Bài 3+4 : Đơn Thức – Đơn Thức đồng Dạng Cộng

Bài 3+4

Đơn thức – Đơn thức đồng dạng Cộng – trừ Đơn thức đồng dạng

–o0o–

ĐƠN THỨC :

Đơn thức là biểu thức đại số gồm một số, hoặc một biến, hoặc tích giữa các số và các biến

Ví dụ :

biểu thức đại số A = 2011 gồm một số 2011.

biểu thức đại số B = x gồm biến x .

biểu thức đại số B = -3x2y5 gồm tích giữa số -3 và hai biến x, y  .

Đơn thức thu gọn :

Đơn thức thu gọn là Đơn thức gồm tích giữa một số và các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Trong đó số là hệ số và phần còn lại gọi là phần biến.

Bậc của đơn thức :

Bậc của đơn thức có hệ số khác 0. Là tổng các số mũ của tất cả các biến.

Lưu ý :

  • Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
  • Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.

Nhân hai đơn thức :

Quy tắc : Ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.

Hai Đơn thức đồng dạng :

Hai Đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và cùng phần biến.

Cộng – trừ Đơn thức đồng dạng :

Quy tắc :

Cộng – trừ các đơn thức đồng dạng, ta Cộng (trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên  phần biến.

=================================

BÀI TẬP SGK :

BÀI 12 TRANG 32 : cho biết hệ số và phần biến của đơn thức .

a)      2,5 x2y có

  • hệ số  : 2,5
  • phần biến : x2y

b)      0,25 x2y2 có

  • hệ số  : 0,25
  • phần biến : x2y2

BÀI 13 TRANG 32 : tính tích của các đơn thức sau đó tìm bậc đơn thức thu được :

  1. (-\frac{1}{3} x2y ).(2xy3) = (-\frac{1}{2}.2)(x2.x)(y.y3) = -\frac{2}{3} x3y4 bậc đơn thức : 3 + 4 = 7
  2. (\frac{1}{4} x3y ).(-2x3y5) = (\frac{1}{4}.-2)(x3.x3)(y.y5) = -\frac{1}{2} x6y6

bậc đơn thức : 6 + 6 = 12

BÀI 17 TRANG 35 : tính giá trị của biểu thức sau tại x = 1 , y = -1

A= \frac{1}{2}x5y – \frac{3}{4}x5y + x5y = (\frac{1}{2}-\frac{3}{4} +1)x5y = \frac{3}{4} x5y

Khi x = 1 , y = -1 : A = \frac{3}{4} 15.(-1) = -\frac{3}{4}

=============================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN :

BÀI 1 : tính tích của các đơn thức sau đó tìm bậc đơn thức thu được

A = (\frac{3}{7} x4y3 ). (-\frac{14}{3} x6y5 )

BÀI 2 : cho đơn thức : B = 5x4y3(-2 x2y4)(-6x2y3)

a)      tính tích của các đơn thức sau đó tìm bậc đơn thức thu được

b)      tính giá trị của đơn thức tại x = 1 , y = -1

BÀI 3 : tính giá trị của biểu thức C tại x = 0,5 , y = -2

C = 9x2y3 + 5x4y3– 3x4y3  – 4x4y3

Hướng dẫn giải chi tiết các dạng toán chương đa thức : link.

============================== ĐỀ THI :

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

TOÁN 7

BÀI 1 (2 điểm ) : điểm kiểm tra 1 tiết môn toán của lớp 7A được ghi như sau :

9 10 5 6 7 6 5 7 8 10
10 5 8 7 9 9 6 9 8 5
7 7 8 6 9 1 7 2 7 6
  1. Dấu hiệu ở đây là gì ?
  2. Lập bảng tần số.

BÀI 2 (1,5 điểm ): tính giá trị của biểu thức sau :

A = \frac{2}{3} x2y3 – \frac{5}{3} x2y3 + \frac{7}{2} x2y3 + 5 tại x = -1, y = -1

BÀI 3 (2 điểm ) : cho đơn thức sau :

A = (-4x3y2z)( \frac{-2}{3} x2y3)3xy

  1. Thu gọn đơn thức A.
  2. Chỉ ra phần hệ số, phần biến, bậc của đơn thức.

Bài 4 (4,5 điểm ) :

Cho tam giác ABC cân tại A. gọi D là trung điểm của BC. từ D kẻ DE vuông góc AB (E thuộc AB), DF vuông góc AC (E thuộc AC). Chứng minh rằng :

  1. ΔABD = ΔACD
  2. AD \bot BC.
  3. Cho AC = 10cm, BC = 12cm. tính AD.
  4. ΔDEF cân.

HẾT.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Cách Cộng Trừ đơn Thức đồng Dạng