Bài 13. Nước Mĩ Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 - 1939)

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13. Việt Nam và Biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Mục lục nội dung Bài 13: Việt Nam và Biển Đông1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nama) Về quốc phòng, an ninh b) Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa a) Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sab) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông3. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình a) Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyềnb) Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)c) Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012d) Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 

Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

a) Về quốc phòng, an ninh 

Biển Đông có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng đối với đất nước. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, đồng thời hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển – đảo – bờ bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.

Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

b) Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn... đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

- Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích (Cửu Long, Nam Côn Sơn,..). Biển Đông còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng.

- Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang và trên các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng, cảng biển nước sâu và nhiều loại cảng khác tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.

- Với những đặc trưng về khí hậu và cấu trúc đường bờ biển đa dạng, sự phong phú của các làng nghề, bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng, Việt Nam còn được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới, gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

- Vị trí của Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của Việt Nam với các nền văn hoá trên thế giới.

2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 

a) Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. 

- Các chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thực hiện nhiệm nhiệm vụ đo đạc, dựng miếu, trồng cây, khai thác sản vật,...

- Từ đó, các chính quyền Tây Sơn và triều Nguyễn về sau tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

- Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện cho nhà Nguyễn thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Năm 1950, Pháp giao lại quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng.

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lí của chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1955) tiếp tục quản lí trực tiếp quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Tháng 4 – 1975, quân Giải phóng miền Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Tháng 7 – 1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

b) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Là quốc gia có chủ quyền đầy đủ đối với các vùng biển trên Biển Đông, Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, đã đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.

- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

- Xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.

- Kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.

- Kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS

3. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình 

a) Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (năm 1977).

- Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982). Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Phú Yên), các điểm còn lại đều nằm trên các đảo.

- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).

- Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 2013). 

- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018). 

- Ngày 22 – 10 – 2018, Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

b) Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

- Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên kí và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn. Ngày 23 – 6 – 1994, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS.

- Theo Công ước, các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển như sau: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa (kể cả thềm lục địa kéo dài). Tuỳ theo đặc điểm và cấu tạo địa lí mà quốc gia ven biển có đầy đủ 5 vùng biển. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.

c) Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012

- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. Ngày 21 – 6 – 2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 – 1 – 2013.

- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.

d) Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 

- Ngày 4 – 11 – 2002 tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm thúc đẩy môi trường hoà bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông. 

- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.

>>> Xem toàn bộ:

- Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

- Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo

- Sơ đồ tư duy Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

- Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13. Việt Nam và Biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 13