Bài 26: Hệ Thống Làm Mát

  • Trang chủ
  • Chương trình
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  • Đề thi
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  • Tư liệu
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  1. Trang chủ
  2. Công Nghệ 11
  3. Chương 6: Cấu Tạo Của Động Cơ Đốt Trong
  4. Bài 26: Hệ thống làm mát
Bài 26: Hệ thống làm mát
  • Lý thuyết
  • 5 Trắc Nghiệm
  • 3 BT SGK

Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu và hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Trong đó, hệ thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng , nhiệm vụ của nó chính là làm mát các chi tiết xung quanh buồng cháy để đảm bảo động cơ làm việc bình thường, tăng tuổi thọ cho động cơ. Vậy cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát xảy ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi nôi dung Bài 26: Hệ thống làm mát để nắm rõ hơn kiến thức phần này nhé.  Chúc các em học tốt.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệm vụ và phân loại

1.1.1, Nhiệm vụ

  • Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi động cơ hoạt động.

1.1.2, Phân loại

  • Phân loại theo chất làm mát có 2 loại:

    • Hệ thống làm mát bằng không khí.

    • Hệ thống làm mát bằng nước

    

Hệ thống làm mát bằng nước                            Hệ thống làm mát bằng không khí.

1.2. Hệ thống làm mát bằng nước

1.2.1, Cấu tạo

 Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức

1.2.2, Nguyên lý làm việc

  • Sơ đồ khối hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) nhỏ hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt đóng đường ống không cho NLM về két nước (5), mở hoàn toàn đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) bằng nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở một phần đường ống cho NLM về két nước (5) để làm mát nước và mở một phần đường ống nước (8) cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

  • Khi nhiệt độ nước làm mát (NLM) lớn hơn nhiệt độ quy định

    • Van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường ống cho NLM về két nước (5) đến két làm mát để làm mát nước, đóng đường ống nước (8) không cho NLM về trước bơm nước.

    • Bơm nước đưa NLM vào làm mát động cơ.

1.3. Hệ thống làm mát bằng không khí

1.3.1, Cấu tạo  

  • Cánh tản nhiệt.

  • Quạt gió.

  • Tâm hướng gió.

  • Vỏ bọc, cửa thoát gió.

1.3.2, Nguyên lý làm việc

  • Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới cánh tản nhiệt rồi tản ra ngoài không khí.

  • Nhờ có cánh tản nhiệt nên động cơ được làm mát nhanh hơn. 

  • Đối với các động cơ đặt tĩnh tại hệ thống còn sử dụng quạt gió → làm tăng tốc làm mát → đảm bảo làm mát đồng đều cho động cơ. 

       

Động cơ làm mát bằng không khí

Bài tập minh họa

   

Bài 1: 

Khi động cơ hoạt động, van hằng nhiệt mở cửa thông về két làm mát trong trường hợp nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép.

B. Nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép.

C. Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

D. Van hằng nhiệt mở thường xuyên.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án C

    • Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép.

Bài 2:

Hệ thống làm mát bằng nước thuộc phương pháp làm mát nào sau đây?

A. Đối lưu tự nhiên

B. Tuần hoàn cưỡng bức

C. Bốc hơi

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án D

    • Cả 3 phương pháp trên đều đúng.

Bài 3:

Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng? Tại sao?

Hướng dẫn giải

  • Yếm xe có mục đích hướng gió vào làm mát động cơ. Do đó khi tháo ra xe bạn sẽ bị nóng máy & hao nhiên liệu. 

  • Nhiên liệu (xăng /dầu) được phun vào xilanh với áp suất cao nhằm cho việc bốc hơi nhanh - tạo nên 1 hỗn hợp khí cháy nhanh & đồng bộ - quá trình cháy diễn ra 1 cách hoàn thiện - động cơ phát huy hoàn toàn công suất. 

  • Trong hệ thống nhiên liệu thường có bầu lọc tinh & lọc thô. Lọc tinh nhằm loại bỏ các tạp chất có trong nhiên liệu mà lọc thô chưa loại ra được và cung cấp cho bơm cao áp hay bộ chế hòa khí nguồn nhiên liệu sạch và làm tăng tuổi thọ cho động cơ.

3. Luyện tập Bài 26 Công Nghệ 11 

Như tên tiêu đề của bài Hệ thống làm mát​​​​​​​​​ , sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Nắm được nhiệm vu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát.

  • Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm mát bằng nước dạng tuần hoàn cưỡng bức. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá nhiệt độ giới hạn thì:

    • A. Van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm
    • B. Van hằng nhiệt đóng cả 2 đường
    • C. Van hằng nhiệt mở đường nước về két
    • D. Van hằng nhiệt mở cả 2 đường
  • Câu 2:

    Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào được xem là quan trọng nhất?

    • A. Các chi tiết làm mát
    • B. Két làm mát
    • C. Van hằng nhiệt
    • D. Cánh tản nhiệt

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 118 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 118 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 118 SGK Công nghệ 11

4. Hỏi đáp Bài 26 Chương 6 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

  • 0
  • 0
  • 3,341
Hồng Phong

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

BÀI TRƯỚC
Bài 25: Hệ thống bôi trơn
BÀI KẾ TIẾP
Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng

Tham khảo thêm

  • Bài 22: Thân máy và nắp máy
  • Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
  • Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
  • Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
  • Bài 29: Hệ thống đánh lửa
  • Bài 30: Hệ thống khởi động
  • Bài 31: Thực hành Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong
  • Bài 31: Thực hành Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong

Bình luận

Bài viết đọc nhiều

Bài viết cũ mà hay

Có Thể Bạn Quan Tâm ?

Copyright © Howto.vn. Thiết kế web bởi Sonic Team Quảng cáo với chúng tôi Phản hồi tocbot.init({ tocSelector: '.toc', contentSelector: '.the-article-content', headingSelector: 'h2, h3, h4', hasInnerContainers: true, linkClass: 'toc-link', }); $('.sidebar').stickySidebar({ topSpacing: 60, bottomSpacing: 60 });

Từ khóa » Hệ Thống Làm Mát Bằng Không Khí Công Nghệ 11