Thực Hành Làm Tiêu Bản Nguyên Phân Rễ Hành (MITOSIS OF ONION)

Công ty Đức Mai Khôi xin giới thiệu đến các bạn các thực hành làm tiêu bản nguyên phân rễ hành. Bằng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, chúng tôi đã rút ra một số thông tin mong là hữu ích với các bạn.

Tác giả: Lê Minh Đức (leminhduc2000@gmail.com – ĐT: 0934189486)

Mục tiêu thực hành làm tiêu bản nguyên phân rễ hành

  • Thực hiện được tiêu bản tạm thời nguyên phân trên một số đối tượng thực vật.
  • Nhận diện được các kì của nguyên phân trên tiêu bản tạm thời và cố định.

Chuẩn bị làm tiêu bản nguyên phân rễ hành

1. Mẫu vật

  • Hành ta, tỏi, hành tây mua về ngâm trong nước 1 ngày sau đó bóc lớp vỏ khô ngoài cùng của củ hành.
  • Để trong cát ẩm hoặc bông ẩm 1 hoặc 2 ngày đến khi hành ra rễ khoảng 0,5 đến 1,0 cm.
  • Cắt chóp rễ khoảng 2mm để làm tiêu bản. Nếu muốn bảo quản lâu cần cố định mẫu rễ trong carnoy (3 cồn : 1 acid acetic) khoảng 15 phút – 2 giờ sau đó bảo quản trong cồn 700 trong ngăn đá tủ lạnh, mẫu này có thể dùng trong vài năm.

Thuc Hanh Lam Tieu Ban Nguyen Phan Re Hanh;

Hình 1: Thực hành làm tiêu bản nguyên phân rễ hành

2. Hoá chất

Nước cất, cồn 700, HCl 1.5N, dung dịch carnoy, thuốc nhuộm carmine acetic 2%, acid acetic 5%.

3. Dụng cụ

– Đĩa đồng hồ (02 cái)

– Giấy thấm, khăn lau

– Kim mũi mác (02), kim nhọn (02)

– Cốc thủy tinh 100ml (02)

– Lame, lamen (05)

– Viết lông dầu đã hết mực (01)

– Đèn cồn, quẹt diêm (01)

– Kẹp, kéo nhỏ (01)

– Ống hút nhỏ giọt (02)

– Đĩa petri (02)                                                                                                                                                                    

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi quang học

Kính hiển vi quang học là thiết bị cần thiết để quan sát tế bào hoặc vật có kích thước nhỏ từ vài micromet (µm) đến vài trăm µm, các loại kính hiển vi quang học phổ biến trên thị trường hiện nay thường có độ phóng đại tối đa 1000 đến 1600 lần, có khả năng quan sát một chi tiết nhỏ không dưới 0,2 µm. Kính hiển vi quang học ở trường phổ thông hiện nay gồm kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng tự nhiên thông qua gương hứng sáng và kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng đèn (halogen hoặc led). Có hai tiêu chí quan trọng cần đề cập đến khi sử dụng kính hiển vi quang học đó là sự phóng đại (khả năng phóng đại hình ảnh của vật khi quan sát) và sự phân giải (hay còn gọi là độ phân giải là khả năng phân biệt hai vật nằm cạnh nhau) [4].

Thuc Hanh Lam Tieu Ban Nguyen Phan Re Hanh;

Hình 2. Kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng đèn độ phóng đại 40 đến 1000 lần

1. Cách sử dụng kính hiển vi quang học 

– Cắm điện và bật nguồn sáng (với kính hiển vi có đèn) hoặc điểu chỉnh gương lấy sáng sao cho cường độ ánh sáng đủ để nhìn rõ vật.

– Đặt tiêu bản lên bàn kính.

– Luôn quan sát tiêu bản ở vật kính 4X hoặc 10X trước, vặn từ từ ốc thứ cấp (ốc lớn) để điều chỉnh vật kính lên xuống đến khi nhìn thấy mẫu vật, tiếp tục điều chỉnh ốc vi cấp (ốc nhỏ) để hình ảnh được rõ nét nhất. Muốn có độ phóng đại lớn hơn, chúng ta chuyển từ vật kính 10X sang 40X, vặn từ từ ốc vi cấp cho đến khi nhìn rõ vật. Khi đã quan sát rõ vật ở vật kính 40X, nếu muốn quan sát ở vật kính 100X cần nhỏ 1 giọt dầu soi (Oil immersion) phía bên trên tiêu bản để giảm sự tán sắc của ánh sáng, điều chỉnh ốc vi cấp nhẹ nhàng để thấy rõ mẫu vật, chú ý khi sử dụng không để dầu soi dính vào vật kính 40X (sẽ làm vật kính bị mờ), khi quan sát xong cần dùng vải mềm hoặc giấy lau kính hiển vi chuyên dụng chùi sạch lớp dầu soi trên vật kính 100X.

– Khi quan sát ở từng độ phóng đại khác nhau, cần điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua mẫu bằng lá chắn sáng ở tụ quang phù hợp với từng mẫu trên tiêu bản hiển vi có độ dày mỏng hoặc màu sắc khác nhau, thường mẫu vật có màu đậm nên mở hết tụ quang, mẫu vật trong suốt hoặc không có màu cần đóng tối đa tụ quang.

2. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng kính hiển vi

– Không sờ vào các thấu kính, khi thấu kính bẩn cần lau bằng giấy lau và dung dịch lau kính chuyên dụng (xylene, diethyl ether, ethanol tuyệt đối…)

– Khi quan sát cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy được đầy đủ các mặt phẳng khác nhau của vi phẫu.

– Ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, nếu đang vặn mà thấy kẹt cứng thì phải dừng lại ngay và quay theo chiều ngược lại, vì nếu dùng sức vặn tiếp sẽ làm hỏng bánh răng của ốc. Trong trường hợp này, cần dùng ốc thứ cấp để nâng hay hạ bàn kính cho phù hợp rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ nét.

– Ảnh thấy trong kính hiển vi luôn ngược chiều với vật quan sát, vì vậy nên để tiêu bản ngược với chiều muốn quan sát ta sẽ thấy được hình ảnh có chiều mong muốn.

– Nên mở cả hai mắt khi quan sát. Một mắt nhìn vào kính, mắt còn lại nhìn vào giấy vẽ đặt bên cạnh kính, như vậy ta có thể vừa nhìn vừa vẽ vật quan sát được trên kính.

– Tránh tình trạng úp ngược tiêu bản khi quan sát (phần lamen tiếp xúc với bàn kính), khi đó vật quan sát được trên vật kính 10X nhưng khi chuyển qua vật kính 40X sẽ bị mờ.

– Ở độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.

– Khi tạm dừng quan sát, cần giảm sáng đèn và tăng sáng khi muốn quan sát tiếp. Tránh tình trạng bật tắt liên tục dễ cháy bóng đèn.

– Sau khi dùng xong, cần chuyển về vật kính 4X, hạ hết bàn kính xuống, giảm sáng đèn, tắt công tắc, đậy kính bằng bao vải che bụi.

Xem thêm: Thế giới kính hiển vi

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỨC MAI KHÔI

ĐC: 854/47/35 Thống Nhất, Phường 15, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0934 189 486 (Mr Đức) – 0909 907 861 (Ms Ngân)

Email: thietbimaikhoi@gmail.com

Từ khóa » Tiêu Bản Rễ Hành