Bài 2: Ánh Xạ - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài giảng Bài 2: Ánh xạ sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về định nghĩa, nghịch ảnh, toàn ánh, đơn ánh, song ánh, ảnh xạ ngược, ảnh xạ hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
ATNETWORK YOMEDIA1. Định nghĩa
2. Nghịch ảnh: (ảnh ngược, tiền ảnh)
3. Toàn ánh
4. Đơn ánh
5. Song ánh
6. Ảnh xạ ngược
7. Ảnh xạ hợp: (Ánh xạ tích)
8. Định nghĩa
Tóm tắt lý thuyết
1. Định nghĩa
Cho hai tập hợp \(X,Y \ne \emptyset\), một phép liên kết f tương ứng mỗi phần tử x \(\in\) X với duy nhất phần tử y \(\in\) Y được gọi là một ánh xạ từ X vào Y.
Ký hiệu: f : X → Y
\(x\, \mapsto y = f(x)\)
Khi đó X gọi là tập hợp nguồn (miền xác định) và Y gọi là tập hợp đích (miền ảnh).
Nhận xét : f : X → Y là một ánh xạ nếu mọi phần tử của X đều có ảnh duy nhất (\(\in\) Y)
Ánh xạ f : X → R với \(X \subset R\) được gọi là một hàm số thực với biến số thực số thực.
2. Nghịch ảnh: (ảnh ngược, tiền ảnh)
Cho ánh xạ f : X → Y
\(A \subset X\), ảnh của tập A là \(f(A) = \left\{ {f(x) \in Y\left| {x \in A} \right.} \right\}\)
Ảnh ngược của \(B \subset Y\) là \({f^{ - 1}}(B) = \left\{ {x \in X\left| {f(x)} \right. \in B} \right\}\)
Đặc biệt khi \(B = \left\{ y \right\} \subset Y\) ta viết \({f^{ - 1}}(\{ y\} ) = {f^{ - 1}}(y) = \left\{ {x \in X\left| {f(x) = y} \right.} \right\}\)
\(x \in {f^{ - 1}}(y)\) được gọi là ảnh ngược của y
Ví dụ: Cho f : R → R, f(x) = x2 và B = {-5, 2, 4, 9, 0}
Thì
\(\begin{array}{l} {f^{ - 1}}\left( B \right) = {\rm{ }}\left\{ { \pm \sqrt 2 , \pm 2, \pm 3,0} \right\}\\ {f^{ - 1}}\left( {169} \right) = \left\{ { \pm 13} \right\};{f^{ - 1}}\left( { - 3} \right) = {\rm{ }}\emptyset \\ {f^{ - 1}}\left( 2 \right) = \left\{ { \pm \sqrt 2 } \right\};{f^{ - 1}}\left( { - 5} \right) = \emptyset \end{array}\)
3. Toàn ánh:
Cho ánh xạ f : X→ Y, ta nói f là toàn ánh khi và chỉ khi f(X) = Y.
Ta có:
\(f(X) = Y \Leftrightarrow \forall y \in Y,\exists \in X:f(x) = y\)
\(\Leftrightarrow \forall y \in Y\), phương trình y = f(x) có ít nhất một nghiệm.
\( \Leftrightarrow \forall y \in Y,{f^{ - 1}}(y) \ne \emptyset\)
Ví dụ:
i) f : R → R, f(x) =x2 không là toàn ánh vì \({f^{ - 1}}( - 2) = \emptyset\) (phương trình x2 = 2 : vô nghiệm)
ii) f : R → R+, f(x) = x2 là toàn ánh vì \(\forall y \in {R^ + }\), phương trình f(x) = y ⇔ Z2 = y luôn có nghiệm \(x = \pm \sqrt y\)
Nhận xét: Giả sử f : X → Y là toàn ánh và X, Y là tập hợp hữu hạn thì card X > card Y.
