Bài 18. Thời Tiết, Khí Hậu Và Nhiệt độ Không Khí (Địa Lý 6)

1. Thời tiết và khí hậu a. Thời tiết – Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định. – Thời tiết luôn thay đổi. b. Khí hậu – Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí a. Nhiệt độ không khí – Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí. b. Cách tính nhiệt độ trung bình – Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế. – Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m – Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5h, 13h, 21h. – Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày – Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng.

Hinh 47. Lều khí tượng

Hinh 47. Lều khí tượng

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: – Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. – Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C. c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ: – Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao. – Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

Hinh 48. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao và Hình 49. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ

Hinh 48. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao và Hình 49. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 55 SGK Địa lý 6) Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20oC, lúc 13 giờ được 24oC và lúc 21 giờ được 22oC. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính. Ta có, nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó = (20oC + 24oC + 22oC) / 3 = 22oC.

? (trang 56 SGK Địa lý 6) Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m? – Nếu để nhiệt kế ở ngoài thì ta đo trực tiếp nhiệt độ của Mặt Trời, vì vậy nhiệt độ không khí đo được không chính xác. – Nếu để nhiệt kế ở mặt đất ta đo nhiệt độ của mặt đất chứ không phải đo nhiệt độ của không khí, vì vậy để đo nhiệt độ không khí một cách chính xác ta phải để nhiệt kế cách mặt đất 2m và để trong bóng râm.

? (trang 56 SGK Địa lý 6) Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền? – Do đặc tính hấp thụ và toả nhiệt của mặt đất và mặt nước khác nhau, mặt đất nhận và toả nhiệt nhanh hơn mặt nước nên nhiệt độ không khí. – Nước biển có tác dụng điều hoà nhiệt độ làm không khí mùa hạ bớt nóng, mùa đông bớt lạnh.

? (trang 56 SGK Địa lý 6) Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48 (trang 56 SGK Địa lý 6). – Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC. – Lấy số nhiệt độ của điểm thấp trừ số nhiệt của điểm cao ra nhiệt độ chênh lệch. – Lấy độ chênh lệch nhiệt độ của 2 điểm chia cho 0,6 rồi x 100 ra độ chênh lêch độ cao giữa 2 điểm. => Vậy, ta có (25 – 19) / 0,6 X 100 = 1000 m.

? (trang 57 SGK Địa lý 6) Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? – Thời tiết: là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định. Thời tiết luôn thay đổi. – Khí hậu: của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.

? (trang 57 SGK Địa lý 6) Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất lúc 13 giờ? – Lúc 12 giờ Mặt Trời chiếu trực diện vào Trái Đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí “khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí”. – Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.

? (trang 57 SGK Địa lý 6) Người ta thường tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào? + Nhiệt độ trung bình Tháng =Tổng nhiệt độ các ngày trongtháng / Số ngày trong tháng. + Nhiệt độ trung bình Năm = Tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12.

Chia sẻ:

  • WhatsApp
  • Thêm
  • In
  • Reddit
  • Telegram
  • Email
  • Chia sẻ lên Tumblr
  • Pocket
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Khí Hậu Là Gì địa Lý Lớp 6