Bài 2. Cách Mạng Tư Sản Pháp (1789 - 1794) - Hoc24

I. Nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

- Công thương nghiệp đã phát triển: máy móc được sử dụng trong sản xuất, trung tâm dệt, luyện kim ra đời, các hải cảng lớn tập nập tàu buôn... nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.

2. Tình hình chính trị - xã hội

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.

- Xã hội: gồm 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Quý tộc nắm giữa những chức vụ tối cao. Tăng lữ và Quý tộc được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo là giai cấp khổ nhất. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
@630701@

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

- Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng (trào lưu triết học Ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rut-xô.

- Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.

II. Cách mạng bùng nổ

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

- Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nên phải thu nhiều thứ thuế. Công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.

- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

- Ngày 5/5/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.

- Ngày 17/6/1789, đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính.

- Ngày 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Quần chúng tấn công ngục Baxti
Quần chúng tấn công ngục Ba-xti

III. Sự phát triển của cách mạng

1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14/7/1789 đến ngày 10/8/1972)

- Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên nắm quyền đã thi hành các chính sách:

+ Hạn chế quyền của nhà vua.

+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến: quyền lực thuộc về Quốc hội.

- Tháng 4/1792, liên minh Áo – Phổ cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng.

- Ngày 10/8/1792, nhân dân lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.

@629899@

2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21/9/1792 đến ngày 2/6/1793)

- Sau khi lật đổ phái Lập hiến, chính quyền chuyển sang tay phái Ghi-rông-đanh (tư sản công thương nghiệp).

- Ngày 21/9/1792, thành lập nền cộng hòa.

- Ngày 21/1/1793 xử tử vua Lu-i XVI.

- Ngày 20/9/1792, quân Pháp đánh thắng quân Áo - Phổ ở Van-mi sau đó chuyển sang phản công đuổi quân địch ra khỏi đất nước.

- Mùa xuân năm 1793, liên minh phong kiến châu Âu và quân Anh lại tấn công nước Pháp, phản động trong nước nổi dậy.

- Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

- Ngày 2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie khởi nghĩa lật đổ phái Ghi-rông-đanh.

@629493@

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2/6/1793 đến ngày 27/7/1794)

- Phái Gia-cô-banh đứng đầu là Rô-be-spie cầm quyền đã thi hành một số các biện pháp:

+ Trả lại đất công bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt cho nông dân.

+ Chia nhỏ đất đai để bán cho nông dân.

+ Trưng thu lúa mì, quy định mức giá, quy định mức lương tối đa của công nhân.

- Kết quả: nền kinh tế phát triển, xã hội dần ổn định. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài.

- Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ.

- Ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính, bắt và xử tử Rô-be-spie.

Rô-bi-xpi-e
Rô-be-spie
@632622@

4. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Giai cấp tư sản tỏ ra là giai cấp tiến bộ cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Hạn chế: chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân.

Từ khóa » Giai Cấp Lãnh đạo Cmts Pháp