Cách Mạng Pháp – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Cách mạng Pháp
Một phần của Cách mạng Đại Tây Dương
Chiếm ngục Bastille, 14 tháng 7 năm 1789
Địa điểmVương quốc Pháp
Hệ quả
  • Bãi bỏ Ancien Régime và thành lập chế độ quân chủ lập hiến
  • Tuyên bố thành lập Đệ nhất Cộng hòa Pháp vào tháng 9 năm 1792
  • Khởi đầu của Triều đại Khủng bố; Louis XVI bị trảm quyết
  • Khởi đầu của Chiến tranh Cách mạng Pháp
  • Thành lập chế độ Đốc chính Pháp vào tháng 11 năm 1799

Cách mạng Pháp,[a] sử liệu Marxist thường gọi là Cách mạng tư sản Pháp, là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp.[1] Đến năm 1799, Napoléon Bonaparte trở thành tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sau một cuộc đảo chính, đặt dấu chấm hết cho cuộc cách mạng này. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này, vì đã kết thúc chế độ phong kiến tại quốc gia Tây Âu này. Nó cũng làm giảm quyền lực chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân.

Cuộc cách mạng đã giải phóng các tư tưởng tiến bộ xã hội Pháp khỏi sự kìm hãm dưới chế độ phong kiến, trở thành mối đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.

Trong khoảng thời gian từ năm 1760 đến năm 1840, nước Pháp đóng vai trò quan trọng trên cục diện chính trị quốc tế, ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác như Ireland, Ba Lan, Hà Lan, Ý,... và là trung tâm của các phong trào trí thức trong thế kỷ XVIII. Khoa học của nước Pháp đã dẫn đầu thế giới. Phần lớn các tác phẩm văn hóa và chính trị đều được viết bằng tiếng Pháp, và được các nhà trí thức thuộc nhiều quốc gia tìm đọc và các ý tưởng, sáng kiến, phát minh của người Pháp được các dân tộc khác trên thế giới theo dõi và bắt chước. Tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ quốc tế, dùng cho các nhà trí thức và giới quý tộc của nhiều quốc gia tại châu Âu.

Nước Pháp với dân số 24 triệu người vào giữa thế kỷ XVIII, là miền đất giàu có và đông dân bậc nhất dưới quyền một chính phủ trung ương, trong khi nước Đức láng giềng còn bị chia rẽ, đế quốc Nga mới chỉ bắt đầu phát triển, thậm chí tổng dân số của cả nước Anh và Scotland cũng chỉ khoảng 10 triệu người. Kinh đô của nước Pháp, Paris, tuy nhỏ hơn so với thành phố London về diện tích, nhưng lại rộng gấp hai lần các thành phố Viên và Amsterdam. Tiền vàng của nước Pháp được lưu hành khắp châu Âu và chiếm một nửa số lượng ngoại tệ giao dịch, trong khi lượng hàng hóa xuất cảng từ Pháp qua các nước châu Âu khác lớn hơn nhiều lượng hàng hóa từ nước Anh.

Nhưng trong hoàn cảnh phát triển với ảnh hưởng rộng lớn như vậy, cuộc Cách mạng Pháp đã bùng nổ, làm rung động cả châu Âu, đã lật đổ chế độ cũ bằng một thứ "xã hội mới" và là một khuôn mẫu mà các phong trào cách mạng sau này hướng vào, coi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng đi trước. Những giá trị của cuộc Cách mạng vẫn có sức ảnh hưởng to lớn đến nền chính trị Pháp và châu Âu cho đến ngày nay. Khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái" cũng như bài hát quốc ca của Pháp La Marseillaise đều được ra đời từ cuộc cách mạng.

Cách mạng Pháp được xem là kết quả của những tư tưởng trong Thời kỳ Khai sáng với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do[2].

Cuộc cách mạng đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, đồng thời giải phóng cho nhân dân, phân chia ruộng đất công bằng, bãi bỏ các đặc quyền của giới tinh hoa và thiết lập quyền bình đẳng giữa mọi người. Trên phạm vi toàn cầu, Cách mạng Pháp đã dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng dân chủ và sự ra đời của các nền cộng hòa, báo hiệu sự cáo chung của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.

Cách mạng Pháp đem lại nguồn cảm hứng cho giới trí thức châu Âu, khiến họ tin rằng mọi người đều có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Nó đã trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và nhiều tư tưởng khác.

Đặc biệt, cuộc cách mạng năm 1789 không chỉ thay đổi bộ mặt nước Pháp, mà còn đem đến cho toàn thể nhân loại niềm tin vào một thời đại mới tiến bộ và công bằng hơn[3].

Tuy nhiên, sự quá khích của một số lãnh đạo cách mạng và quần chúng đã dẫn đến một thời kỳ đầy bạo lực (Thời đại khủng bố), được tiếp nối bằng nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc trên toàn châu Âu. Các cuộc chiến này đem tinh thần của cách mạng Pháp phổ biến ra toàn châu Âu và làm đảo lộn trật tự cũng như thay đổi sâu sắc cơ cấu xã hội tại các nước châu Âu.

Nguyên nhân

Bài chi tiết: Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Pháp
Carte de France dressée pour l'usage du Roy. Delisle Guillaume (1721)
Cổ đại
Tiền sử  
Thuộc địa của Hy Lạp 600 TCN – 49 TCN
Gallia thuộc Celt   tới 50 TCN
Gallia thuộc La Mã 50 TCN – 486 SCN
Trung Cổ
Francia và người Frank  
Vương triều Meroving 481–751
Vương triều Caroling 751–987
Vương tộc Capet 987–1328
Vương tộc Valois 1328–1498
Sơ kỳ hiện đạiAncien Régime
Quân vương Valois-Orléans 1498–1515
Quân vương Valois-Angoulême 1515–1589
Quân vương Bourbon 1589–1792
Thế kỷ 19 kéo dài
Cách mạng Pháp 1789–1799
Vương quốc Pháp 1791–1792
Đệ nhất Cộng hòa 1792–1804
Đệ nhất Đế chế 1804–1814
Bourbon phục hoàng 1814–1830
Quân chủ Tháng Bảy 1830–1848
Đệ nhị Cộng hòa 1848–1852
Đệ nhị Đế chế 1852–1870
Đệ tam Cộng hòa 1870–1940
    Belle Époque 1871–1914
Thế kỷ 20
Đệ tam Cộng hòa 1870–1940
    Thời kỳ giữa hai cuộc chiến 1919–1939
        Années folles 1920–1929
  • Pháp Tự do
  • Pháp Vichy
1940–1944
Cộng hòa lâm thời 1944–1946
Đệ tứ Cộng hòa 1946–1958
Đệ ngũ Cộng hòa 1958–nay
Chủ đề
  • Kinh tế
  • Y tế
  • Luật pháp
  • Y dược
  • Quân sự
  • Quân chủ
    • Phối ngẫu
  • Chính trị
  • Tôn giáo
    • Kitô giáo
    • Hồi giáo
    • Do Thái giáo
  • Lãnh thổ
Biên niên sử
  • x
  • t
  • s

Cách mạng Pháp là kết quả của rất nhiều yếu tố dài hạn và ngắn hạn mà đã đóng góp vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính và xã hội cuối những năm 1780.[4] Sự kháng cự cải cách của tầng lớp tinh hoa, cộng thêm sự thiếu dứt khoát trong khâu hoạch định chính sách của Louis XVI và nội các của ông, đã khiến nhà nước bất lực trong công tác kiểm soát khủng hoảng.[5]

Giữa năm 1715 và 1789, dân số Pháp tăng từ 21 lên 28 triệu người.[6] Tỷ lệ cư dân ở các thành thị tăng 20%; riêng Paris có hơn 600.000 cư dân.[6] Tầng lớp nông dân cấu thành 80% nhân khẩu; trong khi tầng lớp trung lưu đã tăng gấp ba trong vài thập kỷ qua, đạt gần 10% nhân khẩu vào năm 1789.[7] Pháp thế kỷ thứ 18 trải qua một thời kỳ phồn thịnh kinh tế mạnh mẽ, tuy nhiên thì sự giàu có này phân bố không đồng đều giữa các nhóm nhân khẩu và các vùng địa lý. Dân chúng kiếm sống bằng nghề nông, cho thuê đất, thuê có lãi và giao thương với các thuộc địa nô lệ hải ngoại của Pháp thu về nhiều lợi lộc, trong khi mức sống của người làm công ăn lương và tá điền thì bấp bênh hơn bao giờ hết.[8] Bất bình đẳng kinh tế dâng cao làm nảy sinh xung đột giai cấp.[9] Bên cạnh đó, cuộc suy thoái kinh tế năm 1785 và các vụ mùa thất bát những năm 1787 và 1788 dẫn tới tinh trạng thất nghiệp và đẩy cao giá lương thực, trùng khớp với khủng hoảng tài chính và chính trị đang diễn ra trong chế độ quân chủ.[10]

