Bài 1 Trang 66 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 66 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.

Lặn lội thân cò khi quãng trắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Trả lời bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Trong đoạn thơ trích từ bài Thương vợ của Trần Tế Xương, tác giả đã sử dụng các thành ngữ:

– Một duyên hai nợ: hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương tất cả công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

– Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc.

So với các thành ngữ thông thường như cách giải nghĩa ở trên, các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, thể hiện sự khái quát và có giá trị biểu cảm cao hơn. Đồng thời cũng khắc họa được rõ nét hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang trong công việc gia đình.

Cách trình bày 2

Thành ngữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:

+ Một duyên hai nợ: hàm ý nói bà Tú lấy chồng cái duyên có một ít cái nợ, diễn tả nỗi vất vả của bà Tú

+ Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng

⇒ Sử dụng thành ngữ đơn giản, ngắn gọn, nhưng diễn đạt đầy đủ, sinh động, diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau có giá trị biểu cảm cao

– Hai thành ngữ trên phối hợp với nhau theo các cụm từ có ý nghĩa gần giống thành ngữ lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước được khắc họa hình ảnh bà Tú tần tảo, đảm đang, tháo vát.

Cách trình bày 3

Tác giả đã sử dụng hai thành ngữ:

- Một duyên hai nợ: Hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương tất cả công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

- Năm nắng mười mưa: Chỉ sự vất vả, cực nhọc khi phải làm việc ngoài trời với thời tiết khắc nghiệt.

Nếu so sánh với các từ ngữ thông thường như cách giải nghĩa ở trên, ta thấy các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, thể hiện sức khái quát và có giá trị biểu cảm cao hơn.

Nhờ việc sử dụng hai thành ngữ, kết hợp với các cụm từ cũng có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, tác giả đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình.

Cách trình bày 4

* Hai thành ngữ đó là:

- Một duyên hai nợ: hàm ý nói bà Tú lấy chồng cái duyên chỉ có một (ít) mà cái nợ lại đến hai (nhiều) để chỉ nỗi vất vả của bà tú.

- Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng.

 * Phân biệt:  - Nếu so với các từ ngữ thông thường như giải thích ở trên, ta thấy thành ngữ thường đơn giản, ngắn gọn nhưng nội dung lại đầy đủ, sinh động, diễn tả được nhiều ý nghĩa khác nhau và có giá trị biểu cảm cao hơn.

- Hai thành ngữ trên phối hợp với nhau với phối hợp với các cụm từ có ý nghĩa gần giống thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc họa được hình ảnh bà Tú vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong việc mưu sinh cho cả gia đình.

Cách trình bày 5

Lặn lội thân cò: từ hình ảnh “con cò” trong ca dao, Tú Xương đã sáng tạo ra một thành ngữ mới, chỉ sự vất vả của người phụ nữ.

Một duyên hai nợ: cũng là một thành ngữ do Tú Xương sáng tạo ra từ một khái niệm “duyên nợ” của nhà Phật, nói về tình nghĩa vợ chồng.

Năm nắng mười mưa:chỉ sự dãi dầu, cực nhọc, vất vả.

So với từ ngữ thông thường, thành ngữ thường đơn giản, ngắn gọn nhưng nội dung lại đầy đủ, sinh động, có tính gợi tả cao, diễn tả được nhiều ý nghĩa khác nhau và có giá trị biểu cảm cao hơn. Tú Xương vận dụng và sáng tạo những thành ngữ dân gian để khắc họa được hình ảnh bà Tú vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong việc mưu sinh cho cả gia đình.

-/-

Bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Từ khóa » Câu 1 Trang 66 Sgk Văn 11