Bài 19: Những Cuộc Kháng Chiến Chống Ngoại Xâm ở Thế Kỉ X – XV

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

* Nguyên nhân:

  • Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
  • Trước tình hình đó Thái hậu Dương Vân Nga và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn lên làm vua lãnh đạo kháng chiến.

* Diễn biến và kết quả:

  • Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta.
  • Lê Hoàn và nhân dân tổ chức kháng chiến thắng lợi. Quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

* Nguyên nhân:

  • Nhà Tống suy yếu gặp nhiều khó khăn. Âm mưu xâm lược Đại Việt với mục đích “ Nếu thắng vị thế của Tống tăng, các nước Liêu- Hạ sẽ phải kiêng nể”.
  • Vì vậy Tống tập trung quân chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

* Diễn biến và kết quả:

Nhà Lý đã tổ chức nhân dân kháng chiến qua 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn1: Năm 1075 Lý Thường Kiệt kết hợp quân Triều đình với nhân dân các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, sau đó rút về nước.
  • Giai đoạn2: Năm 1077 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).

II. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên

* Nguyên nhân:

  • Thế kỉ XIII, các bộ tộc du mục Mông Cổ đã hình thành một quốc gia rộng lớn từ Á sang Âu.
  • Nhà Mông- Nguyên đã 3 lần tấn công nước ta.
  • Các vua Trần và Trần Hưng Đạo đã tổ chức nhân dân kháng chiến chống giặc.

* Diễn biến và kết quả:

  • Lần1: Năm 1258 trận Đông Bộ Đầu đã đánh bại quân Mông.
  • Lần2: Năm 1285 trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp… đã đánh bại quân Nguyên.
  • Lần3: Năm 1287- 1288 trận Bạch Đằng buộc địch phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nguyên nhân:

  • Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
  • Các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục bùng nổ. Tiêu biểu là Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi chỉ huy.

* Diễn biến và kết quả:

  • Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn bủng nổ và giành được thắng lợi tiêu biểu:
  • Mở rộng vùng giải phóng
  • Tháng 11/1426 chiến thắng Tốt Động- Chúc Động đẩy quân Minh vào thế bị động.
  • Năm 1427 chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang địch phải rút chạy về nước.

* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

  • Nguyên nhân thắng lợi.
    • Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.
    • Sự đoàn kết của nhân dân
  • Ý nghĩa lịch sử.
    • Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc
    • Nêu cao tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của dân tộc

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sử 10 Bài 19