Bài 20: Thực Hành: Quan Sát Các Kì Của Nguyên Phân Trên Tiêu Bản ...

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Thí nghiệm với enzim catalaza Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN
Cách tiến hành – Cho 1 lát khoai tây sống vào trong tủ lạnh hoặc khay nước đá trước thí nghiệm 30 phút, 1 lát đem luộc chín, 1 lát để ở nhiệt độ phòng. – Nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2 O2 – Quan sát hiện tượng và so sánh lượng bọt khí ở mỗi lát. – Bước 1 : Nghiền mẫu vật Loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố để tách rời và phá vỡ các tế bào gan. Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều. Sau đó, lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng. – Bước 2 : Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào. Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau đó, khuấy nhẹ rồi để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau: dứa tươi gọt sạch, thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào ống nghiệm sạch. Để ống nghiệm trên giá trong thời gian từ 5-10 phút. – Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn. Nghiêng ống nghiệm và rót cồn êtanol 70 -90o dọc theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm. Để ống nghiệm trên giá trong khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm. Chúng ta có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục. – Bước 4 : Tách ADN ra khỏi lớp cồn Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gẫy nên khi vớt ADN ra khỏi ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng.
Hiện tượng – Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng – Lát khoai tây chín: không có bọt – Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng Có kết tủa trắng và nổi lên trên lớp cồn
Giải thích – Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng → Chứa nhiều enzim catalaza. – Lát khoai tây chín: không có bọt → không còn enzim catalaza do đã bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. – Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng → hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp Kết tủa và nổi lên là ADN
Trả lời các câu hỏi – Cho nước rửa chén vào nhằm sử dụng các hóa chất trong chất tẩy rửa có hoạt động bề mặt mạnh, sẽ giúp phá vỡ màng tế bào và màng nhân. – Dùng enzim có trong quả dứa để phá hủy và làm biến tính protein.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Cách tiến hành:

– Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

– Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính X 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

– Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40.

Vẽ tế bào ờ một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.

2. Thu kết quả: Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:

– Kì đầu:

     + NST kép co ngắn, đóng xoắn

     + Màng nhân, nhân con biến mất

     + Trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành

– Kì giữa:

     + Thoi tơ vô sắc hình thành

     + NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

– Kì sau:

     + Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào

– Kì cuối:

     + NST đơn dãn xoắn

     + Màng nhân, nhân con xuất hiện

3. Giải thích: Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Vì mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:

– Góc độ quan sát khác nhau (nhìn chính diện hay góc nghiêng của NST)

– Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

1. Thành phần hóa học của tế bào:

– Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong đó, 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

– Phân tử nước có tính phân cực, có vai trò quan trọng đối với sự sống

– Cơ thể sống được cấu tạo từ 4 đại phân tử: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic

2. Cấu tạo tế bào:

– Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

– Mọi tế bào đều có cấu tạo 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân)

– Có 2 loại tế bào:

     + Tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ, không có hệ thống màng và bào quan có màng bao bọc trong tế bào, vật chất di truyền nằm trong Vùng nhân.

     + Tế bào nhân thực: kích thước lớn hơn, có nhiều bào quan có màng bao bọc (không bào, lizoxom, ti thể, lục lạp, bộ máy gôngi,..), vật chất di truyền nằm trong nhân.

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Có ở tế bào vi khuẩn Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân. Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn hơn.
Ko có khung xương định hình tế bào. Có khung xương định hình tế bào.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng:

– Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường

– ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.

– Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất tạo năng lượng dạng ATP.

– Quang hợp là quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

Pha sáng Pha tối
Khái niệm Là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, còn gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng. Là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohidrat, còn được gọi là giai đoạn cố định CO2.
Vị trí xảy ra Màng tilacoit Chất nền của lục lạp.
Nguyên liệu Năng lượng ánh sáng, H2O, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2
Diễn biến Năng lượng ánh sáng được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp → chuyển vào chuỗi truyền e quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa – khử → cuối cùng ADP, NADP+ được chuyển thành ATP, NADPH. CO2 + RiDP → hợp chất 6C không bền → hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohidrat.
Sản phẩm ATP, NADPH, O2. Tinh bột và các sản phẩm hữu cơ khác.

4. Phân chia tế bào:

– Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) nhờ các hình thức phân chia tế bào:

     + Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nhằm thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan

     + Giảm phân: là hình thức phân bào giảm nhiễm, tạo ra giao tử cho các cơ thể sinh sản hữu tính.

Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh dục mầm) Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
Có 1 lần phân bào Có 2 lần phân bào
Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen. Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo. Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.
Tạo ra 2 tế bào con giống hệt NST giống hệt tế bào mẹ (2n). Qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

* Trang 85 sgk Sinh học 10: Bản đồ khái niệm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 969

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Tiêu Bản Rễ Hành