Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 13 Có đáp án

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 11Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13 có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào? A. Các nước tư bản trở thành con nợ của Mĩ B. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới D. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ Câu 2. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 - 1929 D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phát triển mạnh mẽ Câu 3. Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Tài chính, ngân hàng D. Thương mại, dịch vụ Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 - 10 - 1929? A. Ngày khủng hoảng chưa từng có B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80% C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời Câu 5. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào? A. Năm 1930 B. Năm 1931 C. Năm 1932 D. Năm 1933 Câu 6. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là A. H.Huvơ B. H.Truman C. D.Aixenhao D. Ph.Rudơven Câu 7. Bản chất của Chính sách mới là gì? A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội B. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp C. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng? A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp B. Phục hồi sự phát triển kinh tế C. Tạo thêm việc làm D. Giải quyết nạn thất nghiệp Câu 9. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ Câu 10. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp Câu 11. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì? A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản Câu 12. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới Câu 13. Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ, Ph.Rudơven trúng cử mấy nhiệm kì liên tiếp? A. 2 nhiệm kì B. 3 nhiệm kì C. 4 nhiệm kì D. 5 nhiệm kì Câu 14. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là A. Chính sách làng giềng hợp tác B. Chính sách làng giềng đoàn kết C. Chính sách làng giềng hữu nghị D. Chính sách làng giềng thân thiện Câu 15. Tháng 11 - 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Trung Quốc B. Liên Xô C. Anh D. Pháp Câu 16. Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì? A. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ B. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ C. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ Câu 17. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để: A. giúp đỡ các nước tư bản ở châu Âu chống lại các nước phát xít B. có thể can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ C. ủng hộ các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ D. giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ Câu 18. Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào? A. Tháng 9 - 1931 B. Tháng 10 - 1932 C. Tháng 11 -1933 D. Tháng 12 – 1934 Câu 19. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ ở Mĩ vào thời gian nào : A. Tháng 9 năm 1929 B. Tháng 10 năm 1929 C. Tháng 11 năm 1929 D. Tháng 12 năm 1929 Câu 20. Thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ chấm dứt khi nào? A. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm B. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào tháng 10 - 1929 C. Mĩ mất vị trí là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giói D. Kinh tế Mĩ vấp phải sự cạnh tranh của Tây Âu, Nhật Bản Câu 21. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực nào : A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương mại D. Tài chính ngân hàng Câu 22. Ý nào sau đây không đúng khi nói về tình hình thị trường chứng khoán nước Mĩ ngày 29 - 10 - 1929? A. Là ngày hoảng loạn chưa từng có B. Có những loại cổ phiếu giá lại tăng lên rất nhanh C. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80% D. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời Câu 23. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm: A. 1930 B. 1931 C. 1932 D. 1933 Câu 24. Người đã thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế là: A. Tru-man B. Ai-xen-hao C. Ken-no-đi D. Ru-do-ven Câu 25. Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-do-ven đã: A. tiến hành chính sách xâm lược các nước khác B. nhờ vào sự giúp đỡ của các nước khác C. tổ chức lại các hoạt động dịch vụ D. thực hiện Chính sách mới Câu 26. Ý nào sau đây không phải là biện pháp mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong con khủng hoảng? A. Phục hồi sự phát triển kinh tế B. Tạo thêm nhiều việc làm mới C. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài D. Giải quyết nạn thất nghiệp Câu 27. Đạo luật quan trọng nhất mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ là: A. đạo luật về ngân hàng B. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp C. đạo luật phát triển lĩnh vực du lịch D. đạo luật phục hưng công nghiệp Câu 28. Đạo luật nào sau đây không phải là đạo luật mà Chính phủ Ru-do-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ? A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp B. Đạo luật về ngân hàng C. Đạo luật phục hưng công nghiệp D. Đạo luật phát triển ngoại thương Câu 29. Nội dung chủ yếu của đạo luật Phục hưng công nghiệp là gì? A. Đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu B. Cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài được tự do đầu tư, tham gia quản lí sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất C. Quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ D. Sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt,... Câu 30. Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào? A. Kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội B. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội C. Kinh tế - đối ngoại và chính trị - an ninh D. Kinh tế - tài chính và an ninh - quốc phòng Câu 31. Vấn đề cơ bản nào sau đây không phải là vấn đề mà Chính sách mới của nước Mĩ đã giải quyết được trong cơn khủng hoảng nguy kịch? A. Khôi phục sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới, cứu trợ người thất nghiệp B. Xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt chủng tộc và chênh lệch về mức sống C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế D. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản Câu 32. Vai trò của Nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới là gì? A. Kêu gọi, ưu đãi trong đầu tư nước ngoài B. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế C. Để cho kinh tế phát triển một cách tự do D. Chi phối, điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân Câu 33. Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống bao nhiêu nhiệm kì liên tiếp? A. 2 nhiệm kì B. 3 nhiệm kì C. 4 nhiệm kì D. 5 nhiệm kì Câu 34. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là: A. Giôn-xơn B. Ai-xen-hao C. Ken-nơ-đi D. Ru-dơ-ven Câu 35. Trong quan hệ với các nước Mĩ Latinh, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra: A. Chính sách láng giềng hữu nghị B. Chính sách láng giềng thân thiện C. Chính sách láng giềng hợp tác D. Chính sách láng giềng đoàn kết Câu 36. Tháng 11 - 1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với: A. Pháp B. Anh C. Trung Quốc D. Liên Xô Câu 37. Nước thu nhiều lợi nhuận sau 2 cuộc chiến tranh là: A.Anh B.Pháp C.Liên Xô D.Mĩ Câu 38. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ do: A.Sản xuất ồ ạt khủng hoảng kinh tế thừa B.Chạy theo lợi nhuận C.Cung vượt quá xa cầu D.A, B, C Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào: A.Công nghiệp B.Tài chính ngân hàng C.Xây dựng D.Thương nghiệp Câu 40. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven vào năm nào? A.1932 B.1933 C.1934 D.1935 Câu 41. Ngày Thứ ba Đen tối là ngày: A.29/10/1929 B.29/1/1929 C.2/10/1929 D.30/10/1929 Câu 42. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ (1929 - 1933) : A. Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng. B. Nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ, mất cân đối giữa cung và cầu. C. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức. D. Các tư bản châu Âu không trả nợ cho Mĩ. Câu 43. Người đã thực hiện "Chính sách mới" và đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng kinh tế (1929 - 1933) là A. Tơ-ru-man. B. Ru-dơ-ven C. Ai-xen-hao. D. Hu-vo Câu 44. Chính sách mới là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực A. nông nghiệp B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. D. đời sống xã hội. Câu 45. Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới là A. Đạo luật ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật chính trị, xã hội. Câu 46. Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì? A. Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này B. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh C. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển D. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ Câu 47. Mục đích chính của chính sách “láng giềng thân thiện” do Chính phủ Rudơven đề ra và thực hiện trong những năm 1929 - 1939 là: A. Điều kiện để đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô B. Biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm” C. Cải thiện quan hệ với các nước Mỹ Latinh D. Xây dựng nền hòa bình bền vững ở châu Mĩ Câu 48. Thời gian đương nhiệm của Tổng thống Ru-dơ-ven có điểm gì đặc biệt so với các tổng thống Hoa Kì trước đây? A. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 3 nhiệm kì B. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 4 nhiệm kì C. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 5 nhiệm kì D. Đảm nhiệm vai trò tổng thống trong 6 nhiệm kì Câu 49. Tháng 11 - 1933 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử ngoại giao nước Mĩ? A. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. B. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. C. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh. D. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Câu 50. Ý nào sau đây không phải đạo luật Chính sách mới? A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ Câu 51. Hãy giải thích vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp đóng vai trò là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Ru-dơ-ven? A. Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu B. Đảm bảo nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế Mĩ C. Đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động D. Là cơ sở để ban hành các đạo luật khác Câu 52. Thành quả lớn nhất của Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939 là A. Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng B. Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ C. Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản D. Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế Câu 53. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ với các vấn đề quốc tế trong những năm 1929-1939 là A. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ B. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ C. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ Câu 54. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 bản chất là A. Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm B. Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội C. Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động D. Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu Câu 55. Thái độ trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài của nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939? A. Hạn chế làm căng thẳng thêm các vấn đề quốc tế B. Đảm bảo tình hình an ninh ở khu vực châu Mĩ C. Làm cho các cuộc xung đột bên ngoài ngày càng căng thẳng D. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động Câu 56. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là A. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc B. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai C. theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa D. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ Câu 57. Vai trò của nhà nước trong Chính sách kinh tế mới được đưa ra như thế nào? A. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt kinh tế B. Nhà nước chỉ nắm độc quyền các ngành công nghiệp C. Nhà nước kiểm soát, điều tiết các ngành kinh tế then chốt D. Nhà nước có vai trò thứ yếu, kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ yếu. Câu 58. Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì? A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần. B. Coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất. C. Kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn D. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế. Câu 59. Chính sách đối ngoại Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh chủ yếu là gì? A. Chính sách láng giềng hợp tác B. Chính sách láng giềng đoàn kết C. Chính sách láng giềng hữu nghị D. Chính sách láng giềng thân thiện Câu 60. Tổng thống Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liên tiếp là ai? A. Tơ-ru-man. B. Giôn-xơn. C. Ai-xen hao. D. Ru-dơ-ven. Câu 61. Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào? A. Năm 1933. B. Năm 1931. C. Năm 1934. D. Năm 1932. Câu 62. Chính sách láng giềng thân thiện được Mĩ tiến hành nhằm cải thiện quan hệ với các nước ở: A. châu Âu. B. Mĩ Latinh. C. châu Phi. D. Đông Nam Á.

đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 32B
Câu 2CCâu 33C
Câu 3CCâu 34D
Câu 4CCâu 35B
Câu 5CCâu 36D
Câu 6DCâu 37D
Câu 7DCâu 38D
Câu 8ACâu 39B
Câu 9DCâu 40A
Câu 10BCâu 41A
Câu 11ACâu 42B
Câu 12CCâu 43B
Câu 13CCâu 44C
Câu 14DCâu 45B
Câu 15BCâu 46A
Câu 16ACâu 47B
Câu 17DCâu 48B
Câu 18CCâu 49B
Câu 19BCâu 50D
Câu 20BCâu 51A
Câu 21DCâu 52C
Câu 22BCâu 53A
Câu 23CCâu 54B
Câu 24DCâu 55D
Câu 25DCâu 56D
Câu 26CCâu 57C
Câu 27CCâu 58A
Câu 28DCâu 59D
Câu 29CCâu 60D
Câu 30BCâu 61A
Câu 31BCâu 62B

Chu Huyền (Tổng hợp) Facebook twitter linkedin pinterestTrắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 6 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 6 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 5 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 5 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 4 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 4 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 3 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 3 có đáp án và giải thích

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay

Trắc nghiệm Lịch sử 11 chủ đề 1: Bài 1, 2

Trắc nghiệm Lịch sử 11 chủ đề 1: Bài 1, 2

X

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 13