Bài 25. Hệ Thống Phân Loại Sinh Vật - Hoc24

Khi vào trong nhà sách, em dễ dàng tìm được quyển sách mình cần trong cửa hàng vì chúng đã được sắp xếp vào từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?

I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

@591131@@591213@

Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật, hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng tùy theo mục đích phân loại.

Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định.

Phân loại sinh học rất cần thiết vì:

  • Xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn.
  • Làm rõ được sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại.
  • Thể hiện được mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

II. Hệ thống phân loại sinh vật

Đậu Hà Lan

Hoa sen

Hoa tulip

Khỉ

Một số loài sinh vật

  • Thế giới sống được chia thành các bậc phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi hoặc giống (ở động vật gọi là giống, thực vật gọi là chi) rồi đến loài.

Ví dụ về phân loại của hoa li và hổ Đông Dương trong các đơn vị phân loại

@591782@

❗Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được khoảng gần 2 triệu loài sinh vật khác nhau. Mỗi loài được đặt một tên khoa học khác nhau và không loài nào trùng với loài nào. Tên khoa học của loài là tên kép được viết nghiêng gồm hai phần: phần thứ nhất là tên chi (giống), phần thứ hai là tên loài thuộc chi (giống) đó. Ví dụ: con ong mật có tên khoa học là Apis cerana. Apis: là tên giống (viết hoa chữ cái đầu tiên; cerana: là tên loài thuộc giống đó (viết thường).

Ong mật có tên khoa học là Apis cerana

III. Giới và hệ thống phân loại năm giới

Giới sinh vật được coi là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật với những đặc điểm nhất định. Các nhà khoa học đã phân chia sinh vật ra thành năm giới.

Thực vật

Nấm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới

@591879@

❗Trước đây, các nhà phân loại học chỉ phân chia sinh vật thành hai giới Thực vật và Động vật. Theo quan điểm hai giới, thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng), còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. Tuy nhiên, với sự phát hiện ra các cơ thể sinh vật (như vi khuẩn), tảo và nấm; từ năm 1969 nhà Khoa học người Mỹ là R. H. Whittaker đã xây dựng và đề xuất một hệ thống phân loại gồm năm giới và được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Hiện nay, một số nhà khoa học đã đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn, lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực.

@591941@

1. Phân loại là sự sắp xếp các đối tượng phân loại có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.

2. Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thưc vật, Nấm, Động vật.

3. Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống) rồi đến loài.

Từ khóa » Sinh Vật được Chia Thành Những Giới Nào