Bài 22: Tôm Sông

1.1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cơ thể tôm có hai phần : đầu ngực và phần bụng

Cấu tạo ngoài của tôm sông

Hình 1: Cấu tạo ngoài của tôm sông

1.1.1. Vỏ cơ thể

Giáp đầu -ngực cũng như vỏ cơ thể tôm có cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngắm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chổ bám cho hệ cơ phát triển.Vỏ tôm chứa sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

1.1.2. Các phần phụ của tôm

  • Phần đầu - ngực có : đôi mắt kép, hai đôi râu, các chân hàm, các chân ngực (càng và chân bò)
  • Phần bụng có các chân bơi và tấm lái.

Cấu tạo của tôm

Hình 2: Cấu tạo của tôm

A- Phần đầu ngực: 1- mắt kép, 2- hai đôi râu, 3- các chân hàm, 4- các chân ngực (càng, chân bò)

B- Phần bụng: 5- Các chân bụng (chân bơi), 6- Tấm lái

STT Chức năng Tên các phần phụ  Vị trí của phần phụ
Phần đầu - ngực Phần bụng
1 Định hướng, phát hiện mồi 2 mắt kép, hai đôi râu X  
2 Giữ và xử lí mồi Các chân hàm X  
3 Bắt mồi và bò Các chân ngực X  
4 Bơi, thăng bằng, ôm trứng

Chân bơi (chân bụng)

  X
5 Lái và giúp tôm nhảy Tấm lái   X

Bảng 1: Chức năng chính các phần phụ của tôm 

1.1.3. Di chuyển

  • Tôm dùng chân ngực để bò trên bùn cát, các chân bơi giúp giữ thăng bằng và bơi.
  • Ngoài ra tôm có thể bơi giật lùi.

1.2. Dinh dưỡng

  • Tôm là động vật ăn tạp, kiếm ăn vào lúc chập tối. Trên hai đôi râu của tôm có các tế bào khứu giác giúp tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
  • Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng vá hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.
  • Ôxi được hấp thụ qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.

1.3. Sinh sản

  • Tôm phân tính: tôm đực và tôm cái
  • Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới thành tôm trưởng thành.

Vòng đời tôm càng xanh

Hình 3: Vòng đời tôm càng xanh

1.4. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Tôm sông

Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Tôm sông

Từ khóa » Số đôi Càng (kìm) Bắt Mồi ở Cơ Thể Tôm Sông Là