Bài 10: Hy Lạp Và La Mã Cổ đại Lịch Sử 6 [Kết Nối Tri Thức]

Bài trước Tiếp theo

Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trinh sách kết nối tri thức

Phần mở đầu

Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và La Mã thi không có châu Âu hiện đại (theo Ăng-ghen). Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật?

1. Điều kiện tự nhiên

1/ Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật.

2/ Đoạn tư liệu trên cho em biết địa gì về hoạt động kinh tế của Hy Lạp cổ đại.

3/ Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế nào? 4/ Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí đại lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.

Hướng dẫn trả lời Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp Tiểu Á. – Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải. Đây là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

+ Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin (Thermopil), nhưng cả hai đều có địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo chạy ngang dọc, tạo nên những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau. (Đây được xem như một trong những tiền đề tạo nên những quốc gia thành bang của lịch sử Hy Lạp cổ đại). Tuy nhiên, ở đây cũng có một số dải đồng bằng như đồng bằng Tétxali (Therssalie) ở miền Bắc, đồng bằng Attich (Attique), đồng bằng Bêôxi (Beotie) và đặc biệt là thành thị Athens (Athens) nổi tiếng ở miền Trung.

+ Miền Nam là bán đảo Pêlôpône (Peloponnesus) được ví như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Pêlôpône, Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Đây cũng là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp – thành bang Spart.

– Hy Lạp Tiểu Á là những vùng đất thuộc ven bờ Tiểu Á, nằm ở phía tây của đế quốc Ba Tư. Đất đai ở đây tương đối trù phú và bằng phẳng. Đây là vùng đồng bằng bình nguyên – nơi có thành thị Milê, quê hương của các nhà triết học theo trường phái Milê – do đó thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. Vùng đất này mặc nhiên làm thành chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.

– Vùng Hy Lạp quần đảo bao gồm những hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Êgiê thuộc Địa Trung Hải, giống như một chuỗi ngọc trang điểm cho Hy Lạp lục địa. Các hòn đảo lớn của Hy Lạp cổ đại gồm có đảo Ơbê, đảo Látbốt, đảo Xamốt; dãy đảo Xiclát (trong đó có đảo Đêlốt – một trung tâm lớn về mậu dịch hàng hải trên biển Egiê của người Hy Lạp cổ) tạo thành một hành lang cầu nối giữa vùng Hy Lạp lục địa với vùng Hy Lạp Tiểu Á và đặc biệt, ở phía nam có đảo Cơrét – một trung tâm thương mại, đồng thời là trung tâm của nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hy Lạp – văn minh Cơrét-Myxen. Tuy nhiên, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại không ổn định, nó thay đổi theo sự hưng vong của từng thời kỳ lịch sử nhất định (dưới thời Alecxandre Đại đế, lãnh thổ Hy Lạp được mở rộng thêm rất nhiều). Biên giới biển Hy Lạp cổ đại rất dài, bờ biển có đặc trưng riêng ở hai nửa Đông – Tây. Bờ biển phía tây gồ ghề lởm chởm, không thuận tiện lắm cho việc hình thành các hải cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều vịnh, hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu thuyền đi lại. Bờ biển phía tây của miền Hy Lạp Tiểu Á cũng tương tự như bờ biển phía đông Hy Lạp lục địa.

– Nằm ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp cổ đại thuộc vùng khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – khí hậu lý tưởng cho sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không cao. Những ưu đãi của tự nhiên về khí hậu khiến cho cư dân Hy Lạp cổ đại có thể hoạt động sản xuất, buôn bán tất cả các mùa trong năm. Biển Egiê thanh bình tạo điều kiện cho hoạt động hàng hải phát triển mạnh. Theo các nhà mỹ thuật, khí hậu ở vùng Địa Trung Hải làm cho mọi vật trở nên sáng hơn, màu sắc được định hình rõ nét hơn. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sản sinh ra nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại vô cùng rực rỡ.

2/ Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể đến khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia Hy Lạp cổ đại. Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho. Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo. Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm (chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã hội). Nhưng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng, khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công. Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.

