Bài 12, 13, 14 Trang 52 Hình Học 10 Nâng Cao: Tích Vô Hướng Của ...
Có thể bạn quan tâm
Bài 12: Cho đoạn thẳng \(AB\) cố định, \(AB = 2a\) và một số \({k^2}\). Tìm tập hợp các điểm \(M\) sao cho \(M{A^2} – M{B^2} = {k^2}\).
Gọi \(O\) là trung điểm đoạn \(AB, H\) là hình chiếu của \(M\) lên \(AB\). Ta có
\(\eqalign{ & M{A^2} – M{B^2} = {k^2}\,\,\, \Leftrightarrow \,\,{\overrightarrow {MA} ^2} – {\overrightarrow {MB} ^2} = {k^2} \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow (\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} ).\,(\overrightarrow {MA} – \overrightarrow {MB} ) = {k^2} \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 2\overrightarrow {MO} .\,\overrightarrow {BA} = {k^2}\, \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 2\left( {\overrightarrow {MH} + \overrightarrow {HO} } \right).\overrightarrow {BA} \cr & .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 2\overrightarrow {HO} .\,\overrightarrow {BA} = {k^2} \cr} \)
( Vì \(\overrightarrow {MH} .\overrightarrow {BA} = \overrightarrow 0 \))
Suy ra \(H\) cố định nằm trên tia \(OB\) và \(OH = {{{k^2}} \over {4a}}\).
Do \(H\) là hình chiếu của \(M\) lên \(AB\) nên tập hợp các điểm \(M\) là đường thẳng vuông góc với \(AB\) tại \(H, H\) nằm trên tia \(OB\) sao cho \(OH = {{{k^2}} \over {4a}}\).
Bài 13: Trong mặt phẳng tọa độ, cho \(\overrightarrow u = {1 \over 2}\overrightarrow i – 5\overrightarrow j \) và \(\overrightarrow v = k\overrightarrow i – 4\overrightarrow j \).
a) Tìm các giá trị của \(k\) để \(\overrightarrow u \bot \overrightarrow v \);
b) Tìm các giá trị của \(k\) để \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| {\overrightarrow v } \right|\).
Ta có \(\overrightarrow u = ({1 \over 2}\,;\, – 5)\,;\,\,\,\overrightarrow v = (k\,;\, – 4)\,\).
Advertisements (Quảng cáo)
a) \(\overrightarrow u \bot \overrightarrow v \,\, \Leftrightarrow \,\,\overrightarrow u .\,\overrightarrow v = 0\,\, \Leftrightarrow \,\,{1 \over 2}.k + ( – 5).( – 4) = 0\,\, \Leftrightarrow \,\,k = – 40.\)
b) \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| {\overrightarrow v } \right|\,\, \Leftrightarrow \,\,\sqrt {{1 \over 4} + 25} = \sqrt {{k^2} + 16} \,\, \Leftrightarrow \,\,{{101} \over 4} = {k^2} + 16\,\, \Leftrightarrow \,\,k = \pm {{\sqrt {37} } \over 2}\)
Bài 14: Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác \(ABC\) có các đỉnh \(A( – 4\,;\,1),\,B(2\,;\,4),\,C(2\,;\, – 2)\).
a) Tính chu vi và diện tích của tam giác đó.
b) Tìm tọa độ của trọng tâm \(G\), trực tâm \(H\) và tâm \(I\) của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\). Từ đó hãy kiểm tra tính chất thẳng hàng của ba điểm \(I, G, H\).
a) Ta có \(\overrightarrow {AB} = (6\,;\,3)\,,\,\,\overrightarrow {AC} = (6\,;\, – 3)\,,\,\,\overrightarrow {BC} = (0\,;\, – 6).\) Suy ra
Advertisements (Quảng cáo)
\(\eqalign{ & AB = \sqrt {{6^2} + {3^2}} = \sqrt {45} = 3\sqrt 5 \cr & AC = \sqrt {{6^2} + {{( – 3)}^2}} = \sqrt {45} = 3\sqrt 5 \cr & BC = \sqrt {{0^2} + {{( – 6)}^2}} = \sqrt {36} = 6 \cr} \)
Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\).
Chu vi tam giác \(ABC\) là \(3\sqrt 5 + 3\sqrt 5 + 6 = 6\sqrt 5 + 6\).
Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\) thì \(AM\) là đường cao của ta giác \(ABC\).
