Bài 19: Những Cuộc Kháng Chiến Chống Ngoại Xâm ở Các Thế Kỉ X - XV

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủLịch SửLịch Sử 10Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIXChương II - VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVBài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV Giáo án Lịch sử 10 - Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

Giúp học sinh hiểu được:

- Gần 6 thế kỉ đầu thời phong kiến, nhân dân Việt Nam đã phải lực lượng tổ chức những cuộc kháng chiến lớn chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, đánh bại các cuộc xâm lược.

- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo sáng tạo mà còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài năng, nhiều anh hùng dân tộc.

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 22137Lượt tải 4 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTX. Đồng Xoài tháng 01 năm 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI -----š›&š›----- GIÁO ÁN Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X-XV Trường: THPT Đồng Xoài Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Phương Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: K37.602.104 Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X-XV Mục tiêu bài học Về kiến thức Giúp học sinh hiểu được: Gần 6 thế kỉ đầu thời phong kiến, nhân dân Việt Nam đã phải lực lượng tổ chức những cuộc kháng chiến lớn chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, đánh bại các cuộc xâm lược. Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo sáng tạo mà còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài năng, nhiều anh hùng dân tộc. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì nền độc lập của Tổ quốc. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét. Kĩ năng lập bảng thống kê để rút ra nhận xét, đánh giá. Thiết bị, tài liệu dạy học Tranh ảnh: Lược đồ các cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong các thế kỉ X-XV; Tranh ảnh một số vị anh hùng dân tộc Một số đoạn hịch, thơ văn. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút) Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Nhà nước và nhân dân ta đã làm gì để phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ X-XV? Giảng bài mới (39 phút) Dẫn nhập vào bài mới (1 phút) Lịch sử Việt Nam thời phong kiến là lịch sử vừa dựng nước, vừa giữ nước, vì các triều đại phong kiến phương Bắc không bao giờ chịu từ bỏ ý đồ làm chủ cả phương Nam mà nước ta lại như một bức thành đầu tiên ngăn cản việc thực hiện ý đồ đó. Trong bài 17 và 18, chúng ta đã được học quá trình dựng nước trong các thế kỉ X-XV, song song với nó là quá trình giữ nước. Vậy để hiểu rõ hơn quá trình này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 19: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X-XV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút) Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản 8 phút Hoạt động 1: Nhóm Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (Phụ lục 1), hướng dẫn học sinh cách điền phiếu học tập. Giáo viên dẫn dắt: Đầu thế kỉ X, đất nước ta đã giành được độc lập, thống nhất, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Nhưng chẳng bao lâu sau, nhân dân ta đã phải đương đầu với hai lần xâm lược của nhà Tống. Giáo viên yêu cầu nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp Giáo viên nhận xét, bổ sung: Năm 980, nhân sự kiện Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, nhà Tống quyết định đem quân sang xâm lược nước ta. Vì sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, thái hậu họ Dương đã đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của dòng họ, chấp nhận ý kiến của các tướng sĩ, tôn Lê Hoàn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Với ý chí quyết chiến, bảo vệ độc lập dân tộc, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh tan quân xâm lược Tống. Theo kết quả nghiên cứu mới cho thấy rằng, những trận chiến chủ yếu đều diễn ra trên sông Bạch Đằng. Tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết ở đây. Đây được xem là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai của nhân dân ta. Giáo viên hỏi: Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lê là gì? Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, bổ sung: Đây là một thắng lợi rất nhanh, rất lớn đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống. Hàng trăm năm sau nhân dân ta được sống trong cảnh yên bình. Năm 1075, nhà Tống mới dám nghĩ đến xâm lược Đại Việt. Nguyên nhân thắng lợi là do: Triều đình nhà Đinh và thái hậu họ Dương đã sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt. Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn. I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 10 phút Hoạt động 3: Nhóm Giáo viên yêu cầu nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Hoạt động 4: Cá nhân, cả lớp Giáo viên nhận xét, sau đó kết hợp với lược đồ kháng chiến chống Tống thời Tiền Lý, bổ sung: Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời kì này, tương quan lực lượng có sự thay đổi so với thời Lê Hoàn. Nội bộ nhà Tống gặp nhiều khó khăn, trong lúc nhà Lý đang vươn lên. Một tình thế chưa từng có trong lịch sử, kẻ đi xâm lược thì khủng hoảng, người bị xâm lược lại phát triển. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: 1075-1076 là giai đoạn chủ động tấn công. Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương “tiên phát chế nhân” nghĩa là “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của địch”. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội triều đình và dân binh miền núi tập kích sang nước Tống, đánh tan các cứ điểm Ung Châu, Liêm Châu, Khiêm Châu rồi rút về nước. Giáo viên hỏi: Lịch sử Trung Quốc ghi rằng, việc Lý Thường Kiệt đem quân sang nước Tống là hành động xâm lược, theo em đúng hay sai? Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, bổ sung: Điều này là sai, bởi đây là những quân sự, hậu cần của nhà Tống xây dựng để chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. Ta đánh trước để đẩy địch vào thế bị động, tạo ra điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng kéo sang xâm lược. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết khắp nơi tờ “Phạt Tống lộ bố văn” để nói cho nhân dân Tống biết lí do vì sao quân ta đánh sang đất Tống. Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, trình bày tiếp: Giai đoạn 2: 1076-1077, chủ động phòng ngự, đón đánh địch. Năm 1077, 30 vạn quân Tống ồ ạt kéo vào nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta đã xây dựng một hệ thống phòng thủ ở bờ Nam sông Như Nguyệt. Để vượt qua hệ thống phòng thủ của ta, quân địch đã lập cầu phao, sau đó chọc thủng một chiến tuyến của quân ta, nhưng trên thực tế đây là mưu lược của Lý Thường Kiệt, tại đây ta bố trí một trận địa mai phục chờ giặc, quân dân ta đổ ra đánh dữ dội, giặc thua tan tác, hoảng hốt chạy về cầu phao thì cầu phao đã bị cắt, quân ta lại tiến công mạnh mẽ. Sau lần đó, quân Tống vượt sông Như Nguyệt lần 2 nhưng không thành. Quách Quỳ ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém”, quân địch ngày càng mệt mỏi, nhụt chí. Lý Thường Kiệt biết sức lực quân địch đã khốn, đang đêm vượt sông, đại phá quân Tống. Quân Tống đại bại. Trong thời gian đó, sử sách có chép: “Một đêm quân sĩ, chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Giáo viên hỏi học sinh: Ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà này là gì? Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, chốt ý: Bài thơ đã gây hoang mang lo sợ cho quân địch, ngược lại về phía ta, nó đã có tác dụng khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Giáo viên giảng tiếp: Biết rõ ý định xâm lược của quân Tống đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa đề nghị giảng hòa, ngay lập tức quân Tống đã đồng ý và rút khỏi nước ta vào năm 1077. Đó cũng chính là một chính sách ngoại giao mềm dẻo của dân tộc ta. 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý 9 phút Hoạt động 5: Nhóm Giáo viên yêu cầu nhóm 3 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà về các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII. Hoạt động 6: Cá nhân, cả lớp Giáo viên nhận xét, sau đó kết hợp với lược đồ các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên, bổ sung: Đầu thế kỉ XIII, đế chế Mông Cổ hình thành và phát triển nhanh chóng thông qua những cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ. Từ việc xâm lược Nam Tống đến làm chủ cả Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên, (nếu xét về mặt thời gian, đế chế Mông Cổ được thành lập trước rồi mới tới nhà Nguyên, chính vì vậy phải gọi là Mông-Nguyên chứ không phải Nguyên-Mông). Đây là một đội quân hung bạo, vó ngựa hoành hành khắp Á-Âu, kéo từ Đông sang Tây, xâm lược nước ta ba lần: 1258, 1285, 1287-1288, đã có lúc nhân dân ta phải đứng trước một thử thách lớn “ngàn cân treo sợi tóc” (cuộc kháng chiến lần 2). Dưới sự lãnh đạo của các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, thái sư Trần Thủ Độ cùng hàng loạt vị tướng tài giỏi như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật đặc biệt là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, quân và dân ta đã đoàn kết, cầm vũ khí đứng lên chống giặc giữ nước. Trong cả ba trận chúng ta đều thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, nó đã gây cho quân giặc rất nhiều khó khăn, thiếu lương thực, vũ khí, không hợp địa hình, khí hậu, quân giặc suy yếu dần, quân ta quay lại phản công và giành thắng lợi lớn trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết và đau đớn nhất là trận đại bại trên sông Bạch Đằng năm 1288. Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi. Với chiến thắng này, nó đã đập tan âm mưu xâm lược, mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của Mông Cổ. Giáo viên hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên là gì? Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, chốt ý: Do nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược. Mặt khác, nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình. Vì thế nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình, vâng mệnh kháng chiến, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi nước ta. II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII 9 phút Hoạt động 7: Nhóm Giáo viên yêu cầu nhóm 4 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà về phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Hoạt động 8: Cá nhân, cả lớp Giáo viên nhận xét, sau đó kết hợp với lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, bổ sung: Sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Hồ, nước ta rơi vào ách đô hộ rất tàn bạo của nhà Minh. Nhân dân ta nổi dậy liên tục chống quân Minh, nhưng đều bị đàn áp. Với tinh thần quật khởi, năm 1418, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã bùng lên ở Lam Sơn. Giai đoạn đầu, nghĩa quân hoạt động khó khăn trong phạm vu miền trung du và miền núi Thanh Hóa; giai đoạn hai, nghĩa quân chủ động vươn lên, đánh chiếm vùng đất phía Nam và mở cuộc tấn công ra Bắc. Với chiến thắng Tốt Động-Chúc Động vào tháng 11/1426, ta đã đẩy quân Minh vào thế bị động. Với chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang vào cuối năm 1427, quân dân ta đã đập tan cố gắng chiến tranh lớn nhất của nhà Minh, buộc quân Minh ở Đông Quan phải đầu hàng và triều đình nhà Minh phải từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Tuy nhiên, sau chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang, ta đã tha cho 10 vạn tên địch được an toàn trở về quê hương, cấp chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực cho quân Minh rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động trước tấm lòng khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn, như trong Bình Ngô đại cáo có viết: Đem đại nghĩa mà thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo Giáo viên hỏi: Vì sao có nhiều cuộc khởi nghĩa mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới giành được thắng lợi? Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, chốt ý: Giáo viên hỏi: Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần. Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, chốt ý: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ một cuộc chiến tranh ở địa phương đã phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. Có đại bản doanh, căn cứ địa. Mặt khác, nếu như các cuộc kháng chiến diễn ra trước đó vào thời Lý-Trần diễn ra khi nước ta là một quốc gia có độc lập, có chủ quyền, thì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị nhà Minh đô hộ. III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút) Củng cố Giáo viên củng cố bài bằng một số câu hỏi sau: Nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là gì? + Có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ (kháng chiến ngoài lãnh thổ). Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông-Nguyên thời Trần có gì khác nhau cơ bản về chiến thuật? + Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: “Tiên pháp chế nhân”. + Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần: “Vườn không nhà trống”. Bài học kinh nghiệm từ các cuộc chiến đấu chống xâm lược là gì? + Cần phải biết dựa vào và phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân chịu cũng xong”. Dặn dò Học bài cũ. Chuẩn bị bài 20. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 STT Tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (thế kỉ X-XV) Quân xâm lược Triều đại Thời gian Người lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu Đáp án: STT Tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (thế kỉ X-XV) Quân xâm lược Triều đại Thời gian Người lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu 1 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Tống Tiền Lê 980 Lê Hoàn Sông Bạch Đằng Lý 1075-1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt 2 Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên thế kỉ XIII Mông-Nguyên Trần 1258 1285 1287-1288 Vua quan nhà Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, sông Bạch Đằng 3 Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn Minh Hậu Lê 1418-1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Tốt Đông-Chúc Động, Chi Lăng-Xương Giang Rút kinh nghiệm Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: TX. Đồng Xoài, ngày 30 tháng 01 năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Mai Thị Phương Nguyễn Thị Thùy Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_19_Nhung_cuoc_khang_chien_chong_ngoai_xam_o_cac_the_ky_XXV.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và mĩ giữa thế kỷ XIX

    Lượt xem 14693 Lượt tải 1

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

    Lượt xem 4653 Lượt tải 1

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 11: Tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (năm 1918 - 1939)

    Lượt xem 1891 Lượt tải 0

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

    Lượt xem 17466 Lượt tải 5

  • Giáo án Lịch sử 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ xix)

    Lượt xem 2361 Lượt tải 0

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

    Lượt xem 22137 Lượt tải 4

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 15: Thời bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)

    Lượt xem 1138 Lượt tải 0

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII

    Lượt xem 35752 Lượt tải 1

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ

    Lượt xem 20042 Lượt tải 3

  • Giáo án Lịch sử 10 - Bài 9: Vương quốc cam - Pu - chia và vương quốc Lào

    Lượt xem 6491 Lượt tải 1

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Sử Lớp 10 Bài 19 Giáo án