BÀI 2: ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM VÀ TRỤC DIỄN XUẤT - MVTT2015
Có thể bạn quan tâm
Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015
BÀI 2: ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM VÀ TRỤC DIỄN XUẤT
BÀI 2: ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM VÀ TRỤC DIỄN XUẤT Đạo diễn Tô Hồng Hải ĐỊNH NGHĨA •Đó là đường chuyển động của đối tượng(trục chuyển động) •Đó là hướng nhìn diễn xuất của đối tượng (trục định hướng) TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH TRỤC DIỄN XUẤT •Giữ cho chuyển động được liên tục, đúng hướng, nếu không sẽ thấy hai ôtô chạy đâm vào nhau thay vì cảnh muốn quay là rượt đuổi nhau.(trục chuyển động) •Giữ cho hướng nhìn của hai đối tượng đang nói chuyện nhìn đối diện nhau, nếu không sẽ thấy họ nhìn vào gáy nhau (trục định hướng) •Giữ cho sự liên tục xuyên suốt bộ phim từ cảnh này sang cảnh khác. LIÊN TỤC ĐỊNH HƯỚNG •Chiều hướng di động của đối tượng, hướng nhìn của người luôn là bài toán rắc rối cho sự liên tục của một phim điện ảnh. •Nếu ta đã xác lập hướng nào đó cho chuyển động,cho hướng nhìn mà lại thay đổi không tính toán… thì sự liên tục bị gián đoạn,khán giả bị chi phối, không hiểu được câu chuyện. ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM •Định hướngđộng:Đối tượng di động •Một chiều:Trái qua phải(ngược lại) •Đổi chiều Cả 2: trái-phải-trái(ngược lại) •Vô hướng:thẳng vào hay ra xa ống kính •Định hướng tĩnh:Đối tượng đứng yên DI ĐỘNG MỘT CHIỀU •Khi định hướng đã được xác lập đối với sự di chuyển của chủ thể, thì bắt buộc phải giữ đúng. •Dù có các cảnh quay xen kẽ, các góc máy khác nhau, hay các cận cảnh chi tiết chen vào, khi trở lại cảnh rộng đã định hướng vẫn phải giữ đúng. •Vd:đoàn tàu chạy từ trái-phải,khi quay cảnh đầu tiên vào hành khách trong khoang nên giữ cùng trục chuyển động với đoàn tàu… sau đó mới thay góc độ thu hình khác. •Mô tả chuyển động của đối tượng đi và về hay 2 nhân vật tiến đến gặp nhau. •Nếu một nhân vật được xác định đi từ nhà ra phố:trái –phải,thì cđ ngược lại sẽ được xem là từ phố về nhà.Quy tắc này phải được tuân thủ dù thu hình ở các cỡ cảnh, góc độ máy khác nhau. •Hành trình đổi hướng cũng dùng để mô tả các đối tượng cđ đến gặp nhau. •Hành trình đối nghịch sẽ tạo cho khán giả cảm giác kích thích,xung động mạnh do ráp dựng: Ls-dài, Ms-ngắn, Cận-cực ngắn… HÀNH TRÌNH VÔ ĐỊNH HƯỚNG •Là cđ của đối tượng tiến thẳng đến máy quay hay từ máy quay đi ra xa. •Chuyển động này chỉ thấy mặt trước hay mặt sau của đối tượng.Trong quá trình cđ,nếu nhìn thấy bên hông của chủ thể có nghĩa là đã định hướng. •Những cảnh quay vô định hướng thường được dùng để đổi hướng lộ trình, được xem như một cảnh tạm nằm giữa 2 cảnh có chuyển động ngược chiều nhau. ÁP DỤNG NHỮNG CĐ VÔ ĐỊNH HƯỚNG •Để thay đổi thị giác:phá vỡ nét đơn điệu một chiều phải-trái-phải. •Có thể dùng để mở đầu hay kết thúc một trường đoạn,tạo hiệu quả chiều sâu. •Từ góc độ cao-thấp,với những di