Bài 23. SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Giáo án - Bài giảng >
- Tư liệu khác >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 300 trang )
b)Kĩ năng– Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học.– Giải thích được các ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế.– Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày.c)Thái độ– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.d)Định hướng hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: biết làm thí nghiệm, thu thập các số liệu,phân tích, xử lí thông tin để đưa ra ý kiến.– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết: các thuật ngữ mới: nhiệt độ, nóng chảy, đông đặc,sôi, ngưng tụ...– Năng lực hợp tác và giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm.– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: trình bày báo cáo, sắp xếp, trìnhbày khoa học các thông tin.2. Hướng dẫn chungNội dung bài 23 trong sách Hướng dẫn học Khoa học tự nhiên 6 được cấu thành từ 4 bàitrong chương trình Vật lí lớp 6 hiện hành, có tổng thời lượng 4 tiết học. Cụ thể là: Sự nở vì nhiệtcủa chất rắn, Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, Sự nở vì nhiệt của chất khí, Một số ứng dụng của sựnở vì nhiệt.Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh, nội dung họccủa 4 tiết nói trên được thiết kế trong một bài học "Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng vàchất khí". Các hoạt động học được thiết kế tuân theo tiến trình sư phạm của phương pháp thựcnghiệm trong dạy học. Cụ thể như sau:Hoạt động khởi động sử dụng tình huống thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết,thể hiện qua việc giao cho học sinh dự đoán hiện tượng có thể xảy ra trong thí nghiệm và giảithích tại sao lại có dự đoán đó. Dự đoán của học sinh được hình thành trên cơ sở thí nghiệmtưởng tượng (chưa tiến hành thí nghiệm) có ý nghĩa là một giả thuyết khoa học, được hình thànhtrên cơ sở vốn hiểu biết ban đầu của học sinh về sự co dãn vì nhiệt của các chất.Với bố trí thí nghiệm mà học sinh quan sát được trong hình vẽ (hoặc ảnh chụp), học sinh cóthể đưa ra một số dự đoán, có thể đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc có thể sai. Lời giải thíchcủa học sinh cho dự đoán của mình bộc lộ quan niệm (hiểu biết) ban đầu mà học sinh đang có.Dù dự đoán và lời giải thích đúng hay sai, học sinh đều thấy cần thiết phải kiểm chứng bằngcách làm thí nghiệm và đối chiếu với kiến thức trong sách để khẳng định, sửa đổi hay bác bỏ lờigiải thích của mình. Qua đó học sinh học được kiến thức, kĩ năng mới mà chúng ta cần dạy chohọc sinh.Hoạt động hình thành kiến thức bao gồm hoạt động tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lạidự đoán và học kiến thức mới để hoàn thiện lời giải thích cho hiện tượng quan sát được. SauHoạt động hình thành kiến thức, học sinh giải quyết được vấn đề trong Hoạt động khởi động.Hoạt động luyện tập, học sinh vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một số câu hỏi,bài tập, tình huống liên quan đến những hiện tượng và ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trongcuộc sống. Qua hoạt động này, học sinh nắm chắc hơn kiến thức về sự co dãn vì nhiệt của chấtrắn, chất lỏng và chất khí, bao gồm cả kiến thức về sự xuất hiện lực rất lớn khi chất rắn co dãn vìnhiệt; so sánh được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí; vận dụng đượckiến thức về sự co dãn vì nhiệt để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.Hoạt động vận dụng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà (ngoài lớp học) để tìm hiểu và đềxuất 1 việc trong sinh hoạt hằng ngày cần phải chú ý để tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt. Sảnphẩm là một bài viết về điều đó.Hoạt động tìm tòi mở rộng, học sinh được giao nhiệm vụ ngoài lớp học để tìm hiểu thêmtrong thực tế về các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt để giải thích. Sản phẩm là một bài viết giớithiệu về 1 ứng dụng mà mình phát hiện được.Như vậy, qua 5 hoạt động trên, học sinh đã được trải qua đầy đủ tiến trình sư phạm củaphương pháp thực nghiệm: vấn đề – giả thuyết – thí nghiệm – kết luận – vận dụng.Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên cần theo dõi, nhận xét, gợi ý và đánh giáquá trình học tập của từng nhóm, từng em để tiện cho việc đánh giá sự học tập tiến bộ của họcsinh. Khi cần thiết, giáo viên có thể lập bảng theo dõi tiến độ học tập của các nhóm để từ đó cónhững giải pháp và nghiệm vụ sư phạm thích hợp trong quá trình dạy học.Ngoài cách tổ chức dạy học như trong tài liệu, để khơi gợi sự tò mò của học sinh, giáo viêncó thể đưa ra tình huống: Một thanh thép bị dãn khi ta kéo một lực đủ lớn. Còn cách nào khác đểlàm thanh thép đó dài ra mà ta không tác dụng lực kéo? Với tình huống này, hi vọng học sinh cóthể nghĩ đến việc làm nóng thanh đó, từ đó giáo viên đưa các em vào tình huống nghiên cứu.3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động họcA – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG1. Nội dungBăng kép gồm thanh đồng và thanh sắt gắn chặt vào nhau, dụng cụ thí nghiệm dùng để nungnóng băng kép (băng kép, đèn cồn).Dụng cụ thí nghiệm dùng để thay đổi nhiệt độ của ba chất lỏng khác nhau chứa trong ba bìnhthuỷ tinh có kích thước giống nhau (bình nước, bình rượu, bình dầu và chậu nước nóng).Câu hỏi nghiên cứu:– Băng kép thay đổi hình dạng như thế nào nếu được nung nóng bằng ngọn lửa đèn cồn?– Chiều cao cột chất lỏng trong các ống thuỷ tinh nhỏ cắm ở mỗi bình sẽ thay đổi thế nàonếu rót nước nóng vào chậu?– Căn cứ vào đâu em có dự đoán như vậy?Đáp án:Băng kép sẽ bị uốn cong về phía thanh sắt. Nguyên nhân là khi nung nóng chất rắn nở ra, sắtvà đồng đều nở ra, do sắt và đồng làm bằng các chất khác nhau, đồng nở nhiều hơn sắt, nhưnghai thanh bị dán chặt vào nhau do đó tạo ra lực uốn cong băng kép về phía thanh sắt. Học sinh cóthể cảm nhận được lực rất lớn tạo ra khi nở vì nhiệt của chất rắn.Chú ý: Nếu hạ nhiệt độ thì thanh đồng co nhiều hơn thanh sắt và kết quả băng kép lại bị uốncong về phí thanh đồng.Chiều cao các cột chất lỏng trong ống dâng lên khác nhau. Nguyên nhân là khi nhiệt độ tănglàm cho thể tích chất lỏng trong các bình chứa tăng lên, các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệtkhác nhau dẫn đến mực chất lỏng trong các ống khi nhiệt độ tăng lên nhiều hay ít là khác nhau.Chú ý: Nếu nhúng các bình vào chậu nước lạnh thì các mực chất lỏng hạ thấp xuống khácnhau, các chất lỏng khác nhau cũng co lại thể tích khác nhau.2. Tổ chức hoạt độngBắt đầu bài học, học sinh chưa có dụng cụ thí nghiệm mà sử dụng sách hướng dẫn học đểđọc và thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên nêu mục đích của bài học, giao cho học sinh sửdụng sách hướng dẫn học để đọc và thực hiện nhiệm vụ.Để đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểu nhiệm vụ phải làm, giáo viên quan sát hoạt độngcủa các nhóm học sinh để phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinh và có biện pháp hỗtrợ kịp thời. Mục đích là giúp cho tất cả học sinh đều hiểu rõ mình phải dự đoán về hiện tượng cóthể xảy ra khi đốt nóng băng kép, làm nóng các bình chất lỏng và lí giải được tại sao mình lại dựđoán như vậy.Giáo viên cũng cần lưu ý quan sát và hướng dẫn để nhóm trưởng biết điều hành hoạt độngnhóm sao cho từng học sinh viết ra được dự đoán của mình vào vở rồi mới chia sẻ, thảo luận vớicác bạn trong nhóm; biết ghi chép lại các ý kiến khác nhau của các bạn trong nhóm và ý kiếnthống nhất của cả nhóm. Trong quá trình các nhóm hoạt động, giáo viên cần quan sát, đến thămmột vài nhóm, khi cần thiết mới trao đổi thêm với học sinh, đưa ra những nhận xét, định hướngcụ thể khi cần; tranh thủ ghi nhận xét vào vở học tập của một vài học sinh (giáo viên tránh giảngbài theo kiểu thuyết trình áp đặt).Với mỗi nhóm đã hoàn thành hoạt động và có yêu cầu được báo cáo, giáo viên cần nhận xét,đánh giá, ghi nhận kết quả và cho phép học sinh thực hiện hoạt động tiếp theo.B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI1. Nội dungHọc sinh bố trí thí nghiệm theo phương án của nhóm, tiến hành thí nghiệm, ghi chép lại kếtquả thí nghiệm, sau đó so sánh với dự đoán của nhóm và hoàn thiện báo cáo thí nghiệm củanhóm và điền từ vào kết luận.Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn: Nói chung, khi nhiệt độ tăng (hay giảm) thì kích thước củacác vật rắn cũng tăng (hay giảm). Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khinhiệt độ tăng lên (hay giảm đi) được gọi là sự co dãn vì nhiệt. Các chất rắn khác nhau thì co dãnvì nhiệt khác nhau.Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng: Nói chung, khi nhiệt độ tăng lên (hay giảm đi), thể tích cácchất lỏng đều tăng lên (hay giảm đi). Các chất lỏng khác nhau thì sự co dãn vì nhiệt khác nhau.Sự co dãn vì nhiệt của chất khí: Thể tích các chất khí cũng tăng lên khi nhiệt độ tăng và giảmđi khi nhiệt độ giảm. Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau. Các chất khí co dãnvì nhiệt nhiều hơn các chất lỏng và chất rắn. Nói chung các chất lỏng co dãn vì nhiệt nhiều hơncác chất rắn.2. Tổ chức hoạt độngSau khi đã ghi nhận dự đoán của học sinh về hiện tượng có thể xảy ra đối với băng kép vàcác bình chất lỏng, giáo viên cho phép học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo. Giáo viên cầnlưu ý:– Nhóm nào xong Hoạt động khởi động trước thì chuyển sang Hoạt động hình thành kiếnthức trước, không cần chờ cả lớp phải xong đồng loạt.– Ngay từ đầu, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh về quy tắc an toàn khi thí nghiệm; cáchquan sát và ghi kết quả quan sát được; đối chiếu kết quả quan sát được với dự đoán ban đầu; tìmhiểu về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng trong sách hướng dẫn học để thảo luận vàthống nhất việc giải thích cho hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm.– Khi học sinh báo cáo kết quả, bao gồm hiện tượng quan sát được và vận dụng được kiếnthức về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng để giải thích, giáo viên cần nhận xét và gợi ý đểhọc sinh hoàn thiện. Có thể nêu các câu hỏi cụ thể như sau:+ Khi bị đốt nóng, các thanh đồng và thanh thép trong băng kép thì thanh nào dãn ra nhiềuhơn?+ Khi bị làm nóng, chất lỏng trong các bình nào nở ra nhiều hơn?– Học sinh cần nêu được hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm và giải thích hiện tượngđó như sau:+ Khi bị đốt nóng, băng kép bị uốn cong về phía thanh thép. Học sinh hiểu được nguyênnhân: Thanh thép và thanh đồng đều bị dãn nở vì nhiệt; do làm bằng chất rắn khác nhau dãn nởvì nhiệt khác nhau, khi ðốt nóng bãng kép bị uốn cong về phía thanh thép, ðiều ðó chứng tỏthanh thép khi ðó ngắn hõn thanh ðồng, từ ðó có thể suy luận rằng thanh ðồng dãn nở vì nhiệtnhiều hơn thanh thép, khiến cho băng kép bị uốn cong về phía thanh thép.+ Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng trong cả 3 bình dâng lên, mực chất lỏng trongbình rượu cao nhất, rồi đến bình dầu hoả và thấp nhất là nước. Học sinh hiểu được nguyên nhân:khi bị làm nóng, chất lỏng trong các bình dãn nở vì nhiệt nên mực chất lỏng dâng lên. Do chấtlỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau, cụ thể rượu dãn nở nhiều hơn dầu hoả và dầu hoả dãnnở nhiều hơn nước nên mực rượu cao nhất, sau đó đến dầu hoả và thấp nhất là nước.– Trường hợp hết tiết học thứ nhất, nếu có nhóm học sinh chưa hoàn thành hoạt động này,giáo viên cần hướng dẫn để các em hoàn thành tiếp ở nhà. Nếu cần, các em có thể nhờ thêm sựhỗ trợ của người thân để đến tiết học thứ hai có thể nhanh chóng hoàn thành, báo cáo với thầy(cô) giáo và chuyển sang hoạt động tiếp theo.C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP1. Nội dungThí nghiệm 1: học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (bình thuỷ tinh, quả bóng bay, chậunước nóng, chậu nước lạnh), đề xuất cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lênvà co lại khi lạnh đi.Khi tiến hành thí nghiệm, học sinh lấy quả bóng bay bịt vào miệng bình, sao cho lúc đầubóng có rất ít không khí bên trong. Nhúng bình vào chậu nước nóng ta thấy quả bóng bay phồnglên, điều đó chứng tỏ thể tích khí