3/ Phát triển một số ngành kinh tế: – Khai thác khoáng sản: đồng, vàng, bạc – Xuất khẩu: rượu, đồ gốm, đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải… – Thương nghiệp bằng đường thủy: do có nhiều vũng vịnh thích hợp xây hải cảng

4/ – Văn minh La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo Ý. Đây là một dải đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000 km2. Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc theo bán đảo từ tây bắc xuống đông nam. Phía Bắc bán đảo ý có dãy núi Alpes, một biên giới tự nhiên ngăn cách Ý với châu Âu; ba phía Tây, Nam và Đông đều tiếp giáp với biển. Ngoài ra, ở vùng biển phía Nam còn có đảo Scicile, vùng biển phía tây là đảo Coócxơ và đảo Xácđennhơ. – Khác với Hy Lạp, bán đảo Ý không bị chia cắt thành những vùng biệt lập. Ở đây có khá nhiều đồng bằng màu mỡ, phân bố đều ở cả đất liền và hải đảo: đồng bằng sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng sông Tibres ở miền Trung, và một số đồng bằng trên đảo Scicile… Đặc biệt, ở bán đảo Ý, nhất là ở miền Nam có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và nghề nông. Song song đó, diện tích rừng núi khá lớn, tạo nên nguồn tài nguyên rừng khá phong phú. Về khoáng sản, La Mã cũng có một số kim loại quý như vàng, đồng, chì, sắt… Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu, thuận tiện hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải. – Với biên giới ba mặt giáp biển, khí hậu ở Ý cũng giống khí hậu ở Hy Lạp, quanh năm ấm áp, ôn hòa (mùa đông dao động từ 6 – 11oC). Chính vì thế, người dân nơi đây có thể hoạt động sản xuất quanh năm, tàu thuyền đi lại thuận lợi – một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế. Cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước của La Mã trong lịch sử.

2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại

Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?

Hướng dẫn trả lời Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis). Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên (rừng núi đã tạo ra những khu vực với đường biên giới tự nhiên khép kín, biệt lập) và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp.

Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận.

Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân. Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh (đường biên giới lãnh thổ, chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ riêng.

Là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước tựu chung phát triển theo hai thể chế: Cộng hòa quý tộc tiêu biểu là thành bang Spart và cộng hòa dân chủ (dân chủ đích thực) tiêu biểu là thành bang Athens.

+ Ở nhà nước Spart (sau khi người Spart-Đôrien chinh phục dân Akêen), mọi công dân Spart nam từ 18 tuổi trở lên đều là thành viên của Đại hội công dân: Đại hội công dân bầu mỗi năm một lần, quyết định mọi công việc của nhà nước. Từ Đại hội công dân bầu ra một cơ quan thứ hai là Hội đồng trưởng lão, gồm những công dân Spart nam từ 30 tuổi trở lên. Hội đồng trưởng lão lại bầu ra hai vị vua (sở dĩ họ bầu ra hai vua vì muốn hạn chế tối đa sự chuyên quyền). Thực chất, Spart là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, một nhà nước quân phiệt, tàn bạo và kìm hãm sự phát triển xu hướng dân chủ ở các thành bang khác.

+ Nhà nước Athens hình thành trên cơ sở tự nguyện của 4 bộ lạc hợp thành, không có sự can thiệp, xâm lược của thế lực bên ngoài. Chính vì vậy, nhà nước Athens được xây dựng theo hướng dân chủ chủ nô, trải qua các cuộc cải cách của Têdê, Xôlông, Clixten, Ephiantét, Pêricơlét đã trở thành mô hình nhà nước điển hình của thế giới cổ đại. Nhà nước Athens cũng có Đại hội công dân gồm các công dân tự do nam từ 18 tuổi trở lên. Hàng năm, Đại hội công dân sẽ bầu ra Hội đồng 400 người (mỗi bộ lạc 100 người) có chức năng như cơ quan lập pháp. Hội đồng 400 người sẽ bầu ra các Chấp chính quan có chức năng như cơ quan hành pháp. Dưới thời của Pêricơlét thế kỷ V tr. CN, ba cơ quan này tiếp tục bầu ra Tòa án tối cao gồm 6000 người nhằm thực hiện chức năng tư pháp.

=> Ưu điểm: có thể nói, Athens được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng của 4 bộ lạc tạo thành, do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia. Thiết chế nhà nước Athens là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại. Vì thế, người ta cho rằng, dân chủ là sản phẩm của người Hy Lạp.

3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã

Hướng dẫn trả lời Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:

– Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào năm 753 TCN trên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều có quyền bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.

– Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senat) và “Hoàng đế” (Rex).

+ Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế (Rex).

+ Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.

+ Hoàng đế (Rex): Do Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão bầu ra, không được cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy lạp, La Mã

Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?