động trên-dưới máy quay…cho ta những cảnh lạ mắt,khác với các cảnh quay ngang tầm nhìn. •Để tạo tác động mạnh đối với khán giả. •Chi phối khán giả về định hướng. TRỤC DiỄN XUẤT •Cách tốt nhất để giữ đúng định hướng đó là sử dụng trục diễn xuất. •Trục diễn xuất:Đó là đường chuyển động của chủ thể,hay đường tưởng tượng do mắt nhìn của khán giả dõi theo hành động nhân vật. •Nếu máy quay giữ đúng trục thì dù thu hình ở góc độ nào,cỡ cảnh nào,chuyển động ra sao cũng luôn luôn đúng định hướng. •Cuối mỗi cảnh quay ta phải xác định trục diễn xuất cho cảnh kế tiếp. TRỤC DiỄN XUẤT TRONG CẬN CẢNH XEN PHẢN ỨNG •Khi chỉ có một người ngồi làm thì trục diễn xuất của anh ta là từ ánh mắt đến công việc đang làm. •Bất ngờ anh ta nhìn ra ngoài (diễn viên ngoài hình).Lúc đó trục được xác định từ hướng ánh mắt tới cạnh ngoài khung hình. TRỤC DiỄN XUẤT SÂN KHẤU •Trục xuyên tâm giữa sân khấu chia đôi khán giả, máy để một bên của trục. •Trục chia song song với sân khấu,máy để hướng trung tính (giữa) và máy để 2 bên khán giả. •Có thể kết hợp cả 2 cách trên… TRỤC DiỄN XUẤT 3 NGƯỜI •Ba người gồm một người chính và hai người kia phụ thì nhân vật chính một bên còn 2 người kia một bên đối diện như vậy ta sẽ thực hiện như cảnh quay 2 người. •Ba người đều là chính,với khoảng cách bằng nhau, ta sẽ có trục tam giác đều, có 2 người ở tiền cảnh (nếu thu Ls)… •cảnh 3 người cũng có thể trở thành 2 người từng đôi một. TRỤC DiỄN MỘT NHÓM NGƯỜI QUANH BÀN •Trục diễn xuất sẽ được vẽ ngang qua 2 diễn viên gần máy nhất, sau đó vẽ thêm trục phụ song song để máy quay thu hình các diễn viên ở phía sau. •Một diễn viên có thể nhìn diễn viên trong hình hay ngoài hình và ta có thể thu hình họ theo trục vẽ ngang qua người này. TRƯỜNG HỢP NHẢY QUA TRỤC DIỄN XUẤT •Khi có 2 hay nhiều đối tượng đi ngang nhau, hay 2 người cưỡi ngựa đi song song…máy quay thu hình di động lùi song hành với diễn viên…khi diễn xuất 2 diễn viên nhìn nhau…trục diễn xuất lúc đó sẽ thiết lập giữa 2 người…máy quay sẽ nhảy qua bên kia trục để quay từ góc đối diện TRỤC DiỄN XUẤT THEO ĐƯỜNG CONG •Nếu cảnh rộng ta cho khán giả thấy toàn bộ đường cong, thì lộ trình của cđ sau đó vào trung cận, chủ thể vẫn có thể thay đổi trục;trái-phải-trái. •Ta nên tránh thu hình chủ thể vào cảnh và ra khỏi cảnh cùng một phía của khung hình. •Đường cong dùng để chuyển hướng di động qua lại khi cần.Sự thay đổi hướng giúp chuyển cảnh giữa 2 loạt cảnh quay cđ đối nghịch nhau. TRỤC DI ĐỘNG THEO NGÃ QUANH •Ta có thể sử dụng ngã quanh như là một đường cong để thay đổi định hướng theo ý muốn. •Vd:một xe đang cđ… Cảnh 1:phía sau ra xa…nhỏ dần…phải-trái…đến ngã quanh quẹo phải… theo lộ trình trái-phải…xe tiếp tục cđ ra khỏi cảnh bên phải. Cảnh 2: máy đặt đối diện bên trục quay,xe tiếp tục vào cảnh bên trái theo lộ trình trái-phải. TRỤC DI ĐỘNG QUA CỬA •Khi đối tượng bước qua cửa, không bắt buộc phải giữ liên tục định hướng giữa trong và ngoài. •Nếu điều kiện cho phép máy quay không