Bài 2: Cực Trị Hàm Số - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
I. KHÁI NIỆM CỰC ĐẠI, CỰC TIỂU
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left(a;b\right)\) (có thể \(a\) là \(-\infty\), \(b\) là \(+\infty\)) và điểm \(x_0\in\left(a;b\right)\).
a) Nếu tồn tại số \(h>0\) sao cho \(f\left(x\right)< f\left(x_0\right)\) với mọi \(x\in\left(x_0-h;x_0+h\right)\) và \(x\ne x_0\) thì ta nói hàm số \(f\left(x\right)\) đạt cực đại tại \(x_0\).
b) Nếu tồn tại số \(h>0\) sao cho \(f\left(x\right)>f\left(x_0\right)\) với mọi \(x\in\left(x_0-h;x_0+h\right)\) và \(x\ne x_0\) thì ta nói hàm số \(f\left(x\right)\) đạt cực tiểu tại \(x_0\).
Chú ý:
1. Nếu hàm số \(f\left(x\right)\) đạt cực đại (cực tiểu) tại \(x_0\) thì \(x_0\) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số, \(f\left(x_0\right)\) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số, kí hiệu là \(f_{CĐ}\left(f_{CT}\right)\), còn điểm \(M\left(x_0;f\left(x_0\right)\right)\) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
2. Các điểm cực đại và cực tiểu được gọi chung là các điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn được gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
3. Dễ dàng chứng minh được rằng, nếu hàm số \(y=f\left(x\right)\) có đạo hàm trên khoảng \(\left(a;b\right)\) và đạt cực đại hoặc cực tiểu tại \(x_0\) thì \(f'\left(x_0\right)=0\).
II. ĐIỀU KIỆN ĐỦ ĐỂ HÀM SỐ CÓ CỰC TRỊ
Định lí 1:
Giả sử hàm số \(y=f\left(x\right)\) liên tục trên khoảng \(K=\left(x_0-h;x_0+h\right)\) và có đạo hàm trên \(K\) hoặc trên \(K\)\\(\left\{x_0\right\}\), với \(h>0\).
a) Nếu \(f'\left(x\right)>0\) trên khoảng \(\left(x_0-h;x_0\right)\) và \(f'\left(x\right)< 0\) trên khoảng \(\left(x_0;x_0+h\right)\) thì \(x_0\) là một điểm cực đại của hàm số \(f\left(x\right)\).
b) Nếu \(f'\left(x\right)< 0\) trên khoảng \(\left(x_0-h;x_0\right)\) và \(f'\left(x\right)>0\) trên khoảng \(\left(x_0;x_0+h\right)\) thì \(x_0\) là một điểm cực tiểu của hàm số \(f\left(x\right)\).
Ví dụ 1: Tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số \(f\left(x\right)=-x^2+1\).
Giải:
Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
Ta có \(f'\left(x\right)=-2x\) , \(f'\left(x\right)=0\Leftrightarrow x=0\). Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên suy ra \(x=0\) là điểm cực đại của hàm số và đồ thị hàm số có một điểm cực đại là \(\left(0;1\right)\).
Ví dụ 2: Tìm các điểm cực trị của hàm số \(y=x^3-x^2-x+3\).
Giải:
Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
Ta có \(y'=3x^2-2x-1\) ; \(y'=0\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=-\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\). Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta suy ra \(x=-\dfrac{1}{3}\) là điểm cực đại, \(x=1\) là điểm cực tiểu của hàm số.
Ví dụ 3: Tìm cực trị của hàm số \(y=\dfrac{3x+1}{x+1}\).
Giải:
Hàm số xác định tại mọi \(x\ne-1\)
Ta có \(y'=\dfrac{2}{\left(x+1\right)^2}>0,\forall x\ne-1\) . Vậy hàm số đã cho không có cực trị.
@63398@III. QUY TẮC TÌM CỰC TRỊ
Từ định lí 1 ta có Quy tắc 1:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính \(f'\left(x\right)\). Tìm các điểm tại đó \(f'\left(x\right)=0\) hoặc \(f'\left(x\right)\) không xác định.
