Bài 13: Quyền được Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Của Trẻ Em Việt ...

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 49 SBT GDCD 7: Em hãy nêu một số quyền cơ bản của trẻ em.

Lời giải:

Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Quyền được sống.

Quyền tự do ngôn luận.

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu 2 trang 50 SBT GDCD 7: Theo em, thế nào là quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và được chăm sóc sức khoẻ?

Lời giải:

Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và được chăm sóc sức khoẻ: là quyền được nhà nước tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm danh dự, được chăm sóc, nuôi dậy, bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc.

Câu 3 trang 50 SBT GDCD 7: Thế nào là quyền được học tập và được vui chơi, giải trí ?

Lời giải:

Quyền được học tập và được vui chơi, giải trí là quyền được giáo dục học tập, vui chơi giải trí,tham gia các hoạt động văn hóa thể thao.

Câu 4 trang 50 SBT GDCD 7: Trẻ em có bổn phận gì trong gia đình, nhà trường và xã hội ?

Lời giải:

* Trong gia đình:

   Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

* Ở nhà trường:

   Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

   Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

   Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

* Đối với xã hội :

   Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật.

   Coi trọng và giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc, yêu quê hương, đất nước.

Câu 5 trang 50 SBT GDCD 7: Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?

Lời giải:

Gia đình hoặc người bảo hộ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cuả trẻ.

Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ.

Câu 6 trang 50 SBT GDCD 7: Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến sau đây ?

A. Trẻ em chỉ có quyền, không có bổn phận.

B. Trẻ em được hưởng quyền, không có nghĩa vụ.

C. Đối với trẻ em thì quyền là chính, bổn phận chỉ là phụ.

D. Trẻ em có quyền và nghĩa vụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 50 SBT GDCD 7: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng quyền trẻ em ?

A. Nhà nghèo nhưng vẫn cho trẻ em đi học đúng tuổi.

B. Cha mẹ yêu quý, nuông chiều con, dù con mình sai cũng không bao giờ nhắc nhở.

C. Cha mẹ chăm sóc, yêu thương con, nhưng luôn nhắc nhở, bảo ban mỗi khi con làm điều gì sai trái.

D. Cha mẹ rất chăm lo việc học hành của con nhưng không cho con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ở trường.

E. Cha mẹ cho con đi học nhưng vẫn yêu cầu con làm nhiều việc ở nhà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C

Câu 8 trang 50 SBT GDCD 7: Những hành vi nào sau đây thực hiện đúng bổn phận của trẻ em ?

A. Học hành chăm chỉ và chăm lo dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ.

B. Học giỏi, nhưng không lễ phép với thầy cô giáo và bố mẹ.

C. Rất chăm chỉ việc nhà, lễ phép với mọi người, nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.

D. Lễ phép với thầy cô giáo của mình nhưng không lễ phép với các thầy cô giáo khác trong trường.

E. Chỉ nghe lời thầy cô giáo, không nghe lời dạy bảo đúng đắn của bố mẹ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 50 SBT GDCD 7: Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột 1 để được một câu đúng.

I II
A. Quyền được chăm sóc có nghĩa là 1. tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền trẻ em.
B. Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ 2. được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao.
C. Nhà nước và xã hội 3. trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ sức khoẻ, được nuôi dạy để phát triển toàn diện.
D. Trẻ em không nơi nương tựa 4. được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

Lời giải:

Thứ tự nối là: 3 – A ; 2 – B; 1 – C; 4 – D.

Câu 10 trang 51 SBT GDCD 7: Bản tính thông minh, chăm chí, nhưng vì nhà nghèo quá nên mới học hết lớp 6 Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng rồi, được cô giáo và một số bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học. VI có lòng quyết tâm, với tính chăm chí được rèn luyện từ nhỏ, Hoà đã vừa đi học vừa lao động phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học, mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 7A.

Câu hỏi :

1/ Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận gì của trẻ em ?

2/ Em có thể học tập được điều gì ở bạn Hoà ?

Lời giải:

1/ Hoà đã thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em và bổn phận giúp đỡ bố mẹ.

2/ Em học tập ở Hòa đức tính biết giúp đỡ gia đình và cố gắng học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng của cha mẹ.

II – Truyện đọc

Câu 11 trang 52 SBT GDCD 7: Ở xã Q, Uỷ ban nhân dân và nhân dân trong xã thường xuyên chăm lo cho học sinh phổ thông. Đối với những học sinh nghèo, Uỷ ban nhân dân quan tâm giúp đỡ để các em không vì nghèo khó mà bỏ học. Vì thế, đa số học sinh của xã đều học hành chăm chỉ để không phụ lòng quan tâm chăm sóc của chính quyền và nhân dân. Vậy mà, vẫn có một số bạn lại lêu lổng, lười biếng chuyện học hành và tệ hại hơn nữa là tụ tập hút, chích.

Câu hỏi:

1/ Việc làm của Uỷ ban nhân dân và nhân dân xã Q đã thể hiện trách nhiệm gì?

2/ Hành vi của một số học sinh hư hỏng trong xã đã không thực hiện bổn phận gì của trẻ em?

Lời giải:

1/ Việc làm của Ủy ban nhân dân và nhân dân xã Q đã thực hiện trách nhiệm chăm sóc để trẻ em được học hành.

2/ Hành vi của một số học sinh hư hỏng trong xã đã không thực hiện bổn phận chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, giúp đỡ và thực hiện bổn phận với gia đình.

Câu 12 trang 52 SBT GDCD 7: Nếu gặp trường hợp bị người khác vi phạm quyền trẻ em của mình, em sẽ làm gì?

Lời giải:

Nếu gặp phải trường hợp bị người khác vi phạm quyền trẻ em của mình em sẽ nói lại cho bố mẹ biết hoặc tìm đến cơ quan nhà nước phản hồi lại.

Câu 13 trang 52 SBT GDCD 7: Em tự liên hệ bản thân em đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em chưa. Trường hợp chưa thực hiện tốt hãy giải thích vì sao?

Lời giải:

Với vị trí là 1 học sinh em biết bổn phận của mình là phải học sao cho có hiệu quả, phải thực hiện đầy đủ và tốt nội quy của nhà trường, hòa đồng với bạn bè…

Vị trí là 1 người con trong gia đình, em biết kính trọng, lễ phép,… cha mẹ.

Trả lời câu hỏi trang 54 SBT GDCD 7: Câu hỏi:

1/ Hồng Ý đã thực hiện quyền và bổn phận gì của trẻ em?

2/ Em học tập được gì qua câu chuyện trên?

Lời giải:

1/ Hồng Ý đã thực hiện quyền được học tập, được vui chơi, giải trí.

Hồng Ý đã thực hiện bổn phận chăm chỉ học tập, xây dựng tập thể trường, lớp vũng mạnh, là con ngoan trò giỏi.

2/ Hồng Ý là một tấm gương tiêu biểu cho chúng em noi theo và phấn đấu khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Em cảm thấy rất khâm phục bạn ấy. Bạn là một tấm gương toàn diện về cả học tập và cả các hoạt động đoàn thể mà em sẽ học tập và noi theo.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số lượt đánh giá: 1052

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Nói Rõ Bổn Phận Của Trẻ Em Việt Nam