trong bình khi nóng (nhiệt độ tăng lên) thì nở ra.Tiếp tục nhúng bình vào nước lạnh (hoặc để ngoài không khí) ta thấy quả bóng xẹp xuống,điều đó chứng tỏ thể tích khí trong bình khi nguội đi (nhiệt độ giảm đi) thì co lại.Thí nghiệm 2: học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (quả cầu kim loại, vòng kim loại, đèncồn, chậu nước lạnh, khăn bông), đề xuất cách làm thí nghiệm để chứng tỏ chất rắn dãn ra khinóng lên và co lại khi lạnh đi.Khi tiến hành thí nghiệm, đầu tiên thử quả cầu lọt qua vòng kim loại, sau đó bật ngọn lửađèn cồn, nung nóng quả cầu kim loại khoảng 3 đến 5 phút và thử lại quả cầu bây giờ không lọtqua vòng nữa. Để nguội quả cầu hoặc nhúng vào nước lạnh (dùng khăn lau khô) sau đó lại thửqua vòng kim loại, ta thấy quả cầu lại lọt qua vòng kim loại. Điều đó chứng tỏ chất rắn dãn nở(kích thước tăng) khi nhiệt độ tăng và co lại (kích thước giảm) khi lạnh đi.Học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hoảlại cần để một khe hở?Để cho đường tàu hoả không bị cong vênh khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi. Người ta phảitính toán rất cẩn thận bề rộng của khe hở đối với mỗi đoạn đường tàu để đảm bảo an toàn.Một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh đi thì co lại: đun nước, đườngdây điện bị chùng xuống khi nắng nóng, cánh cửa sắt khó mở những ngày nóng, cột thuỷ ngântrong nhiệt kế thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.2. Tổ chức hoạt độngNhóm nào đã xong hoạt động luyện tập và báo cáo với giáo viên, đã được giáo viên nhậnxét, đánh giá, chỉnh sửa thì có thể chuyển sang hoạt động vận dụng.Hoạt động hình thành kiến thức có thể được hoàn thành trong tiết thứ nhất (có thể thêm mộtphần của tiết hai) và Hoạt động luyện tập được giao cho học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà chuẩnbị trước câu trả lời cho các câu hỏi ở nhà để tiết sau đến lớp thảo luận trong nhóm. Giáo viên cầnhướng dẫn học sinh thực hiện độc lập, ghi vào vở câu trả lời cho từng câu hỏi. Nếu cần có thểnhờ thêm sự giúp đỡ của bố, mẹ, người thân trong gia đình.Đến những tiết sau học trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục trao đổi, thảo luận đểthống nhất câu trả lời trước khi báo cáo với giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên cần tranh thủxem xét vở học tập của một số học sinh để nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm nếu thấy cầnthiết. Tuy nhiên, cần chủ ý rằng điểm này chỉ cho sau khi đã có nhận xét, đánh giá và định hướngđể học sinh hoàn thiện bài làm, đồng thời nói rõ là không tính vào điểm cuối kì của môn học đểhọc sinh và gia đình được biết.D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNGHoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng giúp cho học sinh vừa nắm chắc được kiến thức, vừacó kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nêu ra trong các câu hỏi, bài tập, giúpcho học sinh đáp ứng được các bài kiểm tra, thi sau này.Để hướng dẫn cho học sinh giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thựctế, giáo viên cần lưu ý giúp học sinh xác định được:– Vật nào chịu sự co dãn vì nhiệt trong ứng dụng?– Khi thay đổi nhiệt độ, vật đó co dãn như thế nào?– Điều gì sẽ xảy ra nếu có sự cản trở đối với sự co dãn của vật đó?– Để tránh tác hại do sự co dãn vì nhiệt của vật đó thì phải làm gì? Làm rõ tác dụng của bộphận được chế tạo để thực hiện điều đó. Giao nhiệm vụ này cho học sinh về nhà thực hiện, giáoviên có thể gợi ý một số hoạt động trong gia đình như nấu ăn, rót nước, pha trà... cũng như cácứng dụng khác của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế để học sinh lưu ý, tìm hiểu. Nhắc học sinh cóthể hỏi bố, mẹ và người thân trong gia đình để được giúp đỡ.Một số lưu ý cần tránh có thể là:– Không rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh;– Không đổ nước đầy ấm trước khi đun;– Không đổ nước đầy chai;– Tại sao tôn lợp nhà có hình lượn sóng?– Tại sao ống dẫn nước có chỗ cong?