Tuy Pháp thời kỳ này cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ, bản thân mức nợ được coi là không quá cao, nhất là khi so với mức nợ của nước Anh đương thời.[11] Một vấn đề khác đó là sự biến thiên rất lớn của thuế suất giữa các khu vực, thường có chênh biệt rất đáng kể khi so với mức thuế chính thức, và được thu thập một cách không nhất quán. Điều này khiến người nộp thuế cảm thấy không chắc chắn về mức thuế chính thức, hệ quả là sự ngờ vực chính phủ.[12][b] Các nỗ lực nhằm đơn giản hóa hệ thống thu thuế bị các Parlement, cơ quan có quyền đề bạt chính sách tài chính ở cấp địa phương, ngăn cản. Với tình hình này, hội nghị ba đẳng cấp được triệu tập và bị cực đoan hóa bởi cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát chính sách tài chính công.[14]

Louis XVI sẵn lòng cân nhắc cải cách, song ông thường rút lui khi phải đối mặt với các thành phần bảo thủ phản động bên trong tầng lớp quý tộc. Phê phán Khai sáng đối với các thiết chế xã hội được thảo luận công khai bởi tầng lớp tinh hoa có học thực của Pháp, trong khi Cách mạng Mỹ và làn sóng khởi nghĩa ở châu Âu những năm 1780 đã truyền cảm hứng cho công chúng để tranh biện về các đề tài mới nổi như chủ nghĩa ái quốc, tự do, bình đẳng và quyền tham chính của nhân dân trong lập pháp. Những tư tưởng cách tân này đã góp phần định hình phản ứng của công chúng có học thức đối với cuộc khủng hoảng mà nhà nước họ đang đương đầu.[15] Ngoài ra, hàng loạt các vụ bê bối như vụ Vòng cổ Kim cương đã làm giảm sút đáng kể uy tín của triều đình, quý tộc và tăng lữ.[16]

Khủng hoảng của Ancien Régime

Các Parlement địa phương của Vương quốc Pháp vào năm 1789

Khủng hoảng tài chính và chính trị

Pháp chủ yếu tài trợ cho cuộc chiến với Anh vào những năm 1778 và 1783 bằng các khoản vay từ nước ngoài. Sau khi hòa bình lập lại, chế độ quân chủ tiếp tục vay nặng nên rơi vào cảnh nợ nần trầm trọng. Tới năm 1788, ngót nửa doanh thu của nhà nước được dùng duy cho mục đích trả nợ.[17] Năm 1786, Bộ trưởng Tài chính Pháp Charles Alexandre de Calonne đề xuất một gói cải cách kinh tế với các chủ trương chính như sau: giới thiệu thuế đất cơ bản, bãi bỏ sự kiểm soát ngặt nghèo đối với ngũ cốc và thuế quan nội địa, và lập ra các nghị viện địa phương do nhà vua phân công. Dầu vậy, các khoản thuế mới bị khước từ bởi Hội đồng Nhân sĩ do tầng lớp quý tộc bầu ra và thâu tóm, rồi về sau lại tiếp tục bị từ chối bởi các parlement khi Étienne Charles de Loménie de Brienne lên kế nhiệm Calonne. Với tình hình đó, giới nhân sĩ và parlement cho rằng chỉ Hội nghị ba đẳng cấp mới có khả năng phê duyệt các khoản thuế mới.[18]

Xung đột giữa chính quyền trung ương và các parlement địa phương đã trở thành vấn nạn quốc gia. Hai bên đều đưa ra hàng loạt các phát biểu công khai nhằm hợp thức hóa hành động của mình: chính quyền trung ương thì cho rằng họ đang đấu tranh chống lại đặc quyền đặc lợi của tầng lớp thống trị, các parlement thì cho rằng họ đang đấu tranh vì truyền thống của quốc gia. Dư luận ủng hộ phe parlement và các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ ở nhiều thị trấn. Các nỗ lực kêu gọi phát hành công trái của Brienne đều thất bại, và vào ngày 8 tháng 8 năm 1788, ông thông cáo rằng nhà vua sẽ triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp vào tháng 5 năm sau. Brienne từ nhiệm ngay sau đó và được thay thế bởi Jacques Necker.[19]

Tháng 9 năm 1788, parlement của Paris ra lệnh triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tương tự như năm 1614, quy tụ đầy đủ cả ba tầng lớp là tăng lữ, quý tộc và bình dân. Theo lệ, mỗi đẳng cấp sẽ đầu phiếu riêng để quyết định chính sách của mình nhưng khi đếm phiếu thì chỉ dựa trên phiếu đại diện của từng đẳng cấp. Lợi dụng cơ cấu này mà tầng lớp tăng lữ và quý tộc có thể hiệp thương với nhau để thắng phiếu Đẳng cấp thứ ba mặc dù chỉ chiếm 5% dân số.[20]

Theo sau sự nới lỏng kiểm duyệt và các luật cấm lập hội, một nhóm quý tộc tự do và hoạt động viên thuộc tầng lớp trung lưu, tự xưng là Hội Tam Thập, đã vận động nhà vua cho phép tăng gấp đôi số lượng đại biểu của Đẳng cấp thứ ba và thay luật đếm phiếu dựa theo đại diện bằng luật đếm phiếu dựa theo số đầu người. Bắt đầu từ ngày 25 tháng 9 năm 1788, trung bình cứ một tuần lại có 25 pam-fơ-lê chính trị mới được xuất bản ở Pháp.[21] Emmanuel Joseph Sieyès đã cho ra đời bài chính luận hết sức ảnh hưởng có tựa Đẳng cấp thứ ba là gì? nhằm tố cáo các đặc quyền đặc lợi của tăng lữ và quý tộc, đồng thời khẳng định rằng Đẳng cấp thứ ba là đại diện của nhân dân và vì vậy xứng đáng có chỗ ngồi riêng trong Quốc hội. Những nhà hoạt động chính trị như Mounier, Barnave và Robespierre tổ chức các cuộc mít-tinh và kiến nghị thay mặt Đẳng cấp thứ ba ở các thị trấn địa phương.[22] Vào tháng 12, nhà vua chấp thuận việc tăng gấp đôi số đại biểu của Đẳng cấp thứ ba, nhưng phó thác cho Hội nghị ba đẳng cấp xem xét việc cấp quyền đếm phiếu dựa theo số đầu người.[23]

Hội nghị ba đẳng cấp 1789

Bài chi tiết: Hội nghị ba đẳng cấp 1789
Biếm họa Đẳng cấp thứ ba nai lưng cõng Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ) và Đẳng cấp thứ hai (quý tộc)

Hội nghị ba đẳng cấp bao gồm: Đẳng cấp thứ nhất đại diện cho 100.000 tăng lữ, Đẳng cấp thứ hai đại diện cho quý tộc và Đẳng cấp thứ ba đại diện cho "bình dân".[24] Vì lẽ ba bộ phận này hội kiến riêng biệt, và mỗi đề xuất chính sách phải được ít nhất hai đẳng cấp bất kỳ nhất trí, Đẳng cấp thứ nhất và thứ hai hoàn toàn có khả năng thắng phiếu Đẳng cấp thứ ba mặc dù chỉ đại diện cho 5% dân số.[25]

Tuy Giáo hội Công giáo Pháp sở hữu gần 10% đất đai toàn quốc và có quyền thu thuế thập phân từ nông dân,[26] 3/4 trong số 303 tăng lữ được bổ nhiệm đều là các cha xứ, nhiều trong số họ lĩnh lương bổng thấp hơn cả lao động phổ thông, chia sẻ nhiều điểm chung với giáo dân nghèo hơn là với các giám mục thuộc Đẳng cấp Thứ nhất.[27]

Đẳng cấp Thứ hai tiến cử 322 đại biểu, đại diện cho khoảng 400.000 quý tộc sở hữu gần 25% đất đai toàn quốc và có quyền thu tô thuế từ các tá điền dưới trướng họ. Hầu hết đại biểu là các thành viên của tầng lớp noblesse d'épée sống ở thành thị, còn gọi là giới quý tộc truyền thống. Cận thần và đại diện của noblesse de robe (tầng lớp có địa vị quý tộc nhờ giữ các chức vụ lập pháp và hành chính) có số lượng không đáng kể.[28]

Trong số 610 đại biểu của Đẳng cấp Thứ ba, 2/3 đại biểu có năng lực pháp lý và gần nửa đại biểu giữ các chức vụ dễ bị mua chuộc. Ít hơn 100 đại biểu hành nghề giao thương hoặc thủ công nghiệp và không có đại biểu nào là nông dân hoặc nghệ nhân.[29] Để hỗ trợ công tác tham chính, mỗi khu vực phải hoàn thành một bản danh sách phàn nàn có tên là Cahiers de doléances.[30] Theo đó, nạn bất bình đẳng tô thuế thường đứng đầu các bản cahiers de doleances.[31]