Hướng dẫn trả lời Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại:

  • Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,…) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.
  • Văn học Hy Lạp, La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Hi-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở ơ-địp làm vua (Hy Lạp),..
  • Từ những hiểu biết khoa học của nguời phương Đông có đại, nguời Hy Lạp đã khái quát thành những định , định đề, đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định LÍ Pi-ta-go, dịnh lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét.
  • Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Đó là dương lịch.
  • Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã thời cổ đại là Hê-rỔ đột với Lịch sử chiếntranh Hy Lạp – Ba Tư, Tuy-x-dit với Lịch sử chiến tranh Pg10-pôn-net, PO-li-bl-ut với bộ Thông sử
  • Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cho đến nay như các pho tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lục sĩ ném đĩa, Nữ thn A-tê-na, thần Hec-met và những phủ điều trên Khải hoàn môn,…
  • Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, nhiều công trình còn được bảo tồn đến ngày nay.

– Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay:

  • Thần thoại Hi Lạp: Các vị thần như thần Dớt của Hy Lạp trở thành Giupite của La Mã. – Thần Nêva – vợ thần Dớt của Hy Lạp thành thần Giumông – vợ của Giupite của La Mã…
  • Kịch: Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch, có những nhà soạn kịch nổi tiếng như: Etsin, Xôphốc, Ơripit.
  • Kiến trúc: đền Páctênông, đền Dớt ở Ơlempi, các đền thờ ở mốt số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin; các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtêông, rạp hát, các khải hoàn môn.
  • Điêu khắc: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo, nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra…
  • Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn học, vật lí học, y học… Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Talet, Ơclit, Acsimet, Arixtot, Êratôtxten. Thành tựu khoa học rất lớn của Hy Lạp đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh thế giới.
  • Ngoài ra, còn có một số nhà khoa học nổi tiếng Eratơxten, Piliniut, Hipôcrat (ông tổ thầy thuốc của y học phương Đông…)

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?

2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

3/ Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

4/ Dựa vào nội dung của bài và tìm kiếm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một thành tựu của nền văn minh cổ đại mà em ấn tượng nhất và chia sẻ với bạn.

Hướng dẫn trả lời Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:

Đặc điểm chung:

– Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).

– Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.

– Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.

– Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.

– Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.

– Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…

2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có sự khác nhau:

Nhà nước thành bang ở Hy LạpNhà nước đế chế ở La Mã
Đặc điểm hình thành– Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis) đọc lập về kinh tế, chính trị, lực lượng vũ trang và luật lệ riêng. – Không có nhu cầu hợp nhất hay sáng lập thành một quốc gia thống nhất – Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộ chiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.
Tổ chức nhà nước– Đứng đầu là vua (không nắm toàn bộ quyền hành). Tiêu biểu là tổ chức Nhà nước thành bang A-ten: – Đại hội nhân dân:+ Gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên+ Có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước- Đại hội nhân dân bầu ra:+ Hội đồng 500 người+ Tòa án 6000 người+ Hội đồng 10 tư lệnh – Đứng đầu là Hoàng đế- Đại hội công dân, gồm:+ Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp. CÓ quyền hành lớn.+ Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được tham gia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức.- Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực. Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng Hội đồng chấp chính và Hội đồng quan án đều do Đại hội Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ.- Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bình dân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế.→ Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộng hòa quý tộc chủ nô
Hình thức nhà nướcHai hình thức chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô)Hình thức cộng hòa quý tộc chủ nô -> chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế (cuối TK II)
Nguồn luật– Các đạo luật do Hội nghị công dân thông qua- Những tập quán bất thành văn – Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của lực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án.- Các tập quán pháp- Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật. → Nguồn luật rất phong phú,

3/ Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ không những do tiếp thu mà còn phát triển, sáng tạo những thành tựu của người phương Đông cổ đại:

  • So với Phương Đông nền văn minh Phương Tây ra đời chậm hơn đến cả thiên niên kỷ. Khi Phương Đông đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ của văn minh thì Phương Tây đang đắm chìm trong lạc hậu và dã man. Họ đã tiếp thu những thành tựu văn minh của người phương Đông thông qua người Ả Rập để làm giàu thêm kho tàng tri thức của mình. Những phát minh vĩ đại của người Phương Đông (Trung Quốc) đã được người phương Tây sử dụng một cách hiệu quả cho sự phát triển.
  • Kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in thay vì dùng để in lá bùa, chú… phục vụ cho cúng bái của người Trung Quốc đã được người phương Tây sử dụng phục vụ để in tài liệu phổ biến khoa học và in sách giáo khoa phục vụ cho cho giáo dục nhà trường. Trường học ra đời sớm và giáo dục phát triển là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội Tây Âu vào thời hậu kỳ trung đại và thời cận đại đã bứt phá một cách ngoạn mục để lại phương Đông trì trệ ở đằng sau.

4/ HS tự làm

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.Mong các bạn thông cảm nha.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục

Bài trước Tiếp theo (Visited 5.162 times, 1 visits today)

Từ khóa » Bản đồ Hy Lạp La Mã Cổ đại