BÀI 3: Ván Cờ Ý Yên Tĩnh Và Sôi động (phần 1) - Khai Cuộc
Có thể bạn quan tâm
I.Theo dòng lịch sử
Ván cờ Ý (còn có tên gọi khác là Giuoco Piano) được xem là khai cuộc lâu đời nhất được ghi nhận cho đến nay. Vào đầu thế kỷ 16, danh thủ Bồ Đào Nha Damiano đã chơi khai cuộc này và giành không ít thắng lợi. Danh thủ người Ý Greco tiếp tục phát triển Ván cờ Ý vào đầu thế kỷ 17. Khai cuộc này phổ biến trong thế kỷ 19 nhưng dần ít được chơi vì các nghiên cứu khai cuộc hiện đại chỉ ra rằng nó mang lại nhiều lợi thế cho Trắng.
Tuy nhiên, trong các ván đấu cờ vua thời hiệu đại, nhiều Đại kiện tướng Quốc tế tiếp tục khai quật và thành công với thể loại khai cuộc này. Những kỳ thủ này là các nhà vô địch thế giới thứ 12 (Anatoly Karpov) và 13 (Garry Kasparov) cùng những kỳ thủ hiện tại như Vladimir Kramnik, Viswanathan Anand và gần đây nhất là Magnus Carlsen trong chiến thắng trước Hikaru Nakamura.
II.Diễn biến khai cuộc
Ván cờ Ý khởi đầu với 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 (hình 1).
Hình 1 – Thế cờ ban đầu Ván cờ Ý
Ý tưởng của khai cuộc này:
·Trắng nhanh chóng phát triển quân để nhập thành và đánh chiếm khu vực trung tâm.
·Cả hai bên gây áp lực lên chốt f7 và f2.
·Hai bên tranh giành khu trung tâm và tốc độ phát triển quân.
·Cuộc chiến của những đấu thủ giỏi chiến thuật.
Các phương án thường gặp:
4.c3 – Phương án Greco
4.d3 – Phương án Giuoco Pianissimo hay còn gọi làÝ yên tĩnh
4.b4 – Gambit Evans, loại gambit rất phổ biến ở giai đoạn đầu cờ vua phát triển và vẫn còn được áp dụng trong các ván cờ nhanh chớp ngày nay.
4.0-0 – Phương án phổ biến cho các bạn mới tập chơi cờ vua, có thể hướng đến Gambit Max Lange.
1.Phương án Greco (4.c3)
a.Biến 4…He7
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 He7 (hình 2)
Hình 2 – Thế cờ sau 4.He7
Nếu Đen chơi 4...d6? thì Trắng sẽ hoàn toàn chiếm trung tâm với 5.d4 exd4 6.cxd4 Tb67.Mc3 Mf6 8.0–0 0–0 9.Tb3 Tg4 10.Te3 Xe8 11.Hd3 Th5 12.Md2 Mg4 13.Md5 Mxe3 14.fxe3±
Chúng tiếp tục biến chính với:
5.d4 Tb6
Nếu Đen vội vàng 5...exd4 thì sẽ trúng đòn tấn công khó chịu của Trắng với 6.0–0 dxc3 (6...d3 7.b4 Tb6 8.e5 d6 9.Tg5 f6 10.exf6 gxf6 11.Xe1 Me5 12.Mxe5 dxe5 13.Hh5+ Vd8 14.Th4 a5 15.Xxe5 Hf8 16.Txg8 Xxg8 17.Xe8+!) 7.Mxc3 d6 8.Md5! Hd8 9.b4! Tb6 10.Tb2 (hình 3)
Hình 3 – Trắng tấn công mạnh trong thế biến trên
6.0–0 Mf6 7.Xe1 d6 8.a4 a6 9.h3 h6 10.Te3 g5 11.dxe5 dxe5 12.Txb6 cxb6 13.Mh2 Te6= (hình 4)
Hình 4 – Thế cờ cân bằng sau nước 13
b.Biến 4…Mf6 thông thường
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 Mf6 (hình 5)
Hình 5 – Tiến 4…Mf6
Trong phần này, chúng ta cùng xem biến 4…Mf6 với thế biến thông thường, không có hy sinh quân. Hai bên tập trung phát triển quân, tranh giành trung tâm.
5.d4 exd4
Nếu Đen chơi sai lầm 5...Tb6? thì 6.dxe5 Mxe4 7.Hd5+- và Trắng hơn quân.
6.cxd4 Tb4+ 7.Td2 (hình 6)
Hình 6 – Biến 7.Td2
7…Txd2+
Nếu 7...Mxe4 8.Txb4 Mxb4 9.Txf7+ Vxf7 10.Hb3+ d5 11.Me5+ Ve6 12.Hxb4 c5 thế cờ có lợi cho Đen dù Vua đứng tại trung tâm; hoặc 7...d5 8.exd5 Mxd5 9.Txb4 Mcxb4 10.Hb3 He7+ 11.Vf1=
8.Mbxd2 d5! (nước đánh tốt nhất cho Đen để cân bằng thế trận.