Ngày 5 tháng 5 năm 1789, ba đẳng cấp hội họp tại Cung điện Versailles. Tại đây, Necker nêu vắn tắt về ngân sách nhà nước và nhắc lại quyết định của nhà vua rằng mỗi đẳng cấp nên đồng thuận về vấn đề mà họ muốn đưa ra để cả ba bên cùng bỏ phiếu. Ngày tiếp theo, mỗi đẳng cấp tự xác minh độ uy tín của các đại biểu của mình. Tuy nhiên, Đẳng cấp thứ ba lại bỏ phiếu để mời các đẳng cấp khác xét duyệt tất cả các đại biểu của Hội nghị cùng nhau và đồng thuận đếm số phiếu theo đầu người. Đàm phán bất thành kéo dài đến ngày 12 tháng 6 đã khiến Đẳng cấp thứ ba đành tự xét duyệt các đại biểu của mình. Ngày 17 tháng 6, Đẳng cấp thứ ba tuyên bố tự xưng là Quốc hội Pháp và vô hiệu hóa tất cả các loại thuế hiện thời.[32] Trong vòng hai ngày sau, hơn 100 tăng lữ của Đẳng cấp thứ hai đã gia nhập cùng họ.[33]

Le Serment du Jeu de paume của Jacques-Louis David (k. 1791), khắc họa Lời thề sân tennis

Run sợ trước thách thức đối với quyền lực của mình, nhà vua đã đồng ý là sẽ thông báo việc thực hiện một đợt cải cách tại Phiên họp Hoàng tộc của Hội nghị Ba đẳng cấp. Salle des États đóng cửa trong thời gian diễn ra phiên họp liên tịch, nhưng trớ trêu ở chỗ, các đại biểu của Hội nghị Ba đẳng cấp không được thông tin trước về chuyện này. Ngày 20 tháng 6, vì thấy hội trường đóng cửa mà không rõ lý do, các đại biểu của Đẳng cấp thứ ba đã kéo nhau ra sân tennis gần đó và thề nguyện là sẽ không tản mác cho tới khi một hiến pháp mới được thông qua.[34]

Chú thích

  1. ^ tiếng Pháp: Révolution française; [ʁevɔlysjɔ̃ fʁɑ̃sɛːz]
  2. ^ Trái với lầm tưởng phổ biến, tầng lớp quý tộc Pháp cũng phải nộp thuế, song mức độ trốn thuế hoặc đùn đẩy trách nhiệm nộp thuế cho tá điền nghiêm trọng đến đâu thì chưa rõ.[13]

Tham khảo

  1. ^ “French Revolution”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ Enlightenment, Stanford Encyclopedia of Philosophy
  3. ^ A. Aulard in Arthur Tilley, ed. (1922). Modern France. A Companion to French Studies. Cambridge UP. tr. 115.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Jessene 2013, tr. 39–40; Jourdan 2015, tr. 100; Marzagalli 2015, tr. 4.
  5. ^ Baker 1978, tr. 279–303; Jordan 2004, tr. 11–12.
  6. ^ a b Marzagalli 2015, tr. 6–7.
  7. ^ Clay 2015, tr. 24, 31.
  8. ^ Jessene 2013, tr. 32–33; Marzagalli 2015, tr. 8–10.
  9. ^ Jessene 2013, tr. 34.
  10. ^ Jessene 2013, tr. 39–40; Jourdan 2015, tr. 104; Marzagalli 2015, tr. 5, 14–17; Tilly 1983, tr. 337.
  11. ^ Weir 1989, tr. 98.
  12. ^ Chanel 2015, tr. 68.
  13. ^ Behrens 1976, tr. 521–527.
  14. ^ Weir 1989, tr. 96.
  15. ^ Jourdan 2015, tr. 94–104.
  16. ^ Smith 2015, tr. 50–51.
  17. ^ Jessene 2013, tr. 38.
  18. ^ Doyle 1990, tr. 69–76.
  19. ^ Doyle 1990, tr. 75–85.
  20. ^ Schama 1989, tr. 115; Doyle 1990, tr. 88.
  21. ^ Cobban 1963, tr. 135.
  22. ^ Doyle 1990, tr. 89–96.
  23. ^ Doyle 1990, tr. 93.
  24. ^ Hunt 1984, tr. 6–10.
  25. ^ Schama 1989, tr. 115.
  26. ^ Doyle 1990, tr. 59.
  27. ^ Doyle 1990, tr. 99; Schama 1989, tr. 350–352.
  28. ^ Doyle 1990, tr. 99–100.
  29. ^ Doyle 1990, tr. 100–101.
  30. ^ Frey & Frey 2004, tr. 4–5.
  31. ^ Jessene 2013, tr. 39.
  32. ^ Doyle 1990, tr. 101–105.
  33. ^ Schama 1989, tr. 355.
  34. ^ Doyle 1990, tr. 105-106.