4. Đơn ánh
Cho ánh xạ f: X → Y.
f là đơn ánh \(\forall {x_1},{x_2} \in X\,va\,{x_1} \ne {x_2} \Rightarrow f({x_1}) \ne f({x_2})\)
Ta có: f là đơn ánh
“\( \Leftrightarrow \forall {x_1},{x_2} \in X\) và f(x1) = f(x2) ⇒ x1 = x2”
\(\Leftrightarrow \forall y \in Y\), phương trình y = f(x) có nhiều nhất là một nghiệm”
\(\Leftrightarrow \forall y \in Y,{f^{ - 1}}(y) = \emptyset\) hay \({f^{ - 1}}(y)\) có đúng một phần tử”
Ví dụ:
f : R → R , f(x) = x2 không là đơn ánh vì f(-2) = f(2) = 4
f : R+ → R hay R- → R, f(x) = x2 là đơn ánh
f : R → R, \(f(x) = \frac{{3x - 5}}{7}\) là đơn ánh vì
\(\begin{array}{l} \forall {x_1}{x_2} \in R\,\,va\,\,f({x_1}) = f({x_2})\\ \Leftrightarrow \frac{{3{x_1} - 5}}{7} = \frac{{3{x_2} - 5}}{7} \Leftrightarrow {x_1} = {x_2} \end{array}\)
5. Song ánh:
Cho ánh xạ f: X → Y.
f là song ánh ⇔ f là đơn ánh và f là toàn ánh.
Ta có: f là song ánh
\(\Leftrightarrow \forall y \in Y\), phương trình f(x) = y có duy nhất nghiệm
\(\Leftrightarrow \forall y \in Y,{f^{ - 1}}(y)\) có duy nhất một phần tử.
Ví dụ:
\(f:R \to R;\,f(x) = \frac{{3x - 5}}{7}\) là song ánh vì \(\forall y \in R\), phương trình \(y = \frac{{3x - 5}}{7}\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{7x + 5}}{3}\)
6. Ảnh xạ ngược:
Nếu f : X → Y là song ánh \(x \mapsto f(x)\) thì ánh xạ sau được gọi là ánh xạ ngược của f :
\(\begin{array}{l} {f^{ - 1}}:Y \to X\\ y = f(x) \mapsto x = {f^{ - 1}}(y) \end{array}\)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l} f:{R^ + } \to {R^ + },f(x) = {x^2}\\ (y = {x^2} \Leftrightarrow x = \sqrt y ,x,y \ge 0)\\ {f^{ - 1}}(y) = \sqrt y (x,y \ge 0)\,\,hay\,{f^{ - 1}}(x) = \sqrt x \, \end{array} \)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l} f:{R^ - } \to {R^ + },f(x) = {x^2}\\ {f^{ - 1}}(y) = - \sqrt y \,\,hay\,{f^{ - 1}}(x) = - \sqrt x \, \end{array}\)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l} f:R \to {R^ + }\backslash \{ 0\} ;f(x) = {3^x}\\ {f^{ - 1}}:{R^ + }\backslash \{ 0\} \to R\,\,hay\,{f^{ - 1}}(x) = {\log _3}x \end{array} \)
7. Ảnh xạ hợp: (Ánh xạ tích)
Cho hai ánh xạ f : X → Y và g: Y → Z.
Ánh xạ h : X → Z được định nghĩa h(x) = g[f(x)], \(\forall x \in X\)
Ký hiệu: h = gof được gọi là ánh xạ hợp (ánh xạ tích) của f và g.
Ví dụ:
\(\begin{array}{l} f:R \to [5; + \infty ),f(x) = {x^2} + 5\\ g:\,[5; + \infty ) \to {R^ - },\,g(x) = - \sqrt {x + 2} \end{array}\)
Thì \({g_o}f(x) = g({x^2} + 5) = - \sqrt {({x^2} + 5) + 2} = - \sqrt {{x^2} + 7}\)
Ví dụ: \(f,g:R \to R;f(x) = 3{x^2} - x;\,\,g(x) = \frac{{2x + 5}}{4}\)
Thì
\({g_o}f(x) = g(3{x^2} - x) = \frac{{2(3{x^2} - x) + 5}}{4} = \frac{{6{x^2} - 2x + 5}}{4}\)
\({f_o}g(x) = f\left( {\frac{{2x + 5}}{4}} \right) = 3{\left( {\frac{{2x + 5}}{4}} \right)^2} - \frac{{2x + 5}}{4} = \frac{{12{x^2} + 52x + 55}}{{16}}\)
Nhận xét:
- Thông thường, \({g_o}f \ne {f_o}g\)
- \({\left( {{g_o}f} \right)^{ - 1}} = {f^{ - 1}}_o{g^{ - 1}}\) (giả sử f, g là song ánh)
- \({f^{ - 1}}_o{f^{ - 1}}(y) = y,\forall y \in Y\) (f:X → Y là song ánh)
- \({f^{ - 1}}_o{f^{ - 1}}(x) = x,\forall x \in X\) (f:X → Y là song ánh)
- Giả sử \({f_o}({g_o}h)\) tồn tại, ta có: \({({f_o}g)_o}h = {f_o}({g_o}h)\)
8. Định nghĩa
- Một tập A được nói là hữu hạn và có n phần tử nếu tồn tại một song ánh giữa A và tập con {1, 2, 3,..., n} của N . Khi đó, ta viết: CardA = n hay |A| = n.