Ta có \(M(2\,;\,1)\,,\,\,\overrightarrow {AM} = (6\,;\,0)\,\, \Rightarrow \,\,AM = \sqrt {{6^2} + 0} = 6\).
Diện tích tam giác \(ABC\) là
\({S_{ABC}} = {1 \over 2}BC.AM = {1 \over 2}.6.6 = 18\)
b) Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) là
\(\left\{ \matrix{ {x_G} = {1 \over 3}({x_A} + {x_B} + {x_C}) = {1 \over 3}( – 4 + 2 + 2) = 0 \hfill \cr {y_G} = {1 \over 3}({y_A} + {y_B} + {y_C}) = {1 \over 3}(1 + 4 – 2) = 1 \hfill \cr} \right.\,\)
Vậy \(G\,(0\,;\,1)\).
Gọi \(H\,({x_H}\,,\,{y_H})\) là trực tâm tam giác \(ABC\). Ta có
\(\eqalign{ & \left\{ \matrix{ \overrightarrow {AH} .\,\overrightarrow {BC} = 0 \hfill \cr \overrightarrow {BH} .\,\overrightarrow {AC} = 0 \hfill \cr} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ ({x_H} + 4).0 + ({y_H} – 1).( – 6) = 0 \hfill \cr ({x_H} – 2).6 + ({y_H} – 4).( – 3) = 0 \hfill \cr} \right.\,\, \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ {x_H} = {1 \over 2}\hfill \cr {y_H} = 1 \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy \(H\,\left( {{1 \over 2}\,;\,1} \right)\).
Gọi \(I\,({x_I}\,,\,{y_I})\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\). Ta có
\(\eqalign{ & \left\{ \matrix{ A{I^2} = B{I^2} \hfill \cr A{I^2} = C{I^2} \hfill \cr} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ {({x_I} + 4)^2} + {({y_I} – 1)^2} = {({x_I} – 2)^2} + {({y_I} – 4)^2} \hfill \cr {({x_I} + 4)^2} + {({y_I} – 1)^2} = {({x_I} – 2)^2} + {({y_I} + 2)^2} \hfill \cr} \right. \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ {x_I}^2 + 8{x_I} + 16 + {y_I}^2 – 2{y_I} + 1 = {x_I}^2 – 4{x_I} + 4 + {y_I}^2 – 8{y_I} + 16 \hfill \cr {x_I}^2 + 8{x_I} + 16 + {y_I}^2 – 2{y_I} + 1 = {x_I}^2 – 4{x_I} + 4 + {y_I}^2 + 4{y_I} + 4 \hfill \cr} \right. \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ 4{x_I} + 2{y_I} = 1 \hfill \cr 4{x_I} – 2{y_I} = – 3 \hfill \cr} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ \matrix{ {x_I} = – {1 \over 4} \hfill \cr {y_I} = 1 \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy \(I\,( – {1 \over 4}\,;\,1)\).
Khi đó, ta có \(\overrightarrow {IG} = \left( {{1 \over 4}\,;\,0} \right)\,,\,\,\,\overrightarrow {IH} = \left( {{3 \over 4}\,;\,0} \right)\).
Do đó \(\overrightarrow {IG} = {1 \over 3}\overrightarrow {IH} \) ,
Suy ra \(I, G, H\) thẳng hàng.
Từ khóa » Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ Toán 10 Nâng Cao
-
Giải Toán 10 Nâng Cao Bài 2: Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ
-
Bài 2. Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ
-
Bài 2: Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ
-
Tiết 17 (Hình Học 10 Nâng Cao) TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VEC TƠ ...
-
Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ: Lý Thuyết Và Giải Bài Tập - Marathon
-
HÌNH HỌC 10 NÂNG CAO - CHƯƠNG 2 - PHẦN 1 - THẦY LONG
-
Hình Học 10 Bài 2: Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ - Hoc247
-
Chương II: Tích Vô Hướng Của Hai Véctơ Và ứng Dụng ( 11 Tiết)
-
Chương 2. Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ Và ứng Dụng - Top Lời Giải
-
Bài Tập Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ Nâng Cao
-
Bài Tập Vận Dụng Cao Vectơ, Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ Và ứng Dụng
-
Tiết 17-18-19 Bài 2: Tích Vô Hứớng Của Hai Vectơ - Giáo Án
-
Bài Tập Về Tích Vô Hướng Lớp 10 Nâng Cao
-
Bài 7 Trang 46 Sgk Hình Học 10: Bài 2. Tích Vô Hướng Của Hai Vectơ