Thư mục

  • Andress, David (2006). The Terror: The Merciless War for Freedom in Revolutionary France. Farrar Straus Giroux. ISBN 978-0-3742-7341-5. OL 3424389M.
  • Andress, David biên tập (2015). The Oxford Handbook of the French Revolution. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-1996-3974-8.
  • Baker, Keith Michael (1994). “The Idea of a Declaration of Rights”. Trong Van Kley, Dale K. (biên tập). The French Idea of Freedom: The Old Regime and the Declaration of Rights of 1789. Stanford University Press. ISBN 0-8047-2355-9. OL 19524216W.
  • Baker, Michael (1978). “French political thought at the accession of Louis XVI”. Journal of Modern History. 50 (2): 279–303. doi:10.1086/241697. JSTOR 1877422. S2CID 222427515.
  • Barton, HA (1967). “The Origins of the Brunswick Manifesto”. French Historical Studies. 5 (2): 146–169. doi:10.2307/286173. JSTOR 286173.
  • Davidson, Ian (2016). The French Revolution: From Enlightenment to Tyranny. Profile Books. ISBN 978-1-8466-8541-5.
  • Behrens, Betty (1976). “A Revision Defended: Nobles, Privileges, and Taxes in France”. French Historical Studies. 9 (3): 521–527. doi:10.2307/286235. JSTOR 286235.
  • Bell, David A. (2004). “Class, consciousness, and the fall of the bourgeois revolution”. Critical Review. 16 (2–3): 323–351. doi:10.1080/08913810408443613. S2CID 144241323.
  • Betros, Gemma (2010). “The French Revolution and the Catholic Church”. History Today (68).
  • Blanning, Timothy C. W. (1996). The French Revolutionary Wars: 1787–1802. Hodder Arnold. ISBN 978-0-3406-4533-8.
  • Brezis, Elise S; Crouzet, François (1995). “The role of assignats during the French Revolution: An evil or a rescuer?”. Journal of European Economic History. 24 (1).
  • Brown, Howard G (2006). Ending the French Revolution: Violence, Justice, and Repression from the Terror to Napoleon. University of Virginia Press. ISBN 978-0-8139-2546-2.
  • Brown, Howard G. (1995). War, Revolution, and the Bureaucratic State Politics and Army Administration in France, 1791-1799. Oxford University Press. ISBN 978-0-1982-0542-5.
  • Cerulo, Karen A. (1993). “Symbols and the world system: national anthems and flags”. Sociological Forum. 8 (2): 243–271. doi:10.1007/BF01115492. S2CID 144023960.
  • Censer, Jack; Hunt, Lynn (2001). Liberty, Equality, Fraternity: Exploring the French Revolution. Pennsylvania State University Press. ISBN 978-0-2710-2088-4. OL 6783315M.
  • Chanel, Gerri (2015). “Taxation as a Cause of the French Revolution: Setting the Record Straight”. Studia Historica Gedansia. 3.
  • Chapman, Jane (2005). “Republican citizenship, ethics and the French revolutionary press”. Ethical Space: The International Journal of Communication Ethics. 2 (1).
  • Chisick, Harvey (1988). “Pamphlets and Journalism in the Early French Revolution: The Offices of the Ami du Roi of the Abbé Royou as a Center of Royalist Propaganda”. French Historical Studies. 15 (4): 623–645. doi:10.2307/286549. JSTOR 286549.
  • Chisick, Harvey (1993). “The pamphlet literature of the French revolution: An overview”. History of European Ideas. 17 (2): 149–166. doi:10.1016/0191-6599(93)90289-3.
  • Clark, J.C.D. (2000). English Society: 1660–1832; Religion, Ideology and Politics During the Ancient Regime. Cambridge University Press. ISBN 978-0-5216-6627-5. OL 16970384M.
  • Clay, Lauren (2015). The Bourgoisie, Capitalism and the Origins of the French Revolution. in Andress 2015.
  • Cobban, Alfred (1963). A History of Modern France. I, 1715–1799. Penguin.
  • Cobban, Alan (1964). The Social Interpretation of the French Revolution (ấn bản thứ 1999). Cambridge University Press. ISBN 978-0-5216-6151-5. OL 5770047M.
  • Conner, Clifford (2012). Jean-Paul Marat: Tribune of the French Revolution. Pluto Press. ISBN 978-0-7453-3193-5.
  • Cough, Hugh (1987). “Genocide and the Bicentenary: the French Revolution and the Revenge of the Vendee”. Historical Journal. 30 (4): 977–988. doi:10.1017/S0018246X00022433. S2CID 159724928.
  • Crook, Malcolm (1996). Elections in the French Revolution: An Apprenticeship in Democracy, 1789-1799. Cambridge University Press. ISBN 978-0-5214-5191-8.
  • Crowdy, Terry (2004). French Revolutionary Infantry 1789–1802. Osprey. ISBN 978-1-8417-6660-7.
  • Crowe, Ian (2005). An Imaginative Whig: Reassessing the Life and Thought of Edmund Burke. University of Missouri Press. ISBN 978-0-8262-6419-0.
  • Dalton, Susan (2001). “Gender and the Shifting Ground of Revolutionary Politics: The Case of Madame Roland”. Canadian Journal of History. 36 (2): 259–282. doi:10.3138/cjh.36.2.259. PMID 18711850.
  • Dann, Otto; Dinwiddy, John (1988). Nationalism in the Age of the French Revolution. Continuum. ISBN 978-0-9076-2897-2.
  • Delon, Michel; Levayer, Paul-Édouard (1989). Chansonnier révolutionnaire (bằng tiếng Pháp). Éditions Gallimard. ISBN 2-0703-2530-X.
  • Desan, Suzanne; Hunt, Lynn; Nelson, William (2013). The French Revolution in Global Perspective. Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-5096-9.
  • Doyle, William (1990). The Oxford History of the French Revolution (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. ISBN 978-0-1988-0493-2.
  • Doyle, William (2009). Aristocracy and its Enemies in the Age of Revolution. Oxford University Press. ISBN 978-0-1916-0971-8.
  • Dupuy, Pascal (2013). The Revolution in History, Commemoration, and Memory. in McPhee 2013.
  • Dwyer, Philip (2008). Napoleon: The Path to Power 1769–1799. Yale University Press. ISBN 978-0-3001-4820-6.
  • Fehér, Ferenc (1990). The French Revolution and the Birth of Modernity (ấn bản thứ 1992). University of California Press. ISBN 978-0-5200-7120-9.
  • Finley, Theresa; Franck, Raphael; Johnson, Noel (2017). “The Effects of Land Redistribution: Evidence from the French Revolution”. George Mason University. SSRN 3033094.
  • Forster, Robert (1967). “The Survival of the Nobility during the French Revolution”. Past & Present. 37 (37): 71–86. doi:10.1093/past/37.1.71. JSTOR 650023.
  • Franck, Raphaël; Michalopoulos, Stelios (2017). “Emigration during the French Revolution: Consequences in the Short and Longue Durée” (PDF). NBER Working Paper No. 23936. doi:10.3386/w23936. S2CID 134086399. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2018.
  • Frey, Linda; Frey, Marsha (2004). The French Revolution. Greenwood Press. ISBN 978-0-3133-2193-1.
  • Furet, François (1989). Kafker, Frank (biên tập). A Deep-rooted Ideology as Well as Circumstance in The French Revolution: Conflicting Interpretations (ấn bản thứ 2002). Krieger Publishing Company. ISBN 978-1-5752-4092-3.
  • Furet, François; Ozouf, Mona (1989). A Critical Dictionary of the French Revolution. Harvard University Press. ISBN 978-0-6741-7728-4.
  • Garrard, G. (2012). Rousseau's Counter-Enlightenment: A Republican Critique of the Philosophes. SUNY series in Social and Political Thought. State University of New York Press. tr. 37. ISBN 978-0-7914-8743-3. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023 – qua Google Books.
  • Gershoy, Leo (1933). Hazen, Charles D. (biên tập). “The French Revolution”. Current History. 38 (3): IV–VI. ISSN 2641-080X. JSTOR 45337195.
  • Gough, Hugh (1998). The Terror in the French Revolution (ấn bản thứ 2010). Palgrave. ISBN 978-0-2302-0181-1.
  • Greenwood, Frank Murray (1993). Legacies of Fear: Law and Politics in Quebec in the Era of the French Revolution. University of Toronto Press. ISBN 978-0-8020-6974-0.
  • Hanson, Paul (2007). The A to Z of the French Revolution. Scarecrow Press. ISBN 978-1-4617-1606-8.
  • Hanson, Paul (2009). Contesting the French Revolution. Blackwell Publishing. ISBN 978-1-4051-6083-4.
  • Harden, David J (1995). “Liberty Caps and Liberty Trees”. Past & Present. 146 (146): 66–102. doi:10.1093/past/146.1.66. JSTOR 651152.
  • Hargreaves-Mawdsley, William (1968). Spain under the Bourbons, 1700–1833. Palgrave Macmillan.
  • Hayworth, Justin (2015). Conquering the natural frontier: French expansion to the Rhine during the War of the First Coalition 1792–1797 (PDF) (Luận văn). North Texas University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  • Hibbert, Christopher (1982). The French Revolution. Penguin. ISBN 978-0-1400-4945-9.
  • Horstboll, Henrik; Ostergård, Uffe (1990). “Reform and Revolution: The French Revolution and the Case of Denmark”. Scandinavian Journal of History. 15 (3). doi:10.1080/03468759008579195.
  • Hufton, Olwen (1992). Women and the Limits of Citizenship in the French Revolution. University of Toronto Press. ISBN 978-0-8020-6837-8.
