Lý Thuyết Hy Lạp Và La Mã Cổ đại Lịch Sử Và Địa Lí 6 Cánh Diều

1. Điều kiện tự nhiên

- Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Còn bán đảo La Mã dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hy Lạp. Như vậy cả Hy Lạp và La Mã đều ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà,…

- Cả Hy Lạp và Lưỡng Hà đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia phương Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, đều có những vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền hòa, ít giông bão, rất thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè trên vùng Địa Trung Hải.

- Do đất đai khô cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước, muộn hơn nhiều so với các quốc gia ở phương Đông. Mãi tới đầu thiên nhiên kỉ I TCN, khi công cụ đồ sắt bắt đầu sử dụng thì mới bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước. 

2. Tổ chức nhà nước thành bang

- Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.

- Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.

- Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

- Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:

+ quý tộc chủ nô

+ nông dân

+ người làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân...)

- Ưu điểm của nhà nước thành bang:

+ Không như ở phương Đông, quyền lực tối cao tập trung trong tay hoàng đế (chế độ quân chủ chuyên chế), ở Aten (Hi Lạp) quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân.

+ Tất cả những công dân 18 tuổi trở nên (chỉ giành cho nam giới), đều được tham gia. Cơ quan này có quyền thảo luận những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như giảng hòa hay tuyên chiến, đề ra các dự luật, bầu chọn và cử các viên chức nhà nước như chức chấp chính quan hay tư lệnh quân đội.

+ Ngoài ra, còn có Hội đồng 500 người, mà tất cả các công dân tự do (nam) từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia. Đây là cơ quan hành chính cao nhất. Số đại biểu của mỗi tiểu khu cử lên được căn cứ theo tỉ lệ dân số nhiều hay ít.

+ Ở A-ten, còn quy định chế độ “bỏ phiếu bằng vỏ sò”. Có nghĩa là mọi công dân A-ten đều có thể ghi tên những người, kể cả quan chức bị nghi ngờ phản trắc. Nếu có 6000 vỏ sò cùng ghi tên một người thì trong vòng 10 ngày họ bị trục xuất khỏi thành bang, của cải bị niêm phong.

3. Tổ chức nhà nước đế chế

Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:

- Thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a và trở thành một đế chế.

- Dưới thời Ốc-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.

- Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.

Viện nguyên lão

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã:

+ Cả Hy Lạp và La Mã đều biết làm ra lịch dương.

+ Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. La Mã dựa vào hệ thống chữ Hy Lạp tạp ra mẫu tự La-tin.

+ Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã. Hy Lạp xuất hiện thể loại văn học thần thoại, với hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê.

+ Hy Lạp và La Mã đều xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng.

+ Hy Lạp là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học nổi tiếng.

+ Cả người Hy Lạp và La Mã đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, tuyệt mỹ.

ND chính

ND chính:

- Điều kiện tự nhiên Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Tổi chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã cổ đại

- Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại

Sơ đồ tư duy Hy Lạp và La Mã

 

Loigiaihay.com

Từ khóa » Bản đồ Hy Lạp La Mã Cổ đại