3. Lập bảng biến thiên.
4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
@2251016@Định lí 2:
GIả sử hàm số \(y=f\left(x\right)\) có đạo hàm cấp hai trong khoảng \(\left(x_0-h;x_0+h\right)\) với \(h>0\). Khi đó:
a) Nếu \(f'\left(x_0\right)=0,f''\left(x_0\right)>0\) thì \(x_0\) là điểm cực tiểu;
b) Nếu \(f'\left(x_0\right)=0,f''\left(x_0\right)< 0\) thì \(x_0\) là điểm cực đại.
Áp dụng định lí 2, ta có Quy tắc 2:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính \(f'\left(x\right)\). Giải phương trình \(f'\left(x\right)=0\) và kí hiệu \(x_i\left(i=1,2,...,n\right)\) là các nghiệm của nó.
3. Tính \(f''\left(x\right)\) và \(f''\left(x_i\right)\).
4. Dựa vào dấu của \(f''\left(x_i\right)\) suy ra tính chất cực trị của điểm \(x_i\).
Ví dụ 4. Tìm cực trị của hàm số \(f\left(x\right)=\dfrac{x^4}{4}-2x^2+6\).
Giải:
Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
\(f'\left(x\right)=x^3-4x=x\left(x^2-4\right)\) , \(f'\left(x\right)=0\Rightarrow x_1=0,x_2=-2,x_3=2\)
\(f''\left(x\right)=3x^2-4\)
\(f''\left(\pm2\right)=8>0\Rightarrow x=-2\) và \(x=2\) là hai điểm cực tiểu;
\(f''\left(0\right)=-4< 0\Rightarrow x=0\) là điểm cực đại.
Kết luận: \(f\left(x\right)\) đạt cực tiểu tại \(x=-2\) và \(x=2\), \(f_{CT}=f\left(\pm2\right)=2\)
\(f\left(x\right)\) đạt cực đại tại \(x=0\) và \(f_{CĐ}=f\left(0\right)=6\).
Ví dụ 5: Tìm các điểm cực trị của hàm số \(f\left(x\right)=\sin2x\).
Giải:
Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
\(f'\left(x\right)=2\cos2x,f'\left(x\right)=0\Leftrightarrow2x=\dfrac{\pi}{2}+l\pi\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{4}+l\dfrac{\pi}{2}\left(l\in Z\right)\)
\(f''\left(x\right)=-4\sin2x\)
\(f''\left(\dfrac{\pi}{4}+l\dfrac{\pi}{2}\right)=-4\sin\left(\dfrac{\pi}{2}+l\pi\right)=\left\{{}\begin{matrix}-4\left(l=2k\right)\\4\left(l=2k+1\right)\end{matrix}\right.\left(l\in Z\right)\)
Kết luận: \(x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\left(k\in Z\right)\) là các điểm cực đại của hàm số;
\(x=\dfrac{3\pi}{4}+k\pi\left(k\in Z\right)\) là các điểm cực tiểu của hàm số.
@2251225@Từ khóa » Hàm Số Bậc 2 Có Mấy Cực Trị
-
Cực Trị Của Một Số Hàm Thường Gặp | Trinh Tran Math's Blog
-
Cách Tìm Cực Trị Của Hàm Số Bậc 2 (tìm Cực đại, Cực Tiểu ... - Hayhochoi
-
Hàm Số Bậc 2 Có Bao Nhiêu Cực Trị
-
Cực Trị Hàm Bậc 2 Trên Bậc Nhất - 123doc
-
Cực Trị Hàm Bậc 2 Trên Bậc Nhất - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm Cực Tri Của Phương Trình Bâc 2 | Giải Pháp Excel
-
I. CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ BẬC BA LÀ GÌ - THPT Sóc Trăng
-
Hàm đa Thức Bậc Ba Có Thể Có Mấy Cực Trị?
-
Hàm Số Bậc 2 Có Bao Nhiêu Cực Trị | HoiCay - Top Trend News
-
Cực Trị Của Hàm Số | Lý Thuyết & Phân Dạng Bài Tập (Kèm Tài Liệu)
-
Cực Trị Của Hàm Số Lớp 12: Lý Thuyết, Cách Tìm Và Các Dạng Bài ...
-
Hàm Số Bậc Hai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Giải Nhanh Bài Toán Cực Trị Của Hàm Số Trùng Phương
-
Bài 3: MỘT SỐ DẠNG TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN CỰC TRỊ HÀM SỐ