  • Hufton, Olwen (1998). “In Search of Counter-Revolutionary Women.”. Trong Kates, Gary (biên tập). The French Revolution: Recent debates and New Controversies. tr. 302–336.
  • Hunt, Lynn; Lansky, David; Hanson, Paul (1979). “The Failure of the Liberal Republic in France, 1795–1799: The Road to Brumaire”. The Journal of Modern History. 51 (4): 734–759. doi:10.1086/241988. JSTOR 1877164. S2CID 154019725.
  • Hunt, Lynn (1984). Politics, Culture, and Class in the French Revolution. University of California Press.
  • Hunt, Lynn; Martin, Thomas R; Rosenwein, Barbara H. (2003). The Making of the West; Volume II (ấn bản thứ 2010). Bedford Press. ISBN 978-0-3125-5460-6.
  • Hussenet, Jacques (2007). "Détruisez la Vendée !" Regards croisés sur les victimes et destructions de la guerre de Vendée (bằng tiếng Pháp). Centre vendéen de recherches historiques.
  • Israel, Jonathan (2014). Revolutionary ideas, an intellectual history of the French Revolution from the Rights of Man to Robespierre. Princeton University Press. ISBN 978-0-6911-5172-4.
  • Jessene, Jean-Pierre (2013). The Social and Economic Crisis in France at the End of the Ancien Régime. in McPhee 2013.
  • Jones, Peter M (1988). The Peasantry in the French Revolution. Cambridge University Press. ISBN 978-0-5213-3070-1. OL 2031722M.
  • Jordan, David (2004). The King's Trial: The French Revolution versus Louis XVI. University of California Press. ISBN 978-0-5202-3697-4.
  • Jourdan, Annie (2015). Tumultuous contexts and radical ideas (1783-89). The 'pre-revolution' in a transnational context. in Andress 2015.
  • Kennedy, Emmet (1989). A Cultural History of the French Revolution. Yale University Press. ISBN 978-0-3000-4426-3.
  • Kennedy, Michael (2000). The Jacobin Clubs in the French Revolution: 1793–1795. Berghahn Books. ISBN 978-1-5718-1186-8.
  • Keitner, Chimene I (2007). The Paradoxes of Nationalism: The French Revolution and Its Meaning for Contemporary Nation Building. SUNY Press. ISBN 978-0-7914-6958-3.
  • Kossmann, E.H. (1978). The Low Countries: 1780–1940. Clarendon Press. ISBN 978-0-1982-2108-1.
  • Lalevée, Thomas J (2019). National Pride and Republican grandezza: Brissot's New Language for International Politics in the French Revolution (PDF) (Luận văn). Australian National University.
  • Lauritsen, H.R.; Thorup, M. (2011). Rousseau and Revolution. Continuum Studies in Political Philosophy. Bloomsbury Publishing. tr. 100. ISBN 978-1-4411-8776-5. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023 – qua Google Books.
  • Lefebvre, Georges (1962). The French Revolution: From Its Origins to 1793. Columbia University Press. ISBN 978-0-2310-8598-4.
  • Levy, Darline Gay; Applewhite, Harriet Branson; Johnson, Mary Durham biên tập (1979). Women in Revolutionary Paris, 1789–1795. University of Illinois Press. ISBN 978-0-2520-0409-4.
  • Lewis, Gwynne (2002). The French Revolution: Rethinking the Debate. Routledge. ISBN 978-0-2034-0991-6.
  • Linton, Marisa (2013). Friends, Enemies, and the Role of the Individual. in McPhee 2013.
  • Livesey, James (2001). Making Democracy in the French Revolution. Harvard University Press. ISBN 978-0-6740-0624-9.
  • Ludwikowski, Rhett (1990). “The French Declaration of the Rights of Man and Citizen and the American Constitutional Development”. The American Journal of Comparative Law. 2: 445–462. doi:10.2307/840552. JSTOR 840552. S2CID 143656851.
  • Lyons, Martyn (1975). France under the Directory (ấn bản thứ 2008). Cambridge University Press. ISBN 978-0-5210-9950-9.
  • Martin, Jean-Clément (1987). La Vendée et la France (bằng tiếng Pháp). Éditions du Seuil.
  • Marzagalli, Sylvia (2015). Economic and Demographic Developments. in Andress 2015.
  • McLynn, Frank (1997). Napoleon (ấn bản thứ 1998). Pimlico. ISBN 978-0-7126-6247-5.
  • McManners, John (1969). The French Revolution and the Church (ấn bản thứ 1982). Praeger. ISBN 978-0-3132-3074-5.
  • Melzer, Sarah; Rabine, Leslie biên tập (1992). Rebel Daughters: Women and the French Revolution. Oxford University Press Inc. ISBN 978-0-1950-6886-3.
  • McPhee, Peter biên tập (2013). A Companion to the French Revolution. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4443-3564-4. OL 25355797M.
  • Palmer, Robert R. (1986). “How Five Centuries of Educational Philanthropy Disappeared in the French Revolution”. History of Education Quarterly. 26 (2): 181–197. doi:10.2307/368736. JSTOR 368736. S2CID 147116875.
  • Palmer, Robert R.; Colton, Joel (1995). A History of the Modern World. Alfred A Knopf. ISBN 978-0-6794-3253-1.
  • Pas, Niek (2008). De geschiedenis van Frankrijk in een notendop: (bijna) alles wat je altijd wilde weten (bằng tiếng Hà Lan). Bakker. ISBN 978-9-0351-3170-5.
  • Pelling, Nick (2002). Anglo-Irish Relations: 1798-1922. Routledge. ISBN 978-0-2039-8655-4.
  • Price, Munro (2003). The Road from Versailles: Louis XVI, Marie Antoinette, and the Fall of the French Monarchy. St Martins Press. ISBN 978-0-3122-6879-4.
  • Régent, Frédéric (2013). A Companion to the French Revolution. in McPhee 2013.
  • Riemer, Neal; Simon, Douglas (1997). The New World of Politics: An Introduction to Political Science. Rowman & Littlefield. ISBN 978-0-9396-9341-2.
  • Ross, A.; Holtermann, J.H.; Bindreiter, U. (2019). On Law and Justice. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-1910-2579-2. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  • Rothenberg, Gunter (1988). “The Origins, Causes, and Extension of the Wars of the French Revolution and Napoleon”. The Journal of Interdisciplinary History. 18 (4): 771–793. doi:10.2307/204824. JSTOR 204824.
  • Rudé, George (1988). The French Revolution: Its Causes, Its History and Its Legacy After 200 Years. Grove Press. ISBN 978-1-5558-4150-8.
  • Sargent, Thomas J; Velde, Francois R (1995). “Macroeconomic features of the French Revolution”. Journal of Political Economy. 103 (3): 474–518. doi:10.1086/261992. S2CID 153904650.
  • Schama, Simon (1989). Citizens, A Chronicle of The French Revolution (ấn bản thứ 2004). Penguin. ISBN 978-0-1410-1727-3.
  • Schama, Simon (1977). Patriots and Liberators: Revolution in the Netherlands, 1780–1813. Harper Collins. ISBN 978-0-0021-6701-7.
  • Scott, Samuel (1975). “Problems of Law and Order during 1790, the "Peaceful" Year of the French Revolution”. The American Historical Review. 80 (4): 859–888. doi:10.2307/1867442. JSTOR 1867442.
  • Shusterman, Noah (2013). The French Revolution; Faith, Desire, and Politics. Routledge. ISBN 978-0-4156-6021-1.
  • Smith, Jay M. (2015). Nobility. in Andress 2015.
  • Soboul, Albert (1975). The French Revolution 1787–1799. Vintage. ISBN 978-0-3947-1220-8.
  • Spang, Rebecca (2003). “Paradigms and Paranoia: How modern Is the French Revolution?”. American Historical Review. 108 (1). doi:10.1086/ahr/108.1.119.
  • Sutherland, D. M. G. (2002). “Peasants, Lords, and Leviathan: Winners and Losers from the Abolition of French Feudalism, 1780–1820”. The Journal of Economic History. 62 (1): 1–24. JSTOR 2697970.
  • Tackett, Timothy (2003). “The Flight to Varennes and the Coming of the Terror”. Historical Reflections / Réflexions Historiques. 29 (3): 469–493. JSTOR 41299285.
  • Tackett, Timothy (2004). When the King Took Flight. Harvard University Press. ISBN 978-0-6740-1642-2.
  • Tackett, Timothy (2011). “Rumor and Revolution: The Case of the September Massacres” (PDF). French History and Civilization. 4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  • Thompson, James Matthew (1932). Leaders of the French Revolution (bằng tiếng Anh). B. Blackwell.
  • Tilly, Louise (1983). “Food Entitlement, Famine, and Conflict”. The Journal of Interdisciplinary History. 14 (2): 333–349. doi:10.2307/203708. JSTOR 203708.
  • Vardi, Liana (1988). “The Abolition of the Guilds during the French Revolution”. French Historical Studies. 15 (4): 704–717. doi:10.2307/286554. JSTOR 286554.
  • Walton, Charles (2013). Clubs, parties, factions in The Oxford Handbook of the French Revolution. Wiley.
  • Wasson, Ellis (2009). A History of Modern Britain: 1714 to the Present. John Wiley & Sons. ISBN 978-1-4051-3935-9.
  • Weir, David (1989). “Tontines, Public Finance, and Revolution in France and England, 1688–1789”. The Journal of Economic History. 49 (1): 95–124. doi:10.1017/S002205070000735X. JSTOR 2121419. S2CID 154494955.
  • White, Eugene Nelson (1995). “The French Revolution and the Politics of Government Finance, 1770–1815”. The Journal of Economic History. 55 (2): 227–255. doi:10.1017/S0022050700041048. JSTOR 2123552. S2CID 154871390.
  • Woronoff, Denis (1984). The Thermidorean regime and the directory: 1794–1799. Cambridge University Press. ISBN 978-0-5212-8917-7.

