BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO) - Sinh Học 11

BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ( TIẾP THEO)

 

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:

   a) Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

        - Gặp ở động vật có xương sống :cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.

- Tạo thành ống sau lưng con vật :Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.

-  Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.

 

 

 

 

 

 

 

 

             Cấu tạo của não

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Hệ thần kinh dạng ống ở người

                  1. Não

                  2. Tủy sống

                  3. Hạch thần kinh

                  4. Dây thần kinh

 

    b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

        - Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.

-Phản xạ đơn giản:

        Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển

Vd: kim châm( tay giật lại ngay),…

-Phản xạ phức tạp:

    Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não

Vd: khi gặp chó dại( đầu ta nghĩ ngay cách tránh con chó ấy), rắn độc,…

 

                           

 

 

 

 

 

 

 

              Sơ đồ cung phản xạ ở người

SO SÁNH PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN – PHẢN XẠ PHỨC TẠP

 

PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN (KHÔNG ĐIỀU KIỆN)

PHẢN XẠ PHỨC TẠP (CÓ ĐIỀU KIỆN)

1/ VD: Kim nhọn đâm vào ngón tay

2/ Cung phản xạ gồm:

- Bộ phận tiếp nhận da: Thụ quan đau

- Sợi cảm giác của TK tủy

- Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Tủy sống

- Sợi vận động của TK tủy

- Bộ phận thực hiện:Các cơ ngón tay

3/ Đặc điểm:

- Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh

- Do tủy sốnghạch thần kinh

- Mang tính chất di truyền sinh ra đã có

Đặc trưng cho loài

- Rất bền vững

 

1/ VD: đang đi bất ngờ gặp chó dại

2/ Cung phản xạ

-Bộ phận tiếp nhận: Mắt

-Sợi cảm giác

-Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Não

-Sợi vận động

-Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay

3/ Đặc điểm:

-Số lượng lớn tế bào thần kinh

-Do hệ thần kinh trung ương

-Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có phải học tập, rút kinh nghiệm

-Không đặc trưng

-Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi

 

 

B. BÀI TẬP MẪU:

 Câu 1. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :

A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ

B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh

C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ

D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác

Đáp án: B

Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự : tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh

Câu 2. Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng        B. hạch thân, hạch lưng

C. hạch bụng, hạch lưng        D. hạch ngực, hạch bụng

Đáp án: D

Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

Câu 3. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh

A. đầu         B. lưng        C. bụng        D. ngực

Đáp án: D

Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh ngực

Câu 4. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

Đáp án: C

Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

 

Câu 5. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ?

(1) phản ứng chậm

(2) phản ứng khó nhận thấy

(3) phản ứng nhanh

(4) hình thức phản ứng kém đa dạng

(5) hình thức phản ứng đa dạng

(6) phản ứng dễ nhận thấy

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (4) và (5)        B. (3), (4) và (5)

C. (2), (4) và (5)         D. (3), (5) và (6)

Đáp án: D

(3) phản ứng nhanh

(5) hình thức phản ứng đa dạng

(6) phản ng d nhn thấy

Câu 6. Cho các nội dung sau :

(1) các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh

(2) động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp

(3) phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn

(4) phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể

(5) ngành Ruột khoang

(6) các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể

(7) tiêu tốn nhiều năng lượng

(8) tiết kiệm năng lượng hơn

Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật

A. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8)

B. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7)

C. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8)

D. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8)

Đáp án: C

Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Đáp án: B

Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Câu 8. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

A. từ thức ăn cho cơ thể.

B. và năng lượng cho cơ thể.

C. cho cơ thể.

D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Đáp án: D

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

 

 

Câu 9.Tiêu hóa là quá trình: 

A.  làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

B.  tạo các chất dinh dưỡng và NL

C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và  NL

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Đáp án: D

Tiêu hóa là quá trình: biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

 

10. Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa :

A. trong không bào tiêu hóa.  

B.trong túi tiêu hóa

C. trong ống tiêu hóa.                    

D. cả A và C

Đáp án: A

Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa : trong không bào tiêu hóa.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

 Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

Câu 2. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng

D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 3. Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa

(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Trong các phát biểu sau:

(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (3)

Câu 5. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 6. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 7. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể

B. nằm dọc theo lưng và bụng

C. nằng dọc theo lưng

D. phân bố ở một số phần cơ thể

Đáp án: A

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể

Câu 8. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

B. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng

C. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ

D. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

Câu 9. Trong các nội dung sau:

(1) cơ rút chất nguyên sinh

(2) chuyển động cả cơ thể

(3) tiêu tốn năng lượng

(4) hình thành cung phản xạ

Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là:

A. (1), (2) và (4)         B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)         D. (1), (3) và (4)

Câu 10. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

                                 

                                    BẢNG ĐÁP ÁN

 

1D

2C

3D

4D

5B

6B

7A

8B

9B

10D

 

 

 

Bài viết gợi ý:

1. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

2. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 29: Điện Thế Hoạt Động Và Sự Lan Truyền Xung Thần Kinh

3. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)

4. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM

5. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 28: Điện thế nghỉ

6. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 24: Ứng động

7. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 23: Hướng động

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 27