– Tại sao đổ "bê tông" thì phải có "cốt thép"?...Yêu cầu học sinh có thể lựa chọn một trong số các hành động cần tránh để viết và nộp chogiáo viên vào giờ học tiếp theo.Sau khi học sinh nộp bài, tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể:– Tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận toàn lớp (nếu có thời gian);– Trực tiếp nhận xét, đánh giá và trả bài cho học sinh;– Giao cho các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau và xem xét lại các nhận xét, đánh giá củahọc sinh;– Yêu cầu học sinh đưa các bài viết vào "góc học tập" hoặc "góc thư viện"; giao cho mỗi họcsinh tìm đọc và chọn một bài viết của bạn khác trong lớp để nhận xét, đánh giá và nộp cho giáoviên; giáo viên đánh giá học sinh thông qua bài viết của học sinh, kết hợp với phần nhận xét,đánh giá bạn của học sinh đó...Đối với bài "Sự co dãn vì nhiệt của các chất", thời lượng trên lớp có thể được sử dụng là 4tiết. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng những tiết còn lại để học sinh hoạt động trên lớp như: báocáo, thảo luận; tìm hiểu về bài viết của bạn để nhận xét, đánh giá... Cũng trong thời gian này,giáo viên cần quan tâm giúp đỡ những học sinh còn yếu kém, chưa hoàn thành các hoạt độnghọc; cần lưu ý giao cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau.Cuối cùng, giáo viên cần dành thời gian để tổng kết bài học chung cho toàn lớp và chuẩn bịcho bài học tiếp theo.Bài 24. NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ1. Mục tiêu bài họca)Kiến thức– Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.– Nêu được một số loại nhiệt kế thông dụng.b)Kĩ năng– Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế.– Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người, dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế dầu đểđo nhiệt độ nước, môi trường theo đúng quy trình.– Lập được bảng và đồ thị theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.c)Thái độ– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.d)Định hướng phát triển và hình thành các năng lực– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề– Năng lực giao tiếp và hợp tác– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.2. Hướng dẫn chungVề tiến trình sư phạm, các hoạt động được tổ chức xung quanh việc tìm hiểu nhiệt kế dùngchất lỏng, thông qua đó hình thành kiến thức về nhiệt giai và bước đầu làm quen với khái niệmcân bằng nhiệt.Các hoạt động trong phần Hoạt động khởi động nhằm giúp học sinh nhận thấy không thể dựavào cảm giác chủ quan để đánh giá nhiệt độ, từ đó đặt vấn đề tìm hiểu dụng cụ đo khách quan:cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách chia độ, cách sử dụng. Một số học sinh đã có thể có nhữnghiểu biết lẻ tẻ nhưng chưa thể trả lời trọn vẹn các vấn đề trên.Các hoạt động trong phần Hình thành kiến thức cho phép học sinh giải quyết các vấn đề đóthông qua việc quan sát, phân loại, mô hình hoá, giải thích , thu nhận thông tin...Phần luyện tập gồm các hoạt động vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi, củng cố kiếnthức đồng thời hình thành kĩ năng sử dụng nhiệt kế, kĩ năng lập và đọc đồ thị. Mặt khác, học sinhbước đầu làm quen với sự cân bằng nhiệt và nguyên tắc đảm bảo cân bằng nhiệt khi đo.Phần vận dụng gồm các hoạt động vận dụng kiến thức và kĩ năng đã hình thành vào việc đọccác bản tin thời tiết và chế tạo nhiệt kế.Phần tìm tòi mở rộng: Học sinh được giao nhiệm tiếp tục tìm hiểu các loại nhiệt kế, nhiệtgiai khác, tìm hiểu về cách thu thập thông tin về nhiệt độ trong các bản tin thời tiết và sử dụngphần mềm hỗ trợ vẽ đồ thị nhiệt độ.3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động họcA – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGHai hoạt động trong phần Hoạt động khởi động; Hoạt động 1 xuất phát từ một tình huốnghay gặp trong đời sống, Hoạt động 2 là một thí nghiệm nhằm giúp học sinh nhận biết được rằngcảm giác về nhiệt độ của mọi người mang tính chủ quan, không chính xác, để xác định nhiệt độcần sử dụng nhiệt kế. Từ đó, đặt vấn đề về tìm hiểu nhiệt kế. Giáo viên cũng có thể sử dụng cáctình huống tương tự, như pha nước tắm cho trẻ em...