Đọc thêm

Xem thêm thông tin: Thư mục về Cách mạng Pháp
  • Abray, Jane (1975). “Feminism in the French Revolution”. The American Historical Review. 80 (1): 43–62. doi:10.2307/1859051. JSTOR 1859051.
  • Beckstrand, Lisa (2009). Deviant women of the French Revolution and the rise of feminism. Fairleigh Dickinson University Press. ISBN 978-1-6114-7400-8.
  • Bell, David Avrom (2007). The First Total War: Napoleon's Europe and the Birth of Warfare as We Know It. Mariner Books. ISBN 978-0-6189-1981-9.
  • Blanning, Timothy C. W (1997). The French Revolution: Class War or Culture Clash?. Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-3336-7064-4.
  • Bredin, Jean-Denis (1988). Sieyes; la clé de la Révolution française (bằng tiếng Pháp). Fallois.
  • Censer, Jack (2002). Klaits, Joseph; Haltzel, Michael (biên tập). The French Revolution after 200 Years in Global Ramifications of the French Revolution. Cambridge University Press. ISBN 978-0-5215-2447-6.
  • Clark, Samuel (1984). “Nobility, Bourgeoisie and the Industrial Revolution in Belgium”. Past & Present. 105 (105): 140–175. doi:10.1093/past/105.1.140. JSTOR 650548.
  • Cole, Alistair; Campbell, Peter (1989). French electoral systems and elections since 1789. Gower. ISBN 978-0-5660-5696-3.
  • Comninel, George C (1987). Rethinking the French Revolution: Marxism and the Revisionist Challenge. Verso. ISBN 978-0-8609-1890-5.
  • Cook, Bernard A (2004). Belgium (Studies in Modern European History, V. 50). Peter Lang Publishing Inc. ISBN 978-0-8204-5824-3.
  • Devance, Louis (1977). “Le Féminisme pendant la Révolution Française”. Annales Historiques de la Révolution Française (bằng tiếng Pháp). 49 (3).
  • Dorginy, Marcel (2003). The Abolitions of Slavery: From L.F. Sonthonax to Victor Schoelcher, 1793, 1794, 1848. Berghahn Books. ISBN 978-1-5718-1432-6.
  • Doyle, William (2001). The French Revolution: A very short introduction. Oxford University Press. ISBN 978-0-1928-5396-7.
  • Ellis, Geoffrey (1997). Aston, Nigel (biên tập). Religion according to Napoleon; the limitations of pragmatism in Religious Change in Europe 1650-1914: Essays for John McManners. Clarendon Press. ISBN 978-0-1982-0596-8.
  • Fremont-Barnes, Gregory (2007). Encyclopedia of the Age of Political Revolutions and New Ideologies, 1760–1815. Greenwood. ISBN 978-0-3130-4951-4.
  • Furet, François (1981). Interpreting the French Revolution. Cambridge University Press.
  • Furet, François (1995). Revolutionary France, 1770–1880. Blackwell Publishing. ISBN 978-0-6311-9808-6.
  • Fursenko, A.A; McArthur, Gilbert (1976). “The American and French Revolutions Compared: The View from the U.S.S.R.”. The William and Mary Quarterly. 33 (3): 481. doi:10.2307/1921544. JSTOR 1921544.
  • Garrioch, David (1994). “The People of Paris and Their Police in the Eighteenth Century. Reflections on the introduction of a 'modern' police force”. European History Quarterly. 24 (4): 511–535. doi:10.1177/026569149402400402. S2CID 144460864.
  • Gershoy, Leo (1957). The Era of the French Revolution. Van Nostrand. ISBN 978-0-8987-4718-8.
  • Goldhammer, Jesse (2005). The headless republic : sacrificial violence in modern French thought. Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-4150-9. OCLC 783283094.
  • Hampson, Norman (1988). A Social History of the French Revolution. Routledge: University of Toronto Press. ISBN 978-0-7100-6525-4.
  • Hibbert, Christopher (1980). The Days of the French Revolution. Quill, William Morrow. ISBN 978-0-6880-3704-8.
  • Hufton, Olwen (1983). “Social Conflict and the Grain Supply in Eighteenth-Century France”. The Journal of Interdisciplinary History. 14 (2): 303–331. doi:10.2307/203707. JSTOR 203707.
  • Hunt, Lynn (1996). The French Revolution and Human Rights (ấn bản thứ 2016). Bedford/St Martins. ISBN 978-1-3190-4903-4.
  • James, C. L. R. (1963). The Black Jacobins: Toussaint L'Ouverture and the San Domingo Revolution (ấn bản thứ 2001). Penguin Books.
  • Jefferson, Thomas (1903). Ford, Paul (biên tập). The Works of Thomas Jefferson, Vol. XII: Correspondence and Papers 1808–1816 (ấn bản thứ 2010). Cosimo Classics. ISBN 978-1-6164-0215-0.
  • Jourdan, Annie (2007). “The "Alien Origins" of the French Revolution: American, Scottish, Genevan, and Dutch Influences”. The Western Society for French History. University of Amsterdam. 35 (2). hdl:2027/spo.0642292.0035.012.
  • Kołakowski, Leszek (1978). Main Currents of Marxism: The Founders, the Golden Age, the Breakdown. W.W. Norton. ISBN 978-0-3930-6054-6.
  • Lefebvre, Georges (1947). The Coming of the French Revolution (ấn bản thứ 2005). Princeton University Press. ISBN 978-0-6911-2188-8.
  • Lefebvre, Georges (1963). The French Revolution: from 1793 to 1799. II. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0-2310-2519-5.
  • Lefebvre, Georges (1964). The Thermidorians & the Directory. Random House. ISBN 978-0-1344-4539-7.
  • Léonard, Jacques (1977). “Femmes, Religion et Médecine: Les Religieuses qui Soignent, en France au XIXe Siècle”. Annales: Économies, Sociétés, Civilisations (bằng tiếng Pháp). 32 (55).
  • McHugh, Tim (2012). “Expanding Women's Rural Medical Work in Early Modern Brittany: The Daughters of the Holy Spirit”. History of Medicine and Allied Sciences. 67 (3): 428–456. doi:10.1093/jhmas/jrr032. PMC 3376001. PMID 21724643.
  • McMillan, James H (1999). France and women, 1789–1914: gender, society and politics. Routledge. ISBN 978-0-4152-2602-8.
  • Marx, Karl (1983). Kamenka, Eugene (biên tập). The Paris Commune and the Future of Socialism: 1870–1882 in The Portable Karl Marx. Penguin Books. ISBN 978-0-1401-5096-4.
  • Mitchell, CJ (1984). “Political Divisions within the Legislative Assembly of 1791”. French Historical Studies. 13 (3): 356–389. doi:10.2307/286298. JSTOR 286298.
  • Neely, Sylvia (2008). A Concise History of the French Revolution. Rowman & Littlefield. ISBN 978-0-7425-3411-7.
  • Rossignol, Marie-Jeanne (2006). The American Revolution in France: Under the Shadow of the French Revolution in Europe's American Revolution. Springer. ISBN 978-0-2302-8845-4.
  • Shlapentokh, Dmitry (1996). “A problem in self-identity: Russian intellectual thought in the context of the French Revolution”. European Studies. 26 (1): 61–76. doi:10.1177/004724419602600104. S2CID 145177231.
  • Sepinwall, Alyssa Goldstein (2017). “Beyond "The Black Jacobins": Haitian Revolutionary Historiography Comes of Age”. Journal of Haitian Studies. 23 (1): 17. doi:10.1353/jhs.2017.0000. JSTOR 44478370. S2CID 158697106.
  • Soboul, Albert (1977). A short history of the French Revolution: 1789–1799. Geoffrey Symcox. University of California Press, Ltd. ISBN 978-0-5200-3419-8.
  • Soper, J. Christopher; Fetzer, Joel S (2003). “Explaining the accommodation of Muslim religious practices in France, Britain, and Germany”. French Politics. 1 (1): 39–59. doi:10.1057/palgrave.fp.8200018. S2CID 145008815.
  • Stewart, John (1951). A Documentary Survey of the French revolution. Macmillan.
  • Thompson, J.M. (1952). Robespierre and the French Revolution. The English Universities Press. ISBN 978-0-3400-8369-7.
  • Thompson, J.M. (1959). The French Revolution. Basil Blackwell.