Trắng sẽ có ưu thế nếu Đen chơi 8...Mxe4 9.d5 Mxd2 10.Hxd2 Me7 11.d6 cxd6 12.0–0–0
9.exd5 Mxd5 10.Hb3 Mce7 11.0–0 0–0 12.Xfe1 c6 13.a4 Hd6 14.Me4 Hf4 15.Mc5 Tf5 16.g3 Hg4 17.Me5 Hxd4 18.Ha3 với thế công cho Trắng (hình 7).
Hình 7 – Trắng có thế công mạnh trong biến trên
c.Biến 4…Mf6 với nước hy sinh chốt của Trắng
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 Mf6 5.d4 exd4 6.cxd4 Tb4+ 7.Mc3 Mxe4 (hình 8)
Hình 8 – Biến hy sinh chốt e4 của Trắng
8.0–0 Txc3
Nếu Đen chơi 8...Mxc3, Trắng có thể tấn công mạnh với 9.bxc3 Txc3 10.Txf7+ Vxf7 11.Tg5 Hg8 12.Hb3+ Vf8 13.Hxc3. Trắng hơi ưu.
9.d5! (nước đi ngăn cản chốt d của Đen chiếm ô d5, Trắng kiểm soát Trung tâm)
9…Tf6 10.Xe1 Me7 11.Xxe4 d6 12.Tg5 Txg5 13.Mxg5 0–0 14.Mxh7!? (hình 9)
Hình 9 – Nước hy sinh quân tấn công Vua của Trắng
Đen buộc phải bắt quân và đánh thật chính xác mới đảm bảo không thua trong biến này.
14…Vxh7 15.Hh5+ Vg8 16.Xh4 f5 (nước chính xác)
Cũng có thể chơi 16...f6 17.g4 Xe8 18.Td3 Vf8 19.Hh8+ và chiếu vĩnh viễn hòa cờ.
17.Hh7+ Vf7 18.Xh6 Xg8 19.Xe1 Hf8
Sẽ sai lầm khi 19...Td7 20.Xee6 Txe6 21.dxe6+ Ve8 22.Xg6+-; 19...Vf8 20.Xh3 Td7 (20...f4 21.Xh4 g5 22.Xh6 Mf5 23.Xe8+) 21.Xhe3 Mc8 22.Td3 Hf6 23.Txf5 Hxf5 24.Xe8+ Txe8 25.Hxf5+ Tf7 26.Hg5 g6 27.Xe3 và Trắng có ưu thế thắng.
20.Tb5 Xh8 [20...a6 21.Xee6+-] 21.Hxh8 gxh6 22.Hh7+ Vf6 23.Xxe7 Hxe7 24.Hxh6+ chiếu vĩnh viễn hòa cờ.
2.Phương án Ý yên tĩnh
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.d3 (hình 10)
Hình 10 – Ván cờ Ý thế biến yên tĩnh
4…Mf6 5.Mc3 d6 6.Tg5 h6 7.Txf6 Hxf6 8.Md5 Hd8 9.c3 a6! 10.d4 exd4 11.cxd4 Ta7 12.h3 0–0 13.0–0 Te6 14.Xc1 Ma5 15.Td3 c5= với khả năng phản công vào trung tâm của Đen (hình 11).
Hình 11 – Biến chính của thế biến yên tĩnh trong Ván cờ Ý
Chúng ta sẽ cùng xem phần 2 với Gambit Evans và Gambit Max Lange trong bài viết tuần sau.
Huấn luyện viên cờ vua Quốc gia QUÁCH PHƯƠNG MINH
Từ khóa » Khai Cuộc Cờ Vua ý
-
Cờ Vua: Khai Cuộc Italy (Tập 1) - YouTube
-
Khai Cuộc Cờ Vua - Ván Cờ Italia (Italian Opening) - YouTube
-
Học Khai Cuộc Cùng The CHESS HOUSE: KHAI CUỘC ITALIAN
-
Bài 1: Tổng Quan Về Khai Cuộc
-
Bài 23: Khai Cuộc ITALIAN - Trung Tâm đào Tạo Cờ Vua T-CHESS
-
Khai Cuộc Cờ Vua: Nguyên Tắc, Chiến Lược, Phương Pháp
-
Khai Cuộc Cờ Vua - Ván Cờ Italia (Italian Opening) | Hocviencanboxd
-
Tổng Quan Về Khai Cuộc Thoáng - Blog Cờ Vua
-
Bí Quyết Chiến Thắng Thần Tốc Với Các Bẫy Khai Cuộc Cờ Vua
-
Bẫy Khai Cuộc Trong Cờ Vua Là Gì? Các Thế Khai Cuộc Hay
-
Cách Khai Cuộc Cờ Vua - Tutukit