vượt trục thì càng tốt. •Trường hợp gặp trở ngại ta nên đưa diễn viên đến nơi thích hợp và thu hình chuyển động (vô định hướng) thẳng vào máy,sau đó muốn đổi theo hướng nào tùy ý. ĐỐI TƯỢNG RA KHỎI HÌNH •Để cẩn thận ta nên thu hình diễn viên ra khỏi khung hình trước khi thay đổi cảnh trí, ánh sáng của toàn cảnh để chuẩn bị thu trung và cận cảnh. •Đừng để quay phim xong hết toàn cảnh,trung cảnh,cận cảnh, lúc đó mới phát hiện cần phải thu hình cảnh diễn viên ra khỏi khung hình, vì như vậy ta lại phải dựng lại cảnh trí cho toàn cảnh. •Tốt nhất là quay cảnh đi ra đi vào ngay khi đang quay toàn cảnh. ĂN GIAN TRỤC DiỄN XUẤT •Có khi vì một lý do nào đó cần phải để diễn viên đi ngược lại với định hướng đã được xác lập, ta có thể thực hiện bằng cách thay đổi cả tầm nhìn của máy quay lẫn chuyển động của chủ thể. Nghĩa là: Máy vượt trục + chuyển động ngược lại = giữ đúng định hướng. •Chú ý vấn đề ánh sáng dễ bị lộ khi thu cảnh rộng ngoài trời trong thời gian sáng chiều. VÀO CẢNH VÀ RA KHỎI CẢNH •Đối tượng di chuyển qua các bối cảnh khác nhau thì chủ thể đó phải vào hình và ra khỏi hình. •Nếu những di động của diễn viên qua nhiều không gian khác nhau mà lúc nào cũng thấy ở giữa khung hình thì hiệu quả diễn viên xuất hiện bất ngờ giữa bối cảnh,hậu cảnh khác nhau. •Đặc biệt không thể chấp nhận được khi chủ thể di động như cảnh một chiếc xe đang chạy…được thu hình một cỡ cảnh, một góc độ,mà ở hai cảnh quay2 nơi khác nhau thì hậu quả là: cảnh nhảy (chiếc xe thì vẫn như ở yên một chỗ, chỉ có hậu cảnh bất ngờ thay đổi). Nếu cảnh trước ra cạnh trái khung hình thì cảnh sau phải vào cạnh phải (và ngược lại) CÁCH QUAY •Máy quay bấm máy trước khi đối tượng vào hình, và ngừng quay khi chủ thể đã ra khỏi hình. •Nếu diễn viên ra hình sát máy, thì cảnh sau vào hình cũng phải sát máy. •Từng cảnh quay riêng lẻ (phim tài liệu) cũng nên áp dụng cách vào ra khỏi khung để hình ảnh thêm linh động và dễ dàng cắt nối thẳng với các cảnh khác. •Khi có nghi ngờ ta cứ thu hình thêm cảnh ra khỏi hình hay vào hình để an toàn khi cắt dựng. CẬN CẢNH DiỄN XUẤT NHÌN THEO DI ĐỘNG •Diễn viên phải được xem như là một thành phần của khán giả đang nhìn diễn xuất di động trên màn ảnh. Vd: như chiếc máy bay đang bay từ trái–phải,thì cảnh tiếp theo hướng mắt nhìn của diễn viên từ phải-trái. •Ta cũng có thể dùng hướng mắt nhìn dõi theo để sửa hướng của một chuyển động mới. CHUYỂN CẢNH VÀ CÁC CÁCH CHUYỂN CẢNH •Trong một bộ phim, có nhiều phân đọan khác nhau, với nhiều bối cảnh và thời gian khác nhau, khi ráp lại cho liên tục phải có thủ pháp chuyển cảnh •Chuyển cảnh bằng hình ảnh, bằng âm thanh, bằng quang học hay điện tử… CHUYỂN CẢNH •Chuyển cảnh bằng hình ảnh: Dùng hình ảnh để chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng các đặc trưng nổi tiếng của địa phương đó. •Chuyển cảnh bằng quang học: •Tối dần --- sáng dần / ngược lại. •Chồng hình trước sau. •Chuyển cảnh bằng động tác máy: •Động tác Lia, zoom --- cảnh khác •Dùng cận cảnh để chuyển cảnh. •Dùng hình ảnh tương đồng để chuyển •Dùng kỹ xảo điện tử để chuyển: gạt, kéo, nở, xóa, rã chồng…. •Chuyển cảnh bằng âm thanh: Tiếng động, lời thọai, hay âm nhạc đều có thể dùng để chuyển cảnh. CHÚ Ý •Khi máy đang thu hình, tất cả mọi việc đều có thể thay đổi(kể cả vượt trục). •Chuyển cảnh là thủ pháp để kết nối các phân đọan phim lại với nhau cho liền mạch liên tục. Chuyển cảnh không phải là thủ pháp dựng phim. Chuyển cảnh trong điện ảnh được ví như từ nối thì, là, mà, rằng … trong văn học. •Nếu một chuyển cảnh mà thu hút quá mức sự chú ý của khán giả, thì chuyển cảnh đó làm lệch hướng chuyện phim. Chuyển cảnh thích hợp nhất là khán giả không cảm nhận được chuyển cảnh. KÉO DÀI HOẶC RÚT NGẮN THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN Điện ảnh là một lọai hình nghệ thuật đặc biệt thú vị cho phép ta tái tạo lại thời gian và không gian theo ý muốn, mà khán giả chấp nhận và tin tưởng như một sự thật hiển nhiên. LIÊN TỤC THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN •Có 4 lọai thời gian trong phim: •Hiện tại •Quá khứ •Tương lai •Vô định(Hồi tưởng hoặc giấc mơ) •Liên tục không gian: •Từ nơi này sang nơi khác •Nhanh/Chậm hoặc Tới/Lui •Nội cảnh/Ngọai cảnh •Trên trời/ Dưới nước •Thời gian và không gian đan xen nhau liên tục, hợp lý THỜI GIAN •Thời gian của phim có thể thu ngắn hay kéo dài ra,có thể nhanh hơn, chậm hơn, có thể ở trong hiện tại hay lùi về quá khứ,và cũng có thể giữ đứng lại bao lâu tùy ý muốn. •Hầu hết phim tài liệu đều sử dụng thời gian liên tục hiện tại để làm sống động chất liệu, tạo ra tác động kịch tính mạnh cho khán giả. Vd: ta không mô tả một công trình nghiên cứu như là một việc làm của quá khứ mà công trình đó đang xảy ra như hiện tại trước mắt. KHÔNG GIAN •Không gian cũng có thể thu ngắn, hoặc kéo dài ra, di động đến gần hay ra xa, có thể chia nhỏ ra và lắp ghép ở các nơi chốn khác nhau vào thành một cảnh trí .hay xây dựng lại một không gian chỉ có trong phim mà thôi. BÀI TẬP •Chia nhóm, tìm kịch bản •Quay một đọan phim áp dụng trục chuyển động và trục định hướng. •Áp dụng cách kéo dài và rút ngắn thời gian và không gian.Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Giới thiệu về tôi
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiLưu trữ Blog
Từ khóa » Trục Diễn Xuất
-
Bài 14: Trục Diễn Suất, Trục định Hướng I_ Trục Diễn Suất ... - Facebook
-
Trục Diễn Xuất Trong Quay Phim Truyền Hình - YouTube
-
Đề Cương ôn Thi Tốt Nghiệp Môn Chuyên Ngành QP - Tài Liệu Text
-
Nguyên Tắc 180° Trong Điện Ảnh
-
Nguyên Tắc 180° Trong Quay Phim Điện Ảnh - Youcannow
-
Thuật Ngữ điện ảnh (phần 4) - Phim ảnh - Zing News
-
Bài Giảng Kỹ Thuật Quay Phim - SlideShare
-
Nguyên Tắc Và Sự Phá Vỡ Nguyên Tắc Của Yasujiro Ozu. - K5 FILM
-
HƯỚNG NHÌN CỦA NHÂN VẬT LÀ GÌ? - TPD
-
Dòng điện Trục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Tắc 180 độ - Học Làm Phim
-
Bài 3: Nguyên Tắc Dựng Phim Trong điện ảnh - Alada.VN