Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em được Nhà Nước Quy định Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định rõ về các quyền và bổn phận trẻ em. Vậy trẻ em có những quyền và bổn phận gì? Mời các bạn tìm hiểu qua bài tổng hợp dưới đây.
Quyền và bổn phận trẻ em
Theo pháp luật Việt Nam, trẻ em có những quyền cơ bản sau: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Quyền sống chung với cha mẹ và không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Bổn phận trẻ em là gì
Đồng thời, trẻ em còn có quyền được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội; Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm; tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Ngoài quyền lợi trên thì trẻ e có những bổn phận sau đây: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào? Khái niệm trẻ em là gì ?
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Ngoài ra, Luật cũng quy định những việc trẻ em không được làm sau đây: Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng; Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ; Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
Trên đây là Quyền và bổn phận trẻ em đã được Nhà nước quy định. Gia đình và xã hội cần phải chăm sóc và tạo điều kiện để trẻ em được thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình.
Rate this postTừ khóa » Nói Rõ Bổn Phận Của Trẻ Em Việt Nam
-
Bổn Phận Của Trẻ Em Theo Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Em
-
"QUYỀN VÀ BỔN PHẬN" CỦA TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA ...
-
Bổn Phận Của Trẻ Em - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Theo Quy định Pháp Luật, Bổn Phận Của Trẻ Em Gồm Những Bổn Phận ...
-
Bài 13: Quyền được Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Của Trẻ Em Việt ...
-
Quyền Và Bổn Phẩn Của Trẻ Em Theo Quy định Của Pháp Luật Việt Nam
-
Luật Trẻ Em - Xã Vĩnh Phúc
-
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
-
Nâng Cao Nhận Thức Về Các Quyền, Bổn Phận Của Trẻ Em
-
Hỏi đáp Về Luật Trẻ Em - Sở Tư Pháp
-
LUẬT TRẺ EM 2016 - Medinet
-
Nêu Bổn Phận Của Trẻ Em đối Với Quyền được Bảo Vệ Chăm Sóc?
-
Chuyên Mục: Tìm Hiểu Luật Trẻ Em (Phần 2) .CÔNG AN TRA VINH
-
Quyền Trẻ Em - Luật Bảo Vệ Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Em