  • Tombs, Robert; Tombs, Isabelle (2007). That Sweet Enemy: The French and the British from the Sun King to the Present. Random House. ISBN 978-1-4000-4024-7.
  • x
  • t
  • s
Lịch sử châu Âu
Tiền sửChâu Âu thời kỳ đồ đá cũ • Châu Âu thời kỳ đồ đá mới • Châu Âu thời kỳ đồ đồng • Châu Âu thời kỳ đồ sắt
Cổ đại cổ điểnHy Lạp cổ điển • Cộng hòa La Mã • Thời kỳ Hy Lạp hóa • Đế quốc La Mã • Kitô giáo sơ khai • Khủng hoảng thế kỷ thứ Ba • Sự suy vong của Đế quốc Tây La Mã • Hậu kỳ cổ đại
Trung CổSơ kỳ Trung Cổ • Giai đoạn Di cư • Kitô giáo thời Trung Cổ (Kitô giáo hoá) • Vương quốc Francia • Đế quốc Byzantium • Đế quốc Bulgaria • Cộng hòa hàng hải • Thời đại Viking • Rus' Kiev • Thánh chế La Mã • Trung kỳ Trung Cổ • Phong kiến • Thập tự chinh • Mông Cổ xâm lược • Hậu kỳ Trung Cổ • Chiến tranh Trăm Năm • Liên minh Kalmar • Phục Hưng
Cận đạiCải cách tôn giáo • Thời đại Khám phá • Baroque • Chiến tranh Ba mươi Năm • Quân chủ chuyên chế • Đế quốc Ottoman • Đế quốc Bồ Đào Nha • Đế quốc Tây Ban Nha • Pháp cận đại • Liên bang Ba Lan và Lietuva • Đế quốc Thụy Điển • Đế quốc Hà Lan • Đế quốc Anh • Quân chủ Habsburg • Đế quốc Nga • Thời kỳ Khai Sáng
Hiện đạiĐại Phân tầng • Cách mạng công nghiệp • Cách mạng Pháp • Các cuộc chiến tranh của Napoléon • Chủ nghĩa dân tộc • Các cuộc cách mạng năm 1848 • Thế chiến I • Cách mạng Nga • Interbellum • Thế chiến II • Chiến tranh Lạnh • Hội nhập châu Âu
Xem thêmLịch sử di truyền học châu Âu • Lịch sử nghệ thuật châu Âu • Lịch sử Liên minh châu Âu • Lịch sử văn minh phương Tây • Lịch sử vùng Địa Trung Hải • Lịch sử hàng hải châu Âu • Lịch sử quân sự châu Âu
  • x
  • t
  • s
Cách mạng Pháp
  • Biên niên sử
  • Chế độ cũ
  • Nguyên nhân
  • Cách mạng
  • Quân chủ lập hiến
  • Đệ Nhất Cộng hòa
  • Đốc chính
  • Tổng tài
  • Thuật ngữ
Sự kiện chính trị – dân sự theo năm
1788
  • Journée des Tuiles (7 tháng 6, 1788)
  • Hội nghị Vizille (21 tháng 7, 1788)
1789
  • Đẳng cấp thứ Ba là gì? (tháng 1, 1789)
  • Bạo động Réveillon (28 tháng 4, 1789)
  • Hội nghị ba đẳng cấp 1789 (5 tháng 5, 1789)
  • Quốc hội lập hiến 1789 (17 tháng 6, 1789 – 30 tháng 9, 1791)
  • Lời tuyên thệ Jeu de Paume (20 tháng 6, 1789)
  • Chiếm ngục Bastille (14 tháng 7, 1789)
  • Đại khủng hoảng (20 tháng 7 – 5 tháng 8, 1789)
  • Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (27 tháng 8, 1789)
  • Cuộc tuần hành của phụ nữ tại Versailles (5 tháng 10, 1789)
  • Quốc hữu hóa tài sản Giáo hội (2 tháng 11, 1789)
1790
  • Bãi bỏ Parlement (tháng 2-7, 1790)
  • Bãi bỏ quý tộc (19 tháng 6, 1790)
  • Hiến pháp dân sự cho tăng lữ (12 tháng 7, 1790)
  • Fête de la Fédération 14 tháng 7, 1790)
1791
  • Cuộc đào tẩu tới Varennes (20–21 tháng 1, 1791)
  • Thảm sát Champ de Mars (17 tháng 7, 1791)
  • Tuyên bố Pillnitz (27 tháng 8, 1791)
  • Hiến pháp 1791 (3 tháng 9, 1791)
  • Quốc hội Lập pháp (1 tháng 10, 1791 – tháng 9, 1792)
1792
  • Pháp tuyên chiến (20 tháng 4, 1792)
  • Tuyên ngôn Brunswick (25 tháng 7, 1792)
  • Công xã Paris nổi dậy (tháng 6, 1792)
  • Sự kiện 10 tháng 8 (10 tháng 8, 1792)
  • Thảm sát Tháng Chín (tháng 9, 1792)
  • Quốc ước (20 tháng 9, 1792 – 26 tháng 10, 1795)
  • Thành lập Đệ Nhất Cộng hòa (22 tháng 9, 1792)
1793
  • Louis XVI bị xử tử (21 tháng 1, 1793)
  • Tòa án Cách mạng (9 tháng 3, 1793 – 31 tháng 5, 1795)
  • Triều đại Khủng bố (27 tháng 1, 1793 – 27 tháng 7, 1794)
    • Ủy ban Công an
    • Ủy ban Trị an
  • Phái Girôngđanh thất bại (2 tháng 1, 1793)
  • Marat bị ám sát (13 tháng 7, 1793)
  • Levée en masse (23 tháng 8, 1793)
  • Sắc lệnh Nghi phạm (17 tháng 9, 1793)
  • Maria Antonia bị xử trảm (16 tháng 10, 1793)
  • Luật chống tăng lữ (suốt cả năm)
1794
  • Danton và Desmoulins bị xử trảm (5 tháng 4, 1794)
  • Luật ngày 22 tháng Đồng cỏ (10 tháng 6, 1794)
  • Công ước tháng Nóng (27 tháng 7, 1794)
  • Robespierre bị xử trảm (28 tháng 7, 1794)
  • Khủng bố Trắng (Mùa thu 1794)
  • Phái Giacôbanh suy bại (11 tháng 11, 1794)
1795
  • Hiến pháp Pháp 1795 (22 tháng 8, 1795)
  • Hội đồng Đốc chính (1795–99)
    • Hội đồng Năm trăm
    • Hội đồng Nguyên lão
  • Binh biến ngày 13 tháng Nho (Tháng 10, 1795)
  • Âm mưu đảo chính của Babeuf (Tháng 11, 1795)
1797
  • Đảo chính ngày 18 tháng Quả (4 tháng 9, 1797)
  • Đại hội Rastatt lần thứ hai (tháng 12, 1797)
1798
  • Luật ngày 22 tháng Hoa năm IV (11 tháng 5, 1798)
1799
  • Đảo chính ngày 30 tháng Đồng cỏ (18 tháng 1, 1799)
  • Đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9 tháng 11, 1799)
  • Hiến pháp năm VIII (24 tháng 12, 1799)
  • Tổng tài chế
Chiến dịch cách mạng
1792
  • Verdun
  • Thionville
  • Valmy
  • Binh biến của phái Bảo hoàng
    • Chouannerie
    • Vendée
    • Dauphiné
  • Lille
  • Mayence
  • Jemappes
  • Namur
1793
  • Chiến tranh Liên minh thứ nhất
  • Cuộc vây hãm Toulon (18 tháng 9, – 18 tháng 12, 1793)
  • Chiến sự tại Vendée
  • Trận Neerwinden (1793)
  • Trận Famars (23 tháng 5, 1793)
  • Trận San Pietro và Sant'Antioco (25 tháng 5, 1793)
  • Trận Kaiserslautern
  • Cuộc vây hãm Mainz (1793)
  • Trận Wattignies
  • Trận Hondschoote (1793)
  • Cuộc vây hãm Bellegarde (1793)
  • Trận Peyrestortes
  • Trận Wissembourg thứ nhất (1793) (13 tháng 10, 1793)
  • Trận Truillas
  • Trận Wissembourg thứ hai (1793) (26–27 tháng 12, 1793)
1794
  • Trận Villers-en-Cauchies (24 tháng 4, 1794)
  • Trận Boulou (Pyrénées) (30 tháng 4, – 1 tháng 5, 1794)
  • Trận Tournay (22 tháng 5, 1794)
  • Trận Fleurus (1794) (26 tháng 1, 1794)
  • Chouannerie
  • Trận Tourcoing (18 tháng 5, 1794)
  • Trận Aldenhoven (1794) (2 tháng 10, 1794)
1795
  • Hòa ước Basel
1796
  • Trận Lonato (3–4 tháng 8, 1796)
  • Trận Castiglione (5 tháng 8, 1796)
  • Trận Theiningen
  • Trận Neresheim (11 tháng 8, 1796)
  • Trận Amberg (24 tháng 8, 1796)
  • Trận Würzburg (3 tháng 9, 1796)
  • Trận Rovereto (4 tháng 9, 1796)
  • Trận Bassano (8 tháng 9, 1796)
  • Trận Emmendingen (19 tháng 10, 1796)
  • Trận Schliengen (26 tháng 10, 1796)
  • Trận Bassano thứ nhất (6 tháng 11, 1796)
  • Trận Calliano (6–7 tháng 11, 1796)
  • Trận Arcole (15–17 tháng 11, 1796)
  • Expédition d'Irlande (Dec 1796)
1797
  • Action of 13 January 1797 (13 tháng 1, 1797)
  • Trận Rivoli (14–15 tháng 1, 1797)
  • Action of 25 January 1797 (25 tháng 1, 1797)
  • Hiệp ước Leoben (17 tháng 4, 1797)
  • Trận Neuwied (1797) (18 tháng 4, 1797)
  • Hiệp ước Campo Formio (17 tháng 10, 1797)
1798
  • Pháp xâm lược Ai Cập (1798–1801)
  • Irish Rebellion of 1798#French landing (23 tháng 5, – 23 tháng 9, 1798)
  • Quasi-War (1798–1800)
  • Chiến tranh Nông dân (1798) (12 tháng 10, – 5 tháng 12, 1798)
1799
  • Chiến tranh Liên minh thứ hai (1798–1802)
  • Cuộc vây hãm Acre (1799) (20 tháng 3, – 21 tháng 5, 1799)
  • Trận Ostrach (20–21 tháng 3, 1799)
  • Trận Stockach (1799) (25 tháng 3, 1799)
  • Trận Magnano (5 tháng 4, 1799)
  • Trận Cassano d'Adda (27 tháng 4, 1799)
  • Trận Zürich thứ nhất (4–7 tháng 1, 1799)
  • Trận Trebbia (1799) (19 tháng 1, 1799)
  • Trận Novi (1799) (15 tháng 8, 1799)
  • Trận Zürich thứ hai (25–26 tháng 9, 1799)
1800
  • Trận Marengo (14 tháng 1, 1800)
  • Trận Hohenlinden (3 tháng 12, 1800)
  • Second League of Armed Neutrality (1800–02)