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Giáo án vnen 6 môn khoa học tự nhiên hay và chi tiết
- 300
- 17,004
- 12
- Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh, học tự chọn bónh đá lớp 11 trường PTTH cẩm thuỷ II
- 44
- 1
- 3
- Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong môn đẩy tạ lưng hướng ném cho nam học sinh lớp 11 trường THPT quảng xương II thanh hoá
- 31
- 1
- 12
- Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học đồng diễn thể dục cho sinh viên k45 khoa giáo dục quốc phòng giáo dục thể chất trường đại học vinh
- 33
- 0
- 0
- Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp xây dựng ý thức tự học nhằm nâng cao chất lượng môn học thể dục cơ bản và thể dục thực dụng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên khoa giáo dục thể chất
- 25
- 1
- 5
- Nghiên cứu lựa chọn một số hình thức tập luyện nhằm nâng cao hiệu quả môn học tự chọn bóng đá cho học sinh trường THPT đô lương i
- 41
- 613
- 2
- Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh trường THPT quỳnh lưu II huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an
- 28
- 1
- 6
- Nghiên cứu lựa chọn nội dung môn học thể dục tự chọn cho học sinh trường THPT yên định i yên đinh thanh hoá
- 36
- 419
- 0
- Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nữ học sinh lớp 11 trường THPT bán công diễn châu 5 nghệ an
- 31
- 1
- 1
- Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích trong chạy 1500m cho nam học sinh trường THPT triệu sơn III thanh hoá
- 36
- 1
- 11
- Nghiên cứu một số bài tập bổ trợ giúp tiếp thu kỹ thuật đá bóng bằng lòng mu trong bàn chân cho nam học sinh trường THPH dân tộc nội trú thanh hoá
- 38
- 989
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(6.57 MB) - Giáo án vnen 6 môn khoa học tự nhiên hay và chi tiết-300 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Nước
-
Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Nước đặc Biệt Như Thế Nào ? - Mai Rừng
-
Nêu Nhận Xét Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Chất Lỏng , Chất Rắn ? - Thu Hảo
-
[Sách Giải] Bài 19: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng
-
Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Nước Khá đặc Biệt , Em Hãy Tìm Hiểu ... - Hoc24
-
So Sánh Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Chất Khí Với Chất Lỏng, Chất Rắn.
-
Nhận Xét Của Em Về Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Chất Lỏng, Chất Rắn?
-
Giúp Tớ Với Tớ Cần Gấp ạ
-
Lấy Ví Dụ Về Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Chất Rắn, Lỏng, Khí Trong Thực Tế ...
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Là Cơ Sở để đo Nhiệt độ Của Nhiệt Kế Dùng Chất Lỏng
-
Lý Thuyết Vật Lý 6 Bài 19 Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng (Giải Bài Tập Dễ ...
-
[DOC] Ii / đặc điểm Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng.
-
Nêu Các đặc điểm Về Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí Và ...
-
Hãy Rút Ra Kết Luật Về Sự Co Dãn Vì Nhiệt Của Các Chất Lỏng,khí Và Rắn
-
Sự Nở Vì Nhiệt | Physics Quiz - Quizizz