Bài 3: Từ Láy - HỌC VĂN
Có thể bạn quan tâm
Update: 29/9/2019
By: Nguyễn Hải Yến | hocvan.home.blog
MỤC TIÊU:
– Trình bày được thế nào là từ láy.
– Phân biệt được các loại từ láy và đưa ra ít nhất một ví dụ cho mỗi loại
– Phân biệt được từ láy và từ ghép.
– Tạo lập được từ láy và đặt được câu với chúng.
– Viết được đoạn văn khoảng 6 câu có sử dụng từ láy.
I. KHÁI NIỆM:
– Từ láy là từ:
+ Có từ 2 tiếng trở lên.
+ Giữa các tiếng có mối quan hệ về âm, tức là tác động về mặt âm thanh vào tiếng gốc để tạo ra một tiếng láy rồi ghép chúng lại với nhau.
II. PHÂN LOẠI:
– Căn cứ vào số lượng tiếng:
+ Láy đôi: xinh xắn.
+ Láy ba: tuốt tuồn tuột.
+ Láy tư: rủng rà rủng rỉnh.
– Căn cứ vào phương thức láy:
+ Láy toàn bộ: xinh xinh, đo đỏ, trăng trắng…
(Lưu ý: đo đỏ, trăng trắng vẫn được coi là láy toàn bộ dù giữa các tiếng có sự khác biệt về mặt thanh điệu. Ở đây, thanh điệu của tiếng láy đã được biến đổi so với tiếng gốc để đạt hiệu quả hài hòa về âm thanh).
+ Láy phụ âm đầu: long lanh, xinh xắn…
+ Láy vần: lao xao, tấp nập…
III. NGHĨA CỦA TỪ LÁY:
– Một số từ láy được hình thành từ sự mô phỏng âm thanh/ nhại lại âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thực tế.
Ví dụ: oa oa, đùng đùng, meo meo, lộp độp, róc rách, bình bịch…
– Từ láy có nghĩa sắc thái hóa: nghĩa của từ láy có thể mạnh hơn hoặc giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc.
Vd: đo đỏ – đỏ: “đo đỏ” nhạt hơn so với “đỏ”.
Khe khẽ – khẽ: “khe khẽ” nhẹ hơn so với “khẽ”.
Vàng vọt – vàng: “vàng vọt” mạnh hơn so với “vàng”.
=> Sử dụng từ láy, ta có thể miêu tả sự vật một cách chính xác hơn, cụ thể hơn.
*Mẹo phân biệt từ láy với từ ghép:
– Câu hỏi 1: [LẶP] Có bộ phận nào được lặp lại không? => nếu không lặp: không thể là từ láy.
– Câu hỏi 2: [NGHĨA]
+ Nếu tất cả các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép.
Vd: xa lạ: xa có nghĩa, lạ có nghĩa => xa lạ là từ ghép.
+ Nếu một trong các tiếng không có nghĩa mà chỉ lặp lại âm của tiếng kia thì đó là từ láy.
Vd: sung sướng = sướng, vui => sướng có nghĩa, sung bị biến đổi nghĩa (không còn chỉ quả sung) => sung sướng là từ láy.
Lưu ý: đừng thấy một trong các tiếng không có nghĩa mà kết luận đó là từ láy. Đừng quên câu hỏi 1 – có bộ phận nào được lặp lại hay không?
VD: “vườn tược” là từ ghép, chỉ vườn nói chung. Trong từ “vườn tược”, tiếng “tược” không có nghĩa nhưng ta không thể xếp nó vào từ láy vì không có bộ phận nào được lặp lại. Trên thực tế, nếu truy xét nguồn gốc xa xưa, tiếng “tược” cũng giống như nhiều tiếng khác trong tiếng Việt đã từng có nghĩa. Nhưng theo thời gian, chúng bị mờ nghĩa, thậm chí mất hẳn nghĩa.
BÀI TẬP
Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại bên dưới: long lanh, ù ù, lác đác, tim tím, loanh quanh, lao đao, vui vẻ, nóng nực, rì rầm, nhức nhối, xấu xa.
Bài 2: Tìm các từ láy trong đoạn văn sau và phân loại chúng.
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”
(Lá rụng – Khái Hưng)
Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- xa xăm/ xa xôi.
Câu 1: Cám ơn chị đã không quản ngại đường sá …………………. đến thăm chúng tôi.
Câu 2: Chị thở dài, ánh mắt nhìn …………………
- Rì rào/ thì thào.
Câu 1: Cậu bé ………………… nói với cha điều gì đó.
Câu 2: Hàng phi lao …………………… kể cho cô bé nghe những câu chuyện về biển.
- Man mác/ Man mát.
Câu 1: Hoàng hôn buông xuống gợi một nỗi buồn …………….………..
Câu 2: Một làn gió …………………… xuất hiện giữa lúc trời đang nắng gắt khiến người ta cảm thấy thật dễ chịu.
Bài 4: Đặt hai câu văn, trong mỗi câu có sử dụng ít nhất 1 từ láy (gạch chân dưới từ láy đó).
Share this:
Từ khóa » Khe Khẽ Có Phải Là Từ Láy Không
-
Từ Khe Khẽ Thuộc Lọai Từ GìA.từ Láy Bộ PhậnB.từ Láy Toàn BộC.từ Ghép ...
-
Khe Khẽ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "khe Khẽ" - Là Gì?
-
'khe Khẽ' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nhờ Các Thầy Cô Tìm Giúp Các Từ Ghép,từ đơn, Từ Láy. Rất Cảm ơn
-
Khe Khẽ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Khẽ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Trong Dãy Từ Dưới đây Em Hãy Phân Loại Từ Láy Bộ Phận Và Từ Láy ...
-
Dòng Nào Dưới đây Chỉ Gồm Các Từ Láy? A. Bảng Lảng, Khẽ Khàng ...
-
Từ Láy