1801
  • Hiệp ước Lunéville (9 Feb 1801)
  • Hiệp ước Florence (18 tháng 3, 1801)
  • Algeciras Campaign (8 tháng 7, 1801)
1802
  • Hiệp ước Amiens (25 tháng 3, 1802)
Lãnh đạo quân đội
Pháp Lục quân Pháp
  • Eustache Charles d'Aoust
  • Pierre Augereau
  • Alexandre de Beauharnais
  • Karl XIV Johan của Thụy Điển
  • Louis-Alexandre Berthier
  • Jean-Baptiste Bessières
  • Guillaume Brune
  • Jean François Carteaux
  • Jean Étienne Championnet
  • Charles Bertin Gaston Chapuis de Tourville
  • Adam Philippe, Comte de Custine
  • Louis Nicolas Davout
  • Louis Desaix
  • Jacques François Dugommier
  • Thomas-Alexandre Dumas
  • Charles François Dumouriez
  • Pierre Marie Barthélemy Ferino
  • Louis-Charles de Flers
  • Paul Grenier
  • Emmanuel de Grouchy
  • Jacques Maurice Hatry
  • Lazare Hoche
  • Jean-Baptiste Jourdan
  • François Christophe de Kellermann
  • Jean Baptiste Kléber
  • Pierre Choderlos de Laclos
  • Jean Lannes
  • Charles Leclerc
  • Claude Lecourbe
  • François Joseph Lefebvre
  • Jacques MacDonald
  • Jean-Antoine Marbot
  • Marcellin Marbot
  • François Séverin Marceau-Desgraviers
  • Auguste de Marmont
  • André Masséna
  • Bon Adrien Jeannot de Moncey
  • Jean Victor Marie Moreau
  • Édouard Mortier
  • Joachim Murat
  • Michel Ney
  • fr [Pierre-Jacques Osten]
  • Nicolas Oudinot
  • Catherine-Dominique de Pérignon
  • Jean-Charles Pichegru
  • Józef Antoni Poniatowski
  • Laurent Gouvion Saint-Cyr
  • Barthélemy Louis Joseph Schérer
  • Jean-Mathieu-Philibert Sérurier
  • Joseph Souham
  • Nicolas Jean de Dieu Soult
  • Louis-Gabriel Suchet
  • Claude-Henri Belgrand de Vaubois
  • Claude Victor-Perrin, Duc de Belluno
Pháp Hải quân Pháp
  • Charles-Alexandre Léon Durand Linois
Đối lập
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo (1804–1867)
  • József Alvinczi
  • Archduke Charles, Duke of Teschen
  • François Sébastien Charles Joseph de Croix, Count of Clerfayt
  • Karl Aloys zu Fürstenberg
  • Friedrich Freiherr von Hotze
  • Friedrich Adolf, Count von Kalckreuth
  • Paul Kray
  • Charles Eugene, Prince of Lambesc
  • Maximilian Anton Karl, Count Baillet de Latour
  • Karl Mack von Leiberich
  • Rudolf Ritter von Otto
  • Prince Josias of Saxe-Coburg-Saalfeld
  • Peter Vitus von Quosdanovich
  • Prince Heinrich XV of Reuss-Plauen
  • Johann Mészáros von Szoboszló
  • Karl Philipp Sebottendorf
  • Dagobert Sigmund von Wurmser
Vương quốc Anh (1707–1800) Vương quốc Anh (1707-1801)
  • Ralph Abercromby
  • James Saumarez, 1st Baron de Saumarez
  • Edward Pellew, 1st Viscount Exmouth
  • Prince Frederick, Duke of York and Albany
 Cộng hòa Hà Lan
  • William V, Prince of Orange
 Phổ
  • Charles William Ferdinand, Duke of Brunswick-Wolfenbüttel
  • Frederick Louis, Prince of Hohenlohe-Ingelfingen
 Đế quốc Nga
  • Alexander Korsakov
  • Aleksandr Vasilyevich Suvorov
Tây Ban Nha Đế quốc Tây Ban Nha
  • Luis Firmín de Carvajal, Conde de la Unión
  • Antonio Ricardos
Hình tượng và nhân vật nổi bật
Nhà Bourbon
  • Charles X của Pháp
  • Louis XVI của Pháp
  • Louis XVII của Pháp
  • Louis XVIII của Pháp
  • Louis Antoine, Duke of Enghien
  • Louis Henri, Prince of Condé
  • Louis V Joseph xứ Condé
  • Louis-Philippe I của Pháp
  • Maria Antonia của Áo
  • Princess Marie Louise of Savoy
  • Madame du Barry
  • Louis Auguste Le Tonnelier de Breteuil
  • Étienne Charles de Loménie de Brienne
  • Charles Alexandre de Calonne
  • François-René de Chateaubriand
  • Jean Chouan
  • Grace Elliott
  • Arnaud II de La Porte
  • Jean-Sifrein Maury
  • Honoré Gabriel Riqueti, comte de Mirabeau
  • Jacques Necker
Phái Feuillant
  • Antoine Barnave
  • Alexandre-Théodore-Victor, comte de Lameth
  • Charles Malo François Lameth
  • Gilbert du Motier de La Fayette
Phái Girondi
  • Jacques Pierre Brissot
  • Étienne Clavière
  • Marquis de Condorcet
  • Charlotte Corday
  • Marie-Jean Hérault de Séchelles
  • Jean-Marie Roland, vicomte de la Platière
  • Madame Roland
  • Jean Baptiste Treilhard
  • Pierre Victurnien Vergniaud
  • Bertrand Barère
  • Jérôme Pétion de Villeneuve
Phái La Montagne
  • Paul François Jean Nicolas, vicomte de Barras
  • Georges Couthon
  • Georges Danton
  • Jacques-Louis David
  • Camille Desmoulins
  • Roger Ducos
  • Jean-Marie Collot d'Herbois
  • Philippe-François-Joseph Le Bas
  • Jean-Paul Marat
  • Claude Antoine, comte Prieur-Duvernois
  • Pierre Louis Prieur
  • Maximilien de Robespierre
  • Gilbert Romme
  • Jean Bon Saint-André
  • Louis Antoine de Saint-Just
  • Jean-Lambert Tallien
  • Bertrand Barère
Phái Hébert
  • Jacques Hébert
  • Jacques Nicolas Billaud-Varenne
  • Pierre Gaspard Chaumette
  • Charles-Philippe Ronsin
  • Antoine-François Momoro
  • François-Nicolas Vincent
Phái Enragés
  • Jacques Roux
  • Jean-François Varlet
  • Jean Théophile Victor Leclerc
  • Claire Lacombe
  • Pauline Léon
Phái Bonaparte
  • Napoléon Bonaparte
  • Jean Jacques Régis de Cambacérès
  • Jacques-Louis David
  • Jean Debry
  • Joseph Fesch
  • Charles-François Lebrun, duc de Plaisance
  • Philippe-Antoine Merlin de Douai
  • Joachim Murat
  • Lucien Bonaparte
  • Joseph Bonaparte
  • Joséphine de Beauharnais
Khác
  • Jean-Pierre-André Amar
  • François-Noël Babeuf
  • Jean Sylvain Bailly
  • François-Marie, marquis de Barthélemy
  • Lazare Carnot
  • André Chénier
  • Louis Philippe II, Duke of Orléans
  • Jean-Jacques Duval d'Eprémesnil
  • Antoine Quentin Fouquier-Tinville
  • Olympe de Gouges
  • Henri Grégoire
  • Jacques-Donatien Le Ray de Chaumont
  • Jean-Baptiste Robert Lindet
  • Guillaume-Chrétien de Lamoignon de Malesherbes
  • Sylvain Maréchal
  • Antoine Christophe Merlin
  • Jean Joseph Mounier
  • Pierre Samuel du Pont de Nemours
  • François de Neufchâteau
  • Louis-Michel le Peletier, marquis de Saint-Fargeau
  • Pierre Louis Prieur
  • Jean-François Rewbell
  • Louis Marie de La Révellière-Lépeaux
  • Hầu tước de Sade
  • Antoine Christophe Saliceti
  • Emmanuel Joseph Sieyès
  • Germaine de Staël
  • Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord
  • Thérésa Tallien
  • Gui-Jean-Baptiste Target
  • Catherine Théot
  • Marc-Guillaume Alexis Vadier
  • Jean-Henri Voulland
  • Danh sách nhân vật trong Cách mạng Pháp
Nhà tư tưởng nổi bật
  • Thời kỳ Khai sáng
  • Pierre Beaumarchais
  • Edmund Burke
  • Anacharsis Cloots
  • Charles de Coulomb
  • Pierre Claude François Daunou
  • Denis Diderot
  • Benjamin Franklin
  • Thomas Jefferson
  • Antoine Lavoisier
  • Montesquieu
  • Thomas Paine
  • Jean-Jacques Rousseau
  • Voltaire
Tác động văn hóa
  • La Marseillaise
  • Cocarde tricolore
  • Quốc kỳ Pháp
  • Liberté, égalité, fraternité
  • Marianne
  • Ngày Bastille
  • Panthéon
  • Lịch Cộng hòa Pháp
  • Hệ mét
  • Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền
  • Sùng bái Tồn tại tối cao
  • Sùng bái Lỹ lẽ
    • Đền thờ Lý lẽ
  • Sans-culottes
  • Mũ Phrygia
  • Phụ nữ trong Cách mạng Pháp
  • Incroyables và Merveilleuses
  • Biểu tượng trong Cách mạng Pháp
  • Nghiên cứu lịch sử về Cách mạng Pháp
  • Ảnh hưởng của Cách mạng Pháp
  • Điện ảnh
Cổng thông tin:
  • icon Paris
  • flag Pháp
  • Lịch sử

Từ khóa » Giai Cấp Lãnh đạo Cmts Pháp