Bài 13: Phản ứng Hóa Học

1.1. Định nghĩa

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
    • Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.
    • Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.
  • Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
  • Lưu ý: 
    • Dấu "→" đọc là tạo thành (hay sinh ra)

    • Dấu " +" phía trước dấu "→" đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với).

    • Dấu " +" phía sau dấu "→" đọc là: và

  • Ví dụ: 

(1) Lưu huỳnh   +    oxi     →   lưu huỳnh đioxít

(chất tham gia)                       (sản phẩm )

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Oxi sinh ra lưu huỳnh đioxít

(2) Canxicacbonat    canxioxit    + khí cacbonic

(chất tham gia)           (sản phẩm )    (sản phẩm )

⇒ Canxicacbonat sinh ra canxioxit và khí cacbonic

(3) Parafin       +  oxi  khí cacbonic + nước

(chất tham gia)                      (sản phẩm ) 

⇒ Parafin tác dụng với oxi tạo thành khí cacbonic và nước

  • Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

1.2. Diễn biến của phản ứng hóa học

Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí Hidro và khí Oxi tạo thành nước

Hình 1: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí Hidro và khí Oxi tạo thành nước

 

 

Trước phản ứng

Trong quá trình phản ứng

Sau phản ứng

Số phân tử

Một phân tử Oxi, hai phân tử Hiđrô.

Không có phân tử nào.

Hai phân tử nước.

Liên kết giữa các nguyên tử

2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

Không có sự liên kết giữa các nguyên tử.

2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

Số nguyên tử H, số nguyên tử O

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

  • Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

1.3. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

  • Quan sát thí nghiệm sau:

Video 1: Phản ứng giữa kẽm và dung dịch axit clohodric HCl

  • Muốn phản ứng hóa học xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Ví dụ: đường cát dễ tan hơn so với đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.

  • 1 số phản ứng hóa học muốn xảy ra phải được đun nóng đến t0 thích hợp.
  • Có những phản ứng muốn xảy ra cần có mặt của chất xúc tác.

Ví dụ: Quá trình chuyển hóa tinh bột sang rượu cần "men". Men lúc này đóng vai trò là chất xúc tác, giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc.

1.4. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

  • Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác chất phản ứng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không.

  • Dựa vào: màu sắc, trạng thái, tính tan, …

Ví dụ: Đường bị cháy đen, tạo thành Cacbon

Video 2: Axit sunfuric H2SO4 tác dụng với đường

  • Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu để xảy ra phản ứng hóa học. 

1.5. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Phản ứng hóa học

Hình 2: Sơ đồ tư duy bài Phản ứng hóa học

Từ khóa » Trong Phản ứng Hóa Học Các Chất Tham Gia Và Các Chất Sản Phẩm đều Có Cùng