Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Lịch Sử Lớp 11
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 11
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 11
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 11
Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 91: Các nước phát xít trong giai đoạn 1931-1937 đã có những hoạt động xâm lược nào
Trả lời:
– Nhật chiếm Trung Quốc(1931)
– I-ta-li-a tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a(1935)
– Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 92: Theo em, sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận và đánh giá thế nào ?
Trả lời:
– Sự kiện Muy-ních là sự kiện quan trọng đánh dấu sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai
– Vì lợi ích riêng, các nước Anh Pháp đã nhân nhượng cho Đức để Đức có được Xuy-đét, qua đó tiếp tay cho sự bành trướng của phát xít
– Thể hiện âm mưu tiêu diệt Liên Xô và Chủ nghĩa Xã hội
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 94:
– Sử dụng lược đồ (hình 43) để trình bày việc phát xít Đức mở đầu việc xâm chiếm châu Âu như thế nào?
– Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
– Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm Châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941).
Trả lời:
Trình bày việc phát xít Đức mở đầu việc xâm chiếm châu Âu:
+ 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan và chiếm được Ba Lan trong 1 tháng
+ 4/1940, Đức tấn công sang Tây Âu, chiếm hầu hết các nước rồi đánh sang và chiếm Pháp
+ Tháng 7/1940, Đức tấn công Anh những không thành công
– Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
– Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm Châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941).
* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân sâu sa
+ Tham vọng bá chủ thế giới của Phát xít, gây chiến tranh chia lại thị trường
+ Thái độ nhân nhượng Phát xít của Anh, Pháp, Mĩ do lo sự thù ghét cộng sản
+ Các nước Anh, Pháp, Mĩ muốn mượn chiến tranh để tiêu diệt Liên Xô
– Nguyên nhân trực tiếp
+ Từ 1938-1939, Đức chiếm được Tiệp Khắc, gây chiến với Ba Lan
+ 1/9/1939, Đức chiếm được Ba Lan; Anh , Pháp phải tuyên chiến với Đức
* Niên biểu về quá trình xâm chiếm Châu Âu của phát xít Đức:
Thời gian | Sự kiện |
1/9/1939 | Đức tấn công và chiếm được Ba Lan |
4/1940 | Đức tiến đánh Tây Âu rồi đánh sang Pháp |
7/1940 | Đức tấn công Anh nhưng không thành công |
10/1941 | Đức thôn tính các nước Đông và Nam Âu |
6/1941 | Đức tấn công Liên Xô |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 95: Cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào
Trả lời:
– Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô: 5,5 triệu quân chia làm 3 đạo
– 12/1941, Hồng quân Liên Xô chống trả quyết liệt, đẩy lùi quân Đức khỏi thủ đô, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức
– Đức chuyển hướng tấn công sang Xta-lin-grát, tuy nhiên vẫn thất bại
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 97:
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào( trình bày theo lược đồ hình 46)
Khối đồng minh chống phát xít hình thành như thế nào
Trả lời:
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào( trình bày theo lược đồ hình 46):
– Ngày 7/12/1941, quân Nhật tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ bị thiệt hại nặng nề
– Nhật Bản mở rộng tấn công vào Đông Nam Á, bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương
– Mĩ tuyên chiến với phát xít
Khối đồng minh chống phát xít hình thành như thế nào:
Ngày 1/1/1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh tuyên bố chúng gọi là Tuyên ngôn liên hiệp quốc, cam kết cùng nhau chiến đấu chống phát xít
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 99:
– Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận(từ tháng 6-1942 đến tháng 6 – 1944)
– Trận phản công tại Xta-lin-grat: diễn biến và ý nghĩa.
Trả lời:
– Mặt trận Xô-Đức
+ Tại Xta-lin-grat, Hồng quân Liên Xô phản công đánh bại quân Đức ở đây
+ Từ 5/7 đến 23/8/1943, Hồng quân đánh bại 30 sư đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn quân địch
+ 6/1944, Giải phóng được phần lớn lãnh thổ Liên Xô
– Mặt trận Bắc Phi
+ Quân Anh, Mĩ hợp tác quét sạch quân phát xít ở châu Phi
– Mặt trận Thái Bình Dương :
+ Năm 1943 Mĩ đánh bại Nhật trong trận Gu-a-đan-ca-na
+ Mĩ phản công chiếm các đảo
– Diễn biến trận Xta-lin-grat :
– Từ 11/1942 đến 2/1943, Hồng quân phản công tại Xta-lin-grat
– Hồng quân bao vây, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 33 vạn quân Đức
⇒ Trận Xta-lin-grat có ý nghĩa :
– Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai, phe phát xít chuyển sang thế phòng ngự
– Trên các mặt trận, Liên Xô, Mĩ, Anh phản công liên tiếp và giành thắng lợi
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 17 trang 101:
Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào?
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào?
Trả lời:
Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào:
– Năm 1944, Mĩ-Anh chiếm lại Miến Điện, Phi-líp-pin, tăng cường đánh ở Nhật Bản bằng không quân
– 8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki khiến Nhật thiệt hại nặng nề
– 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, tấn công căn cứ ở Mãn Châu
⇔ Nhật đầu hàng.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào:
– Phe phát xít gồm Đức, Nhật, I-ta-li-a lần lượt đầu hàng
– Các nước chống phát xít đã gặt hái được thắng lợi vẻ vang với trụ cột là Liên Xô, Mĩ, Anh.
– Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề ảnh hưởng lên toàn thế giới
Bài 1 trang 101 Lịch Sử 11: Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào
Trả lời:
– Năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công với 10 chiến dịch liên tiếp, áp sát biên giới Đức
– Mĩ-Anh giải phong được Pháp và một số nước láng giềng, chuẩn bị tấn công Đức
– Năm 1945, Liên Xô bắt đầu tấn công Đức từ phía, đánh tan 1 triệu quân Đức
– Ngày 30/4/1945, Liên Xô chiếm được thủ đô Béc-lin, Hít-le tự sát
– Đức đầu hàng không điều kiện
Bài 2 trang 101 Lịch Sử 11: Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào
Trả lời:
– Liên Xô là ngọn cờ đầu trong phong trào chống Phát xít, kiên quyết đấu tranh từ đầu
– Kiên cường đấu tranh, đập tan âm mưu của phát xít Đức
– Tạo nên bước ngoặt phản công, thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, góp phần quan trọng vào chiến thắng
Bài 3 trang 101 Lịch Sử 11: Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay
Trả lời:
– Các mâu thuẫn cần được giải quyết bằng biện pháp đàm phán, dựa trên hòa bình.
– Toàn thế giới cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng các biện pháp chiến tranh
– Đoàn kết với nhau trong công cuộc chống khủng bố
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 966
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 17
-
Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945) - HOC247
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945)
-
Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 – 1945) - Tech12h
-
Bài 17. Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945)
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
-
Soạn Sử 11: Bài 17. Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 17 (mới 2022 + 31 Câu Trắc Nghiệm)
-
Soạn Lịch Sử 11 Bài 17 Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945)
-
Giải Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
-
[SGK Scan] Bài 17. Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 – 1945)
-
Giải Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 – 1945)
-
Bài 17. Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939- 1945)
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939
-
Sử 11: Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939-1945) - YouTube