- Nếu tập A không hữu hạn, ta nói A vô hạn.
- Hai tập A và B được nói là đồng lực lượng nếu tồn tại một song ánh từ A vào B.
- Một tập A được nói là đếm được nếu tồn tại một song ánh giữa A và tập con N của N . Khi đó, nếu N = N thì ta nói A là tập vô hạn đếm được. Nói cách khác, ta nói A là tập vô hạn đếm được nếu tồn tại một song ánh giữa A và tập N .
Bài học cùng chương
Bài 1: Tập hợp ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
Môn học
Triết học
Lịch Sử Đảng
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Kinh Tế Vi Mô
Kinh Tế Vĩ Mô
Toán Cao Cấp
LT Xác suất & Thống kê
Đại Số Tuyến Tính
Tâm Lý Học Đại Cương
Tin Học Đại Cương
Kế Toán Đại Cương
Pháp Luật Đại Cương
Marketing Căn Bản
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Xã Hội Học Đại Cương
Logic Học
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Cơ Sở Văn Hóa VN
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm Triết học
Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng
Trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô
Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô
Bài tập Toán Cao Cấp
Bài tập LT Xác suất & Thống kê
Bài tập Đại Số Tuyến Tính
Trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương
Trắc nghiệm Tin Học Đại Cương
Trắc nghiệm Kế Toán Đại Cương
Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương
Trắc nghiệm Marketing Căn Bản
Trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trắc nghiệm Xã Hội Học Đại Cương
Trắc nghiệm Logic Học
Trắc nghiệm Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa VN
Tài liệu - Giáo trình
Lý luận chính trị
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Kinh tế - Tài chính
Kỹ thuật - Công nghệ
Cộng nghệ thông tin
Tiếng Anh - Ngoại ngữ
Luận văn - Báo cáo
Kiến trúc - Xây dựng
Kỹ năng mềm
Y tế - Sức khoẻ
Biểu mẫu - Văn bản
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Ví Dụ Toàn ánh
-
Bài 2: Ánh Xạ - Học Hỏi Net
-
[PDF] Tiểu Chủ đề 1.7. đơn ánh, Toàn ánh, Song ánh Và ánh Xạ Ngược ...
-
Song ánh – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Bài 1: TẬP HỢP − ÁNH XẠ - Topica
-
đơn ánh, Tòan ánh Và Song ánh Trong Các Bài Tóan Về Phương Trình ...
-
Ánh Xạ, Song Anh, đơn ánh, Toàn ánh ... - Kinh Nghiệm Học Toán ...
-
[ÁNH XẠ] Bài 1. Định Nghĩa, Ví Dụ Và Bài Tập Mẫu - YouTube
-
ÁNH XẠ P2 (Đơn ánh, Toàn ánh Và Song ánh ánh Xạ Hợp, Ngược Và ...
-
ĐƠN ÁNH,TOÀN ÁNH, SONG ÁNH Trong BÀI TOÁN PHƯƠNG ...
-
Đơn ánh, Toàn ánh Và Song ánh Trong Các Bài Toán Phương Trình Hàm
-
Tập Hợp, Ánh Xạ Và Các Tính Chất Tổng Quát Suy Rộng
-
[PDF] DƯƠNG THỦY VỸ - Giáo Trình TOÁN HỌC CAO CẤP
-
Chuyên đề đơn ánh, Toàn ánh Và Song ánh Trong Các Bài Toán Về ...