải Mang Lại ý Nghĩa Như Thế Nào? - Nguyễn Anh Hưng
-
Trắc Nghiệm Công Dân 8 Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải | Tech12h
-
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 - Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải
-
[CHUẨN NHẤT] Ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải? - Top Lời Giải
-
Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải - Luật Hoàng Phi
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm GDCD 8 Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải (có đáp án)
-
Biểu Hiện Và ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải Trong Cuộc Sống - VOH
-
Tôn Trọng Lẽ Phải Mang Lại ý Nghĩa Như Thế Nào? - Hoc24
-
Bài 1. Tôn Trọng Lẽ Phải SBT GDCD Lớp 8: Nêu Một Số Biểu Hiện Của ...
-
Biểu Hiện Và ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải
-
Trắc Nghiệm Công Dân 8 Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải | Giải Sgk GDCD 8
-
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân Lớp 8 Bài 1 | HoiCay - Top Trend News
-
Top 30 Biểu Hiện Nào Sau đây Tôn Trọng Lẽ Phải 2022
-
Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải - Học Đấu Thầu
-
Điều Hay Lẽ Phải Là Gì